Slide bài giảng kinh tế pháp luật 11 kết nối Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
Slide điện tử Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn KTPL 11 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ VÀ QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA CÔNG DÂN
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Em hãy chia sẻ lại một hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể hoặc quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân mà em biết. Em có suy nghĩ như thế nào về hành vi đó ?
"Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là những quyền con người quan trọng được ghi nhận trong Hiến pháp và luật. Các quyền này không thể tách rời đối với mỗi cá nhân.
Trả lời rút gọn:
- Hành vi vi phạm: Anh S đến nhà anh Q để đòi nợ 40 triệu đồng. Do quá hạn 1 tháng mà anh Q chưa trả, hai bên nảy sinh mâu thuẫn. Bực tức, anh S dùng gậy đánh anh Q trọng thương, khiến anh Q phải vào viện điều trị.
- Suy nghĩ về hành vi: Hành vi này vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Nó gây hậu quả cho người bị vi phạm, xã hội, và người vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi của mình.
KHÁM PHÁ
1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
a. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để Trả lời rút gọn câu hỏi:
"Hiến pháp năm 2013...Tuy nhiên, công an xã đã từ chối thực hiện việc bắt giữ theo yêu cầu của ông X vì không đủ căn cứ theo quy định của pháp luật."
(1) Trong trường hợp 3 và 4, các chủ thể đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ? Vì sao ?
(2) Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Theo em, các quy định đó của pháp luật có ý nghĩa gì ?
Trả lời rút gọn:
(1)
- Trường hợp 3: Chú Y và anh K vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của anh B khi bắt anh đưa về nhà để ép trả nợ. Những người dân xung quanh đã đúng khi can thiệp, ngăn chặn hành vi của chú Y và anh K, và khuyên anh B báo công an để được hỗ trợ. Chú Y và anh K không có thẩm quyền, không có quyết định bắt giữ người của cơ quan chức năng, nên việc bắt giữ anh B của họ là vi phạm pháp luật. Người dân can thiệp bảo vệ sự an toàn của anh B, tránh những hậu quả không mong muốn.
- Trường hợp 4: Ông X yêu cầu cơ quan công an bắt giữ anh T vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Cơ quan công an đã đúng khi từ chối yêu cầu đó, vì ông X chỉ nghi ngờ mà không bắt quả tang, không có bằng chứng anh T lấy trộm xe máy, nên không có căn cứ để bắt giữ anh.
(2)
- Pháp luật Việt Nam quy định:
• Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không ai được tự tiện bắt, giam, giữ người hay sử dụng hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể người khác.
• Thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
• Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người; hiến, lấy xác; khám nghiệm tử thi phải theo quy định của pháp luật.
• Việc bắt, giam, giữ người do luật định, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
- Các quy định này là cơ sở pháp lý để ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữ người, đảm bảo sự an toàn, tự do về thân thể của công dân.
b. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để Trả lời rút gọn câu hỏi:
"Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)...đảm bảo quyền tự do cho các nạn nhân và hạn chế tổn thất về tinh thần, sức khỏe, tiền bạn cho họ."
(1) Trường hợp 2 đã đề cập những hậu quả gì đối với hành vi vi phạm quyền quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
(2) Theo em, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có thể gây ra những hậu quả gì đối với bản thân người bị vi phạm, người vi phạm, gia đình và xã hội ?
(3) Từ hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, em cần làm gì để bảo vệ quyền này của mình ?
Trả lời rút gọn:
(1) Trường hợp 2: Hậu quả tiêu cực về trật tự, an toàn xã hội và tổn thất về tinh thần, sức khoẻ, tiền bạc của công dân là do vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
(2) Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây ra những hậu quả nghiêm trọng:
- Đối với người bị vi phạm: tổn hại về sức khoẻ, tính mạng, tinh thần, uy tín, danh dự, kinh tế...
- Đối với người vi phạm: bị xử phạt theo quy định của pháp luật, tổn thất kinh tế...
- Đối với gia đình: gây tâm lý tiêu cực, ảnh hưởng đến danh dự, thể diện, kinh tế...
- Đối với xã hội: gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; làm giảm uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước...
(3) Học sinh cần:
- Tích cực học tập, nắm vững các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- Tôn trọng và bảo vệ thân thể của người khác.
- Tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân với các cơ quan chức năng.
2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
a. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để Trả lời rút gọn câu hỏi:
"Bộ luật Dân sự năm 2015...bắt giữ để đảm bảo an toàn cho mọi người, ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
(1) Trong trường hợp 3 và 4, các chủ thể đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân ? vì sao ?
(2) Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Theo em, các quy định đó có ý nghĩa như thế nào ?
Trả lời rút gọn:
(1) Trường hợp 3: M vi phạm, còn A thực hiện đúng quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân. Lí do: Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, vu khống A trên mạng xã hội của M là trái quy định của pháp luật và gây ảnh hưởng tiêu cực đối với A. A có quyền yêu cầu M gỡ bỏ và trình báo cơ quan chức năng để được hỗ trợ.
Trường hợp 4: Các chiến sĩ công an quận K thực hiện đúng quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân. Lí do: Can thiệp, khống chế, bắt giữ đối tượng có biểu hiện sử dụng chất kích thích và cầm hung khí đe dọa đã ngăn chặn hành vi trái pháp luật của đối tượng, bảo vệ sự an toàn cho người dân.
(2)
- Pháp luật quy định: Mọi công dân Việt Nam đều được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và sẽ bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật.
- Các quy định của pháp luật về quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân đã xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội, đồng thời ngăn chặn những hành vi xâm phạm trái phép đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân.
b. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để Trả lời rút gọn câu hỏi:
"Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)...phổ biến để giúp mọi người hiểu hơn về bạo lực học đường và có ý thức phòng tránh, không vi phạm pháp luật.
(1) Em hãy cho biết, các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.
(2) Ngoài những hậu quả đã đề cập đến trong trường hợp trên, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân còn có thể gây ra những hậu quả nào khác ? Giải thích và nêu ví dụ minh họa.
(3) Em hãy chia sẻ về một trường hợp vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân mà em biết. Qua trường hợp đó em đã rút ra bài học gì cho bản thân ?
Trả lời rút gọn:
(1)
- Thông tin 1: Từ hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có thể phát sinh hậu quả pháp lí như phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù. Đồng thời, còn gây xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
- Trường hợp 2: Hậu quả của việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có thể là tổn thất về sức khoẻ, tính mạng, tài sản của công dân.
- Trường hợp 3: Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có thể gây tổn thương về sức khoẻ, tâm lý, ảnh hưởng đến tính mạng, tương lai của người bị vi phạm.
(2)
Ngoài những hậu quả trên, hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân còn gây nên những hậu quả tiêu cực khác như:
• Ảnh hưởng đến kinh tế, học tập, công việc, uy tín của công dân.
• Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống.
• Gây tổn hại đến uy tín của cơ quan nhà nước.
• Ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật.
Ví dụ:
• Hành vi đánh nhau gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.
• Hành vi vu khống, lan truyền thông tin sai sự thật về cán bộ cơ quan nhà nước gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của bản thân cán bộ đó và uy tín của cơ quan mà người đó đang công tác.
(3)
- Trường hợp vi phạm: Chị D viết bài đăng vu khống trên mạng xã hội để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị H, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của chị H. Chị D bị tòa tuyên phạt 40 triệu đồng và buộc phải xin lỗi, công khai cải chính thông tin trên mạng xã hội.
- Bài học: Nghiêm túc thực hiện đúng những quy định về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.