Slide bài giảng Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 12 : Trên cánh đồng quê em
Slide điện tử Bài 12 : Trên cánh đồng quê em. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 4 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 12: TRÊN CÁNH ĐỒNG QUÊ EM
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Miêu tả lại cánh đồng quê hương em ?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Quan sát, nhận biết
- Thực hành, sáng tạo
- Hướng dẫn học sinh thực hành
- Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát, nhận biết
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Quan sát hình 1, 2, 3, 4 (trang 56 SGK) và trả lời câu hỏi:
- Các nhân vật ở trong mỗi bức hình đang làm công việc gì, ở đâu?
- Ngoài hình ảnh các nhân vật còn có những hình ảnh nào khác ở trong mỗi bức hình?
- Màu sắc nổi bật ở mỗi bức hình là gì?
Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 (trang 57 SGK) và cho biết:
- Sự khác nhau về tỉ lệ giữa các hình nhân vật ở sản phẩm 1 và sản phẩm 2.
- Sự khác nhau về màu sắc ở sản phẩm 3 và sản phẩm 4.
Nội dung ghi nhớ:
Hình 1, 2, 3, 4 trang 56:
+ Hình 1: Các bác nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng.
+ Hình 2: Người nông dân đi hái chè.trên cánh đồng chè
+ Hình 3: Người nông dân đang làm muối trên đồng muối.
+Hình 4: Người nông dân đang gặt lúa trên cánh đồng.
+ Các hình ảnh khác như: nhà cửa, cây cối, núi rừng.
+ Màu sắc chủ yếu là màu xanh và vàng.
Hình 1, 2, 3, 4 trang 57:
+ Hình 1: các nhân vật có tỉ lệ chưa cân đối (hình quá to, hình quá nhỏ,...; vị trí các nhân vật rời rạc, chưa tạo được nhóm).
+ Hình 2: các nhân vật có tỉ lệ cân đối với nhau.
+ Hình 3: màu sắc hài hoà (màu sắc các nhân vật trung tâm có độ đậm, nhạt, nóng, lạnh, chi tiết rõ tạo sức hút cho người xem, màu sắc nền đất, trời và cảnh phía sau nhẹ nhàng không chênh nhau về độ đậm, nhạt, nóng, lạnh làm nổi bật nhóm nhân vật chính).
+ Hình 4: màu sắc chưa hài hoà (các mảng màu sắc trên các nhân vật, nền đất, trời, cảnh vật phía sau lẫn vào nhau,...).
2. Thực hành, sáng tạo
Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành
GV đưa ra câu hỏi:
Sử dụng hình ảnh (trang 57, 58, SGK), yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Kho hình ảnh gồm có những hình ảnh, chi tiết nào? Màu sắc của các hình ảnh, chi tiết được thể hiện như thế nào?
- Em hãy nêu cách tạo nên kho hình ảnh.
- Em hãy nêu sự khác nhau ở cách sắp xếp các hình ảnh, chi tiết từ kho hình ảnh.
- Em sẽ sắp xếp hình ảnh, chi tiết nào trước/hình ảnh, chi tiết nào sau?
- Em sắp xếp vị trí của các hình ảnh, chi tiết ở trên sản phẩm như thế nào để tạo nên sự cân đối, hài hoà cho sản phẩm?
Nội dung ghi nhớ:
+ Kho hình ảnh gồm hình người nông dân, cánh đồng, bầu trời, mây, mặt trời.
+ Kho hình ảnh có thể được tạo nên từ việc cắt dán, vẽ.
+ Sắp xếp cánh đồng trước sau đó sắp xếp hình ảnh người nông dân và vẽ thêm các chi tiết bầu trời, mây, mặt trời.
+ Để tạo được sự cân đối cho hình ảnh nên sắp xếp cách hình to phía trước các hình nhỏ phía sau để tạo độ gần xa cho sự vật.
Nhiệm vụ 2. Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo
HS cùng thảo luận và trả lời câu hỏi:
Em hãy sáng tạo sản phẩm mĩ thuật về để tải người lao động trên cảnh đồng theo ý thích.
Nội dung ghi nhớ:
HS lắng nghe, thực hiện.
…
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Đâu là hoạt động thường thấy trên cánh đồng lúa ?
- Gặt lúa
- Ca hát
- Học tập
- Vui chơi
Câu 2: Tác phẩm “Tát nước đồng chiêm” (1958) là tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn thuộc thể loại gì ?
- Tranh màu sáp
- Điêu khắc
- Tranh màu nước
- Tranh sơn mài
Câu 3: Đâu là nội dung không phù hợp khi tạo sản phẩm mĩ thuật về đề tài người nông dân lao động ?
- Gặt lúa chín
- Thu hoạch muối trên cánh đồng
- Tưới nước cho cánh đồng
- Phong cảnh hoàng hôn trên biển
Câu 4: Bước đầu tiên dể tạo sản phẩm mĩ thuật với đề tài người nông dân lao động trên cánh đồng là gì ?
- Lên ý tưởng và vẽ phác thảo
- Vẽ màu có chi tiết lớn
- Vẽ chi tiết nhỏ
- Tô màu và hoàn thiện sản phẩm
Câu 5: Đâu không phải ý nghĩa của những tác phẩm mĩ thuật về hình ảnh người nông dân lao động sản xuất ?
- Khắc họa hình ảnh cuộc sống người nông dân
- Tôn vinh tinh thần lao động
- Bán tranh sẽ được rất nhiều tiền
- Biểu tượng của một nền nông nghiệp giàu đẹp của Việt Nam
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | D | D | A | C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Tìm hiểu và kể tên một số tác phẩm mĩ thuật khác của họa sĩ Trần Văn Cẩn ?
Câu 2: Tạo mọt sản phẩm mĩ thuật về hình ảnh người nông dân trong lao động sản xuất và giới thiệu với mọi người ?