Slide bài giảng kinh tế pháp luật 11 kết nối bài 3: Lạm phát
Slide điện tử bài 3: Lạm phát. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn KTPL 11 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 2: LẠM PHÁT
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sau? Vì sao?
a. Giá cả một vài hàng hoá tăng chứng tỏ nên kinh tế đang lạm phát.
b. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
c. Lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.
d. Lạm phát luôn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
Trả lời rút gọn:
- Ý kiến a: Không đồng tình, vì lạm phát chỉ xảy ra khi có sự tăng mức giá chung của các loại hàng hóa, dịch vụ trong một thời gian nhất định. Nếu chỉ một vài hàng hóa tăng giá, chưa thể kết luận nền kinh tế đang trong tình trạng lạm phát.
- Ý kiến b: Đồng tình, vì lạm phát và lãi suất huy động thường có mối quan hệ mật thiết. Khi lạm phát tăng cao và nhanh chóng, đồng tiền mất giá trong khi lãi suất không điều chỉnh, người gửi tiết kiệm sẽ chịu thiệt thòi.
- Ý kiến c: Đồng tình, vì khi lạm phát xảy ra, đồng tiền mất giá, người tiêu dùng chỉ mua được ít hơn so với trước đây với cùng một số tiền.
- Ý kiến d: Không đồng tình, vì lạm phát chỉ gây ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế khi ở mức lạm phát phi mã và siêu lạm phát. Lạm phát ở mức độ vừa phải có thể kích thích phát triển kinh doanh.
Câu 2: Em hãy cho biết những biến động sau đây có thể làm cho lạm phát tăng hay không. Vì sao?
a. Hoạt động xuất khẩu tăng mạnh.
b. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu nhập khẩu trong khi giá của chúng đang tăng cao.
c. Giá xăng tăng cao.
Trả lời rút gọn:
- Trường hợp a:
+ Có thể gây ra lạm phát vì hoạt động xuất khẩu tăng mạnh, dẫn đến tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa. Nếu tổng cầu tăng mà tổng cung không thay đổi, sẽ gây khan hiếm hàng hóa và đẩy giá lên cao, gây lạm phát.
- Trường hợp b và c:
+ Có thể gây lạm phát vì giá nguyên liệu, nhiên liệu và xăng (năng lượng) tăng, làm tăng chi phí sản xuất và giá cả của hàng hóa trên thị trường.
Câu 3: Em hãy thể hiện thái độ của mình đối với hành vi của chủ thể ở các trường hợp dưới đây trong việc chấp hành chủ trương, chính sách nhà nước về lạm phát.
a. Ngân hàng Y muốn duy trì mức lãi suất huy động vốn thấp trong khi Chính phủ đang chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.
b. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, Uỷ ban nhân dân huyện C phát động phong trào tiết kiệm, thắt chặt chỉ tiêu công của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước.
c. Giá cả hàng hoá tiêu dùng tăng cao, thành phố H tăng cường kiểm soát giá và sử dụng hiệu quả mạng lưới phân phối của các siêu thị để bình ổn giá.
Trả lời rút gọn:
- Trường hợp a: Không đồng tình với hành vi của ngân hàng Y vì:
+ Chính sách tiền tệ của Chính phủ là biện pháp tích cực để kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, bảo vệ quyền lợi của người gửi tiết kiệm.
+ Mong muốn duy trì mức lãi suất huy động vốn thấp của ngân hàng Y có thể cản trở chính sách phát triển kinh tế và gây thiệt hại cho khách hàng.
- Trường hợp b: Đồng tình với hành động của Uỷ ban nhân dân huyện C vì cắt giảm chi tiêu công là biện pháp tích cực, giúp kiềm chế và đẩy lùi lạm phát.
- Trường hợp c: Đồng tình với hành động của thành phố H vì tăng cường kiểm soát giá cả và mạng lưới phân phối giúp hạn chế đầu cơ và đẩy lùi lạm phát.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Em hãy viết bài chia sẻ cách chi tiêu hợp lí khi lạm phát tăng cao.
Trả lời rút gọn:
Một số cách chi tiêu hợp lí khi lạm phát tăng cao:
- Tiết kiệm năng lượng (xăng dầu, điện, gas,…)
- Chỉ mua hàng hóa thiết yếu, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả.
- Theo dõi chặt chẽ các khoản chi tiêu để tăng tính kỉ luật tài chính.
- Chuyển sang sử dụng những mặt hàng thay thế có giá trị chất lượng gần tương đương nhưng giá rẻ hơn.
- Tái sử dụng các đồ dùng cũ không quá thiết yếu.
- Tránh giữ nhiều tiền mặt và lựa chọn kênh đầu tư phù hợp.
- Không thực hiện hành vi đầu cơ, tích trữ hàng hóa.