Slide bài giảng Khoa học 5 Kết nối bài 23: Các giai đoạn phát triển chính của con người
Slide điện tử bài 23: Các giai đoạn phát triển chính của con người. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học 5 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 23. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CHÍNH CỦA CON NGƯỜI
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm về vóc dáng, sức khoẻ, độ tuổi của các thành viên trong gia đình em.
Bài làm chi tiết:
- Ông Bà:
- Độ tuổi: 70
- Vóc dáng: Gầy, lưng còng.
- Sức khỏe: Tương đối khỏe mạnh
- Bố Mẹ:
- Độ tuổi: 40
- Vóc dáng: Cao
- Sức khỏe: Khỏe mạnh
- Trẻ Em:
- Độ tuổi: 11
- Vóc dáng: Thấp, bé
- Sức khỏe: Yếu
1. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI
Hoạt động khám phá
Quan sát hình 1, đọc thông tin và cho biết sự phát triển của con người chia làm mấy giai đoạn, độ tuổi của mỗi giai đoạn đó.
Bài làm chi tiết:
a) Tuổi ấu thơ (từ khi sinh ra đến 9 tuổi)
b) Tuổi vị thành niên (từ 10 đến 19 tuổi)
c) Tuổi trưởng thành (từ 20 đến 60 tuổi)
d) Tuổi già (trên 60 tuổi)
Luyện tập, vận dụng
Câu 1: Hãy cho biết các thành viên trong gia đình em đang ở giai đoạn nào
Bài làm chi tiết:
- Ông bà: Tuổi già (trên 60 tuổi)
- Bố mẹ: Tuổi trưởng thành (từ 20 đến 60 tuổi)
- Em và em em: Tuổi vị thành niên (từ 10 đến 19 tuổi)
2. TUỔI THƠ ẤU
Hoạt động khám phá:
Câu 1: Quan sát hình 2, đọc thông tin và cho biết:
Tuổi ấu thơ có thể chia thành những giai đoạn nào?
Nhận xét sự thay đổi của trẻ ở tuổi ấu thơ.
Bài làm chi tiết:
- Tuổi ấu thơ:
a) Dưới 1 tuổi
b) Từ 1 đến dưới 3 tuổi
c) Từ 3 đến 5 tuổi
d) Từ 6 đến 9 tuổi
- Sự thay đổi:
a) Dưới 1 tuổi: Trong khoảng 6 tháng đầu, nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ. Trẻ tăng nhanh về chiều cao, cân nặng. Gần 1 tuổi trẻ có thể đứng vững và bắt đầu tập đi.
b) Từ 1 đến dưới 3 tuổi: Trẻ mọc đủ răng sữa, có thể ăn thức ăn cứng dần và đa dạng hơn, bắt đầu biết nói, đi vũng và chạy nhảy.
c) Từ 3 đến 5 tuổi: Ngôn ngữ của trẻ phát triển; tham gia được các hoạt động như vẽ, nặn, dân,... Chiều cao, cân nặng tăng chậm hơn.
d) Từ 6 đến 9 tuổi: Răng sữa dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Trẻ có thể tự làm những việc chăm sóc bản thân. Hoạt động học tập giữ vai trò chủ đạo.
Luyện tập, vận dụng
Câu 1: Ghép ô chữ về các giai đoạn phát triển trong tuổi ấu thơ với mô tả đặc điểm phù hợp dưới đây.
Bài làm chi tiết:
- D
- B
- C
- B
Câu 2: Tìm hiểu thông tin, thu thập một số hình ảnh ở các giai đoạn trong tuổi ấu thơ của em và giới thiệu với các bạn theo gợi ý:
- Tuổi của em trong ảnh.
- Những việc em có thể làm ở độ tuổi trong mỗi ảnh.
- Bố mẹ và người thân đã chăm sóc em lúc đó như thế nào?
Bài làm chi tiết:
- Tuổi: 12
- Những việc em có thể làm: học tập, hỗ trợ bố mẹ làm việc nhà, tham gia các hoạt động tình nguyện, như dọn vệ sinh công viên, hỗ trợ các tổ chức từ thiện.
- Bố mẹ và người thân đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc em, bao gồm việc hỗ trợ học tập, khuyến khích tham gia hoạt động ngoại khóa, giáo dục về sức khỏe, cung cấp hỗ trợ tinh thần, làm chuẩn mực. Điều này giúp em phát triển toàn diện và xây dựng nền tảng cho tương lai tích cực của mình.
3. TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Hoạt động khám phá:
Câu 1: Đọc thông tin và cho biết một số đặc điểm nổi bật của con người ở tuổi vị thành niên.
Bài làm chi tiết:
Đặc điểm: Cơ thể tăng cường tiết hoóc-môn (hormone) sinh dục dẫn đến nhiều thay đổi về ngoại hình, sinh lí, tâm lí, các mối quan hệ xã hội,...
Câu 2: Quan sát hình 3, đọc thông tin và cho biết một số thay đổi của nam và nữ ở tuổi dậy thì.
Bài làm chi tiết:
- Cả nam và nữ: chiều cao tăng nhanh; cơ quan sinh dục phát triển; xuất hiện lông nách, lông mu; gia tăng tiết chất nhờn ở da, mùi cơ thể thay đổi, xuất hiện mụn trứng cá; tính cách thay đổi, quan tâm bạn khác giới, tâm trạng buồn vui thất thường, độc lập hơn trong suy nghĩ và hành động nhưng vẫn phải phụ thuộc cha mẹ.
- Nữ: Vú, hông xương chậu phát triển; xuất hiện kinh nguyệt.
- Nam: Xuất hiện râu, ngực nở rộng, vỡ giọng, có hiện tượng xuất tinh.
Luyện tập, vận dụng
Tìm hiểu trong thực tế, sách, báo,... và chia sẻ về vai trò của con người ở tuổi vị thành niên.
Bài làm chi tiết:
Tuổi vị thành niên đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng bản thân và tạo ra nền tảng cho tương lai. Trong giai đoạn này, con người khám phá bản sắc cá nhân, phát triển kỹ năng xã hội, và học hỏi. Đồng thời, họ cũng đóng góp cho xã hội thông qua việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tình nguyện, và văn hóa.
4. TUỔI TRƯỞNG THÀNH
Hoạt động khám phá:
Câu 1: Quan sát hình 14, đọc thông tin và cho biết:
- Một số đặc điểm nổi bật của con người ở tuổi trưởng thành.
- Vai trò của người trưởng thành trong gia đình và xã hội.
Bài làm chi tiết:
- Ở tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển và hoàn thiện về thể chất, tâm lí.
- Con người có thể lập gia đình, sinh con, chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Đây là lực lượng chủ yếu tham gia các hoạt động lao động, sản xuất trong xã hội.
Luyện tập, vận dụng
Tìm hiểu, chia sẻ về công việc và đóng góp của một người trưởng thành trong gia đình em đối với gia đình, xã hội.
Bài làm chi tiết:
Người trưởng thành có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc gia đình, hỗ trợ tài chính và tinh thần cho người thân, cũng như đóng góp phát triển xã hội thông qua công việc và kinh nghiệm của mình.
5. TUỔI GIÁ
Hoạt động khám phá:
Câu 1: Quan sát hình 5, đọc thông tin và cho biết:
- Một số đặc điểm nổi bật của con người ở tuổi già.
- Vai trò của người già trong gia đình và xã hội.
Bài làm chi tiết:
Người già, mặc dù sức khỏe và khả năng giảm dần, vẫn tiếp tục đóng góp cho gia đình và xã hội. Để duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, họ cần tham gia các hoạt động phù hợp và tập thể dục.
Ngoài ra, họ còn có vai trò trong việc truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và ổn định tinh thần. Họ cũng đóng vai trò là mối nối kết giữa các thế hệ và cung cấp hỗ trợ cho thế hệ trẻ.
Luyện tập, vận dụng
Câu 1: Chỉ ra những đặc điểm nổi bật phân biệt con người ở các giai đoạn phát triển khác nhau của cuộc đời.
Bài làm chi tiết:
- Những đặc điểm nổi bật của tuổi ấu thơ:
+ Khi mới sinh, cơ thể trẻ còn non yếu, chức năng của các cơ quan chưa hoàn chỉnh nên cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt của bố mẹ. Trẻ bắt đầu học hỏi nhiều kĩ năng như giao tiếp, vận động, thể hiện cảm xúc,...
+ Từ 3 đến dưới 6 tuổi: Chiều cao và cân nặng của trẻ tăng nhanh, ngôn ngữ phát triển, thích khám phá xung quanh,...; biết làm quen với bạn mới, thể hiện sở thích,...
+ Từ 6 đến 9 tuổi: Chiều cao và cân nặng của trẻ tiếp tục tăng. Hoạt động học tập, trí nhớ và suy nghĩ ngày càng phát triển; biết thể hiện quan điểm của bản thân, tham gia hoạt động nhóm,...
- Những đặc điểm nổi bật của tuổi vị thành niên: chiều cao tăng nhanh; cơ quan sinh dục phát triển; xuất hiện lông nách, lông mu; gia tăng tiết chất nhờn ở da, mùi cơ thể thay đổi, xuất hiện mụn trứng cá; tính cách thay đổi, quan tâm bạn khác giới, tâm trạng buồn vui thất thường, độc lập hơn trong suy nghĩ và hành động nhưng vẫn phải phụ thuộc cha mẹ.
+ Tuổi dậy thì nằm trong giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên (nữ khoảng từ 10 đến 15 tuổi, nam khoảng từ 13 đến 17 tuổi), có những đặc điểm sau:
Nữ: Vú, hông xương chậu phát triển; xuất hiện kinh nguyệt.
Nam: Xuất hiện râu, ngực nở rộng, vỡ giọng, có hiện tượng xuất tinh.
- Những đặc điểm nổi bật của tuổi trưởng thành:
+ Trong những năm đầu của giai đoạn này, tầm vóc và thể lực của cơ thể đã đạt đến sự phát triển toàn diện; bắt đầu tự lập, có thể kết hôn và sinh con, chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
+ Từ 45 đến 60 tuổi là giai đoạn chuyển tiếp sang tuổi già, sức khoẻ bắt đầu có những thay đổi như dễ mệt mỏi, ốm đau,... nhưng vẫn đóng góp nhiều giá trị cho gia đình và xã hội.
- Những đặc điểm nổi bật của tuổi già:
+ Từ 61 đến 69 tuổi: Sức khoẻ bắt đầu giảm sút, cần chú ý rèn luyện sức khoẻ, sống điều độ,...
+ Từ 70 tuổi trở lên: Cơ thể bắt đầu suy yếu, cần sự chăm sóc sức khoẻ của gia đình và xã hội.
- Đặc điểm: tham gia đóng góp cho gia đình như chăm sóc, dạy dỗ con cháu; tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với sức khoẻ và năng lực của bản thân,...
Câu 2: Chia sẻ một số việc em có thể làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với những thành viên trong gia đình (hình 6).
Bài làm chi tiết:
- Nói chuyện, tâm sự với người thân, bạn bè
- Phụ giúp bố mẹ, gia đình nấu ăn và việc nhà