Slide bài giảng Khoa học 5 Kết nối bài 8: Sử dụng năng lượng điện

Slide điện tử bài 8: Sử dụng năng lượng điện. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học 5 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 8. SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Khi dùng năng lượng điện đề thắp sáng, chạy máy,... người ta thường lấy điện từ đâu? Nêu một số tình huống không an toàn khi sử dụng điện mà em biết. 

Bài làm chi tiết:

- Điện có thể lấy từ lưới điện quốc gia hoặc các nguồn tự nhiên như mặt trời, gió, …

- Tình huống không an toàn điện:

+ Thiết bị điện gặp sự cố: chập mạch hoặc ngắn mạch.

+ Sử dụng thiết bị điện trong môi trường ẩm ướt.

+ Sử dụng dây điện bị hỏng, cũ, có vết nứt.

1. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN

Hoạt động khám phá

Câu 1: Thảo luận và chia sẻ với bạn.

Ngoài thắp sáng, chạy máy thì điện còn được sử dụng vào những việc gì?

Quan sát hình 1, cho biết điện được truyền từ nhà máy điện đến ổ điện của mỗi gia đình, cơ quan, trường học,... như thế nào.

Bài làm chi tiết:

- Điện được dùng để : Sưởi ấm, nấu ăn, làm mát, vận hành các thiết bị, …

- Điện được truyền bằng lưới điện quốc gia đến các trạm biến áp để biến đổi điện từ điện áp cao sang điện áp thấp và được phân phối đến các ổ điện của từng gia đình, cơ quan hoặc trường học để sử dụng.

Câu 2: Quan sát hình 2 và cho biết việc nên làm, không nên làm để đảm bảo an toàn cho con người.

Bài làm chi tiết:

- Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ khi sửa chữa điện.

- Không chơi đùa gần các trạng biến áp, thả diều nơi có mạng lưới điện, phơi quần áo trên mạng lưới điện. 

Câu 3: Quan sát hình 3, 4 và cho biết trường hợp nào sử dụng điện an toàn, trường hợp nào không an toàn. Vì sao?

Bài làm chi tiết:

- An toàn: 3a, 4b vì tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện và đảm bảo an toàn.

- Không an toàn: 3b, 3c, 3d, 4a vì những trường hợp đó có thể gây nguy hiểm.

Câu 4: Kể thêm một số trường hợp sử dụng điện an toàn và không an toàn

Bài làm chi tiết:

- An toàn: sử dụng thiết bị chống giật và thiết bị điện phù hợp; bảo dưỡng các thiết bị điện định kì.

- Không an toàn: sử dụng các thiết bị không đảm bảo an toàn (hư, hỏng, nứt hoặc không được cách điện đầy đủ), sử dụng thiết bị điện trong môi trường ẩm ướt; thao tác sử dụng thiết bị điện không đúng cách; sử dụng các thiết bị điện gần vật liệu dễ cháy, …

Luyện tập, vận dụng 

Câu 1: Để an toàn khi sử dụng điện, chúng ta cần tuân thủ những quy tắc gì?

Đề xuất việc cần làm để sử dụng điện an toàn cho gia đình và những người xung quanh.

Bài làm chi tiết:

- Quy tắc: sử dụng thiết bị chống giật và thiết bị điện phù hợp; bảo dưỡng các thiết bị điện định kì, sử dụng thiết bị bảo hộ an toàn điện, …

- Đề xuất: 

+ Đảm bảo các thiết bị điện đều được cài đặt và sử dụng đúng cách.

+ Hướng dẫn mọi người về các biện pháp an toàn điện.

+ Thực hiện kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng các thiết bị điện.

2. TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG ĐIỆN

Hoạt động khám phá: 

Câu 1: Quan sát hình 6, nêu những việc cần làm để tiết kiệm năng lượng điện.

Bài làm chi tiết:

+ Cài đặt nhiệt độ hợp lí cho máy điều hòa

+ Tắt thiết bị điện khi không sử dụng 

+ Sử dụng đèn tiết kiệm điện

+ Hạn chế số lần mở tủ lạnh và thời gian mở tủ

+ Tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường, bền vững cho tương lai

+ Tắt ti vi khi không sử dụng

Câu 2: Nêu các trường hợp sử dụng điện lãng phí ở gia đình và trường của em. Đề xuất cách tiết kiệm năng lượng điện cho gia đình và nhà trường.

Bài làm chi tiết:

- Các trường hợp sử dụng điện lãng phí:

+ Để thiết bị điện hoạt động khi không cần thiết.

+ Sử dụng thiết bị tiêu tốn nhiều điện.

+ Sử dụng các thiết bị điện cũ hoặc hỏng.

- Đề xuất cách tiết kiệm năng lượng điện cho gia đình và nhà trường:

+ Tắt thiết bị điện khi không sử dụng.

+ Sử dụng đèn LED để tiết kiệm điện.

+ Thực hiện bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa các thiết bị điện.

+ Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện.

Luyện tập, vận dụng

Câu 1: Vì sao nên bật bình nóng lạnh trước khi tắm khoảng 15 phút và tắt trước khi tắm?

Bài làm chi tiết:

Sau khi bật 15p đã đủ lượng nước nóng, tắt trước khi tắm nhằm giảm lãng phí điện và tránh nguy cơ điện giật.

Câu 2: Vì sao không nên là (ủi) quần áo trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ?

Bài làm chi tiết:

Vì đây là hai thiết bị điện có công suất lớn, nếu sử dụng cùng lúc có thể dẫn đến quá tải điện.

Câu 3: Xây dựng bảng "Quy tắc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm” đơn giản, dễ nhớ và vận động mọi người cùng thực hiện.

Bài làm chi tiết:

Quy tắc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm:

+ Tắt thiết bị điện khi không sử dụng.

+ Sử dụng đèn LED để tiết kiệm điện.

+ Thực hiện bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa các thiết bị điện.

+ Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện.

+ Sử dụng điện từ các nguồn tái tạo.

+ Sử dụng thiết bị chống giật.