Slide bài giảng Mĩ thuật 4 cánh diều Bài 10: Nhạc cụ dân tộc
Slide điện tử Bài 10: Nhạc cụ dân tộc. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 4 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 10: NHẠC CỤ DÂN TỘC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Kể tên một số loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam mà em biết ?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Quan sát, nhận biết
- Thực hành, sáng tạo
- Hướng dẫn học sinh thực hành
- Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát, nhận biết
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau về hình dạng ở mỗi cặp hình.
Quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 (trang 48 SGK), thảo luận, trả lời câu hỏi:
- Em hãy đọc tên các nhạc cụ.
- Em hãy chỉ ra bộ phận chính của mỗi nhạc cụ dân tộc có hình dạng giống với khối cơ bản nào?
Nội dung ghi nhớ:
CH1:
- Điểm giống nhau: Các hình đều là các hình 3d, được tạo nên từ các các hình khối cơ bản, các hình khối biến thể.
- Điểm khác nhau:
+ Hình 1: Khối lập phương có các mặt là hình vuông. Chậu hoa có 4 mặt bên là hình thang cân, đáy chậu là hình vuông.
+ Hình 2: Khối trụ có các mặt xoay quanh là hình chữ nhật, còn cốc giấy có các mặt bao quanh là hình thang.
+ Hình 3: Khối cầu có các mặt là hình tròn còn quả trứng có hình ô van.
CH2:
+ Hình 1: Đàn bầu – thân đàn có hình trụ
+ Hình 2: Đàn đáy – thân đàn có hình chữ nhật.
+ Hình 3: Trống cơm – trống có hình trụ
+ Hình 4: Đàn Tơ rưng – các phím hình trụ
+ Hình 5: Cồng – có mặt cồng hình tròn.
2. Thực hành, sáng tạo
Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành
GV đưa ra câu hỏi:
- Quan sát hình 1, 2, 3 (trang 49 SGK) và trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi cách thực hành.
- Sản phẩm chiếc trống cơm, chiếc cổng được tạo bởi những vật liệu nào?
- Bộ phận chính của sản phẩm chiếc trống cơm, chiếc cồng có hình dạng của khối nào?
- Sản phẩm chiếc trống cơm, chiếc cổng được trang trí bởi những hoạ tiết nào?
- Em hãy nêu các bước tạo sản phẩm chiếc trống cơm, chiếc cổng.
Nội dung ghi nhớ:
+ Vật liệu:
- Trống cơm: cốc giấy, giấy màu, băng đô, kéo.
- Chiếc cồng: băng dính, giấy màu, kéo, băng đô, bát làm bằng giấy bạc.
+ Hình khối của bộ phận chính
- Trống cơm: hình tròn ở hai đầu và hình chóp cụt ở thân trống.
- Chiếc cồng: có mặt cồng hình tròn.
+ Trống cơm, chiếc cồng được trang trí bằng hoa văn hình tròn, tam giác, chữ nhật, ngôi sao...
+ Các bước tiến hành tạo ra trống cơm:
- Bước 1: lấy băng dính cố định miệng của hai chiếc cốc úp vào nhau.
- Bước 2: tạo các họa tiết trang trí bằng cách cắt giấy thủ công theo ý thích.
- Bước 3: dán các họa tiết đã cắt lên chiếc cốc, cố định 2 đầu của dây ruy băng để tạo dây đeo trống.
+ Các bước tiến hành tạo ra chiếc cồng:
- Bước 1: Cắt giấy màu để tạo các họa tiết trang trí cho chiếc cồng.
- Bước 2: dán các họa tiết đó vào mặt sau của chiếc bát để tạo mặt cồng.
- Bước 3: cố định 2 đầu ruy băng vào miệng bát để tạo ra dây đeo.
Nhiệm vụ 2. Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo
HS cùng thảo luận và trả lời câu hỏi:
Em hãy tạo hình một nhạc cụ dân tộc theo ý thích nào có hình dạng của khối cơ bản biến thể theo gợi ý sau:
- Quan sát, trao đổi với bạn trong nhóm/bên cạnh về ý tưởng thực hành của mình (chọn nhạc cụ để mô phỏng, sử dụng hoạ tiết trang trí,...).
- Hỏi ý tưởng thực hành của bạn/nhóm bạn (bạn chọn nhạc cụ nào để mô phỏng)
Sử dụng vật liệu nào để thực hành,...
Nội dung ghi nhớ:
HS lắng nghe, thực hiện.
…
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Đây là hình khối gì ?
- Hình nón
- Hình cầu
- Hình trụ
- Hình khối
Câu 2: Hình cầu giống với vật dụng gì nhất sau đây ?
- Chậu hoa
- Cái cốc
- Cái ghế
- Quả bóng
Câu 3: Đâu không phải tên một loại cụ dân tộc Việt Nam ?
- Đàn Tơ rưng
- Trống cơm
- Cồng, chiêng
- Kèm trôm - pét
Câu 4: Trống cơm có hình khối gì ?
- Hình tròn
- Hình chữ nhật
- Hình trụ
- Hình cầu
Câu 5: Để làm một chiếc cồng đâu là vật dụng em cần chuẩn bị ?
- Cốc, giấy màu, kéo
- Bát lớn, giấy màu, băng rô, kéo
- Thanh tre, sợi dây, kéo, giấy màu
- Ống trúc, dây đàn, sợ gảy đàn
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | D | C | D | B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Tạo một nhạc cụ mà em yêu thích bằng những vật liệu tái chế ?
Câu 2: Theo em các nhạc cụ dân gian có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt Nam ta ?