Slide bài giảng Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 14: Nông sản quê em

Slide điện tử Bài 14: Nông sản quê em. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 4 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 14: NÔNG SẢN QUÊ EM

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

Đâu là một loại nông sản đặc trưng mà chỉ ở quê em mới có ?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Quan sát, nhận biết
  • Thực hành, sáng tạo
    • Hướng dẫn học sinh thực hành 
    • Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo
  • Luyện tập 
  • Vận dụng 

 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Quan sát, nhận biết

GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:

Quan sát Hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 65 SGK và cho biết:

  • Tên mỗi loại nông sản,
  • Mỗi loại nông sản có hình dạng giống với khối cơ bản nào?
  • Màu sắc đặc trưng của mỗi loại nông sản.
  • Quả nào có bề mặt nhẵn, mịn, thô ráp?
  • Quê hương em có những loại nông sản nào nổi tiếng?
  • Những loại nông sản nào xuất hiện trong bức tranh “Hoa trái quê hương" của hoạ sĩ Lê Thị Kim Bạch". Những nông sản này có nhiều ở vùng nào?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒMQuan sát, nhận biếtThực hành, sáng tạoHướng dẫn học sinh thực hành Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạoLuyện tập Vận dụng  HÌNH THÀNH KIẾN THỨC1. Quan sát, nhận biếtGV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:Quan sát Hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 65 SGK và cho biết:Tên mỗi loại nông sản,Mỗi loại nông sản có hình dạng giống với khối cơ bản nào?Màu sắc đặc trưng của mỗi loại nông sản.Quả nào có bề mặt nhẵn, mịn, thô ráp?Quê hương em có những loại nông sản nào nổi tiếng?Những loại nông sản nào xuất hiện trong bức tranh “Hoa trái quê hương  của hoạ sĩ Lê Thị Kim Bạch

Sản phẩm dự kiến:

+  Các loại nông sản: măng cụt, ổi, na, chuối, bí ngô, lúa, chôm chôm, ngô.

+ Hình cầu: mãng cầu, ổi, na, bí ngô, chôm chôm.

+ Hình trụ: chuối, ngô.

+ Hình ovan: cây lúa.

+ Măng cụt có vỏ tím đậm, ổi có vỏ xanh, na có mắt màu xanh, chuối xanh có màu xanh khi chín ngả vàng, bí ngô có màu vàng cam, lúa non màu xanh khi chín màu vàng, chôm chôm màu đỏ, ngô màu vàng.

+ Qủa có bề mặt nhẵn, mịn là: măng cụt, ổi, bí ngô, lúa, ngô, chuối.

+ Qủa có bề mặt thô ráp: na, chôm chôm.

+ Những loại nông sản nào xuất hiện trong bức tranh “Hoa trái quê hương" của hoạ sĩ Lê Thị Kim Bạch" là măng cụt, chôm chôm, bòn bon, vú sữa, thanh trà. Các loại quả này có nhiều có nhiều ở vùng Nam Bộ.

2. Thực hành, sáng tạo

Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành

GV đưa ra câu hỏi: 

HS quan sát hình ảnh minh hoạ và trả lời câu hỏi:

  • Có những loại nông sản nào xuất hiện trong hình minh họa?
  • Các loại nông sản trong hình minh họa được thể hiện bằng chất liệu nào?
  • Màu sắc của mỗi loại nông sản ở sản phẩm.
  • Kho hình ảnh cần nhiều hay ít các sản phẩm nhỏ?
  • Em nhận ra các sản phẩm được tạo nên bằng hình thức thực hành nào?
  • Em cần chuẩn bị đồ dùng, vật liệu nào để thực hành
  • Em hãy nêu cách tạo bộ sưu tập hình ảnh về nông sản.

Sản phẩm dự kiến:

+ Các loại nông sản có trong tranh là dứa. Ngô, lúa, roi, măng cụt, cà tím, khoai, dừa, chuối, cà chua.

+ Kho hình ảnh có thể được tạo nên từ việc vẽ.

+ Màu sắc mỗi loại nông sản có sự hài hòa, đúng với màu sắc của các loại quả trong thực tế.

+ Kho hình ảnh cần nhiều các sản phẩm nhỏ.

+ Vật dụng, vật liệu cần chuẩn bị là: bìa cứng, giấy trắng, kho hình ảnh nông sản, kéo, keo dán

+ Cách tạo bộ sưu tập hình ảnh về nông sản:

  • Bước 1: dùng keo dán cạnh của các tờ giấy lại với nhau tạo thành 1 dải liên tiếp. Dán hai đầu dải giấy leê 2 tấm bìa cứng.
  • Bước 2: dán hình ảnh nông sản vào các mặt giấy, trang trí và hoàn thiện sản phẩm.

Nhiệm vụ 2. Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo

HS cùng thảo luận và trả lời câu hỏi:

Em hãy tạo sản phẩm mĩ thuật về đề tài nông sản quê em

Sản phẩm dự kiến:

HS lắng nghe, thực hiện.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Đâu không phải tên một loại nông sản ? 

  1. Quả mãng cầu
  2. Quả mít
  3. Quả vải
  4. Quả bóng

Câu 2: Nhắc tới Tây Nguyên người ta thường nhắc tới loại nông sản nào ? 

  1. Lúa nước
  2. Vải thiều
  3. Xoài cát 
  4. Cà phê 

Câu 3: Tạo ra một sản phẩm mĩ thuật về nông sản thì có lợi ích gì ? 

  1. Quảng bá về nông sản quê hương
  2. Bán được nhiều tiền
  3. Không có lợi ích gì
  4. Vẽ để bớt buồn chán 

Câu 4: Việt Nam nổi tiếng với loại nông sản nào nhất trên thế giới ? 

  1. Quả dứa
  2. Bắp ngô 
  3. Gạo 
  4. Chuối

Câu 5: Bức tranh Hoa trái quê hương là sảm phẩm của họa sĩ nào ? 

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒMQuan sát, nhận biếtThực hành, sáng tạoHướng dẫn học sinh thực hành Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạoLuyện tập Vận dụng  HÌNH THÀNH KIẾN THỨC1. Quan sát, nhận biếtGV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:Quan sát Hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 65 SGK và cho biết:Tên mỗi loại nông sản,Mỗi loại nông sản có hình dạng giống với khối cơ bản nào?Màu sắc đặc trưng của mỗi loại nông sản.Quả nào có bề mặt nhẵn, mịn, thô ráp?Quê hương em có những loại nông sản nào nổi tiếng?Những loại nông sản nào xuất hiện trong bức tranh “Hoa trái quê hương  của hoạ sĩ Lê Thị Kim Bạch

  1. Tô Ngọc Vân
  2. Trần Văn Cẩn
  3. Xuân Diệu
  4. Lệ Thị Kim Bạch

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

A

D

A

C

D

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:

Câu 1: Tìm hiểu: Miền Bắc nước ta thường trồng lại cây trái nào ? Miền Nam nước ta thường trồng được loại cây trái nào ? 

Câu 2: Tạo một bộ sưu tập hình ảnh nông sản mà em yêu thích và giới thiệu, chia sẻ cho các bạn cùng lớp về thông tin của loại nông sản đó ?