Slide bài giảng HĐTN 4 Chân trời bản 2 chủ đề 5 tuần 16
Slide điện tử chủ đề 5 tuần 16. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn HĐTN 4 bản 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 5: SỐNG TIẾT KIỆM
TUẦN 16
Sinh hoạt dưới cờ
Sống tiết kiệm
Câu 1: Nghe thầy cô chia sẻ về ý nghĩa của sống tiết kiệm.
Trả lời rút gọn:
- Nghe thầy cô chia sẻ về ý nghĩa của sống tiết kiệm:
+ Thể hiện một lối sống có văn hóa và đạo đức của mỗi người.
+ Giúp con người quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác.
+ Tiết kiệm cũng chính là một thói quen hay là một tính cách tốt
+ Sống tiết kiệm giúp chúng ta rèn luyện và hoàn thiện bản thân
+ Sống tiết kiệm giúp chúng ta có thêm tiết kiệm dùng vào những lúc ta khó khăn như ốm đau, thất nghiệp,..
Câu 2: Đại diện các lớp tham gia chia sẻ về những việc đã thực hành tiết kiệm ở nhà và ở trường.
Trả lời rút gọn:
- Đại diện các lớp tham gia chia sẻ về những việc đã thực hành tiết kiệm ở nhà và ở trường:
+ Thu gom phế liệu bán tiết kiệm tiền
+ Ra khỏi phòng học thì nhớ tắt đèn và các thiết bị sử dụng điện khác.
+ Dù là món ăn không thích nhưng em vẫn sẽ cố gắng ăn hết để không lãng phí đồ ăn.
+ Nếu là đồ vẫn còn dùng được thì em vẫn không vứt đi mà sẽ để lại dùng.
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình
Hoạt động 1. Chia sẻ những điều em làm được và chưa làm được trong tiết kiệm cho gia đình
Câu 1: Kể những việc em đã làm để tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình.
Trả lời rút gọn:
- Những việc em đã làm để tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình:
- Giữ gìn áo quần luôn sạch sẽ để sử dụng được lâu hơn.
- Không dùng bút vẽ bậy vì như thế bút sẽ mau hết mực.
- Tắt quạt, điều hòa khi không sử dụng.
- Luôn cố gắng ăn hết phần đồ ăn của mình tránh lãng phí.
Câu 2: Thảo luận về những hành vi sống tiết kiệm
Trả lời rút gọn:
Thảo luận về những hành vi sống tiết kiệm:
- Sử dụng nước đã qua sử dụng để tưới cây.
- Không đòi hỏi bố mẹ mua những món đồ không cần thiết.
- Giữ gìn đồ dùng cẩn thận, tránh phải mua nhiều lần
Hoạt động 2. Thực hành tiết kiệm trong các tình huống
Câu 1: Thảo luận phương án xử lí các tình huống sau.
Tình huống 1: Bố của Hoàng hay về muộn nên thường không ăn cơm mà cả nhà để phần. Hôm nay, mẹ và Hoàng để phần nhiều thức ăn ngon cho bố nhưng bố vẫn không về ăn.
Nếu là Hoàng, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Hôm ấy, Hoa và mẹ cùng đi siêu thị mua đồ Tết cho cả nhà. Mẹ thấy một chiếc váy rất đẹp, hợp với Hoa và hỏi Hoa có muốn mua không. Nghe thế, Hoa rất thích nhưng lại nghĩ đến chiếc váy đỏ mới được tặng hôm sinh nhật.
Nếu là Hoa, em sẽ làm gì?
Trả lời rút gọn:
- Tình huống 1: Nếu là Hoàng, em sẽ nói với bố là mẹ đã rất vất vả để chế biến các món ăn và bố nên ăn hết cho mẹ vui. Hôm sau, góp ý với mẹ nếu bố không về ăn cơm thì chỉ cần chuẩn bị phần ăn cho mẹ và Hoàng thôi, không cần chuẩn bị cho bố tránh lãng phí.
- Tình huống 2: Nếu là Hoa, em sẽ nói mẹ là không cần mua váy mới cho mình vì mình đã có một chiếc váy mới hôm sinh nhật rồi.
Câu 2: Đóng vai các nhân vật để xử lí các tình huống trên.
Trả lời rút gọn:
- HS tự phân vai các nhân vật và diễn trước lớp.
Hoạt động kết nối
Câu hỏi: Thực hiện tiết kiệm trong gia đình.
Trả lời rút gọn:
- Mỗi người cần thực hiện tiết kiệm trong gia đình bằng các hành động cụ thể như:
+ Không lãng phí đồ ăn, đồ dùng;
+ Chỉ mua những món đồ thực sự cần thiết;
+ Không lãng phí điện, nước và tài nguyên khác....\
Sinh hoạt lớp
Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống
Câu 1: Chia sẻ cách em sử dụng tiền tiết kiệm
Trả lời rút gọn:
- Cách em sử dụng tiền tiết kiệm:
Cất tiền lì xì vào lợn đất để dành mua đồ dùng học tập.
Chỉ mua những cuốn sách mình yêu thích và thường xuyên sử dụng nó.
Với những sách truyện, em thường tìm mua ở tiệm sách cũ cho rẻ.
Quyên góp từ thiện.
Câu 2: Thảo luận việc thực hiện phong trào, kế hoạch nhỏ của trường.
Trả lời rút gọn:
- Thảo luận việc thực hiện phong trào, kế hoạch nhỏ của trường:
Phân loại phế liệu, và giấy báo cũ hoặc vỏ chai nhựa sẽ mang đi bán, góp vào quỹ của lớp.
Đưa sách báo, tạp chí, sách truyện mình không dùng đến quyên góp vào thư viện của đoàn trường.