Slide bài giảng Khoa học 5 Kết nối Bài 7: Vai trò của năng lượng

Slide điện tử Bài 7: Vai trò của năng lượng. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học 5 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 7. VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG

 

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Kể tên một số nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người mà em biết. 

Bài làm chi tiết:

Nguồn năng lượng: dầu mỏ, than đá, gió, nước, mặt trời.

1. MỘT SỐ NGUỒN NĂNG LƯỢNG

Hoạt động khám phá

Câu 1: Quan sát hình 1, nêu tên nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người, động vật, thực vật, máy móc,... ở mỗi hình.

Bài làm chi tiết:

Nguồn năng lượng ở mỗi hình lần lượt là: Mặt trời, Xăng dầu, động vật, gió, điện, nước.

Câu 2: Kể thêm các nguồn năng lượng khác mà em biết

Bài làm chi tiết:

Than đá, gió, nước, dầu mỏ và khí tự nhiên, năng lượng sinh học,…

2. SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯƠNG THÔNG DỤNG

Hoạt động khám phá: 

Câu 1: Quan sát hình 2, cho biết có những nguồn năng lượng nào được sử dụng và sử dụng để làm gì trong hoạt động ở mỗi hình.

Bài làm chi tiết:

Hình a: năng lượng chất đốt (xăng) dùng để chạy máy bơm.

Hình b: năng lượng chất đốt (xăng) để cung cấp nhiên liệu cho cần cẩu.

Hình c: năng lượng chất đốt (dầu) dùng để tàu hỏa hoạt động.

Hình d: năng lượng điện giúp xe đạp hoạt động.

Câu 1: Trình bày việc sử dụng năng lượng ở gia đình em theo gợi ý:

- Nêu những nguồn năng lượng gia đình em sử dụng hằng ngày.

- Mỗi nguồn năng lượng đó được sử dụng vào việc gì?

Ví dụ: Sử dụng năng lượng điện lấy từ ở điện làm quạt điện quay. Khi quạt quay tạo ra năng lượng gió làm mát cơ thể em

Bài làm chi tiết:

- Năng lượng điện: Chiếu sáng, sạc điện thoại, máy giặt, nấu cơm…

- Năng lượng nhiên liệu chất đốt: di chuyển bằng xe máy.

- Năng lượng mặt trời: cung cấp nước nóng để tắm rửa.

Luyện tập, vận dụng

Câu 1: Khi đạp xe nhanh trong khoảng 30 phút, em cảm thấy thế nào? Nguồn năng lượng nào làm cho xe đạp chuyển động? Năng lượng của em được lấy từ đâu?

Bài làm chi tiết:

Em cảm thấy mệt mỏi. 

Năng lượng năng lượng cơ học được truyền từ chân em làm xe đạp chuyển động Năng lượng của em được lấy từ thức ăn và đồ uống.

Câu 2: Khi đạp xe xuôi theo chiều gió, em sẽ thấy mất ít sức hơn khi đạp xe ngược chiều gió. Nguồn năng lượng nào đã ảnh hưởng đến việc đạp xe của em?

Bài làm chi tiết:

Nguồn năng lượng từ gió đã ảnh hưởng đến việc đạp xe.