Slide bài giảng HĐTN 4 Chân trời bản 2 chủ đề 1 tuần 4
Slide điện tử chủ đề 1 tuần 4. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn HĐTN 4 bản 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 1: TỰ HÀO VỀ MÌNH
TUẦN 4
Sinh hoạt dưới cờ
Suy nghĩ tích cực
Câu 1: Tham gia hoạt cảnh thể hiện cảm xúc và suy nghĩ tích cực về tham gia giao thông an toàn.
Trả lời rút gọn:
HS tự đưa ra tình huống.
Câu 2: Chia sẻ về sự thay đổi suy nghĩ tích cực của em sau khi tham gia hoạt động.
Trả lời rút gọn:
Chia sẻ về sự thay đổi suy nghĩ tích cực của em sau khi tham gia hoạt động: Khi tham gia an toàn giao thông, cần phải tuôn thủ các quy tắc, luật lệ an toàn giao thông.
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Điều chỉnh suy nghĩ của bản thân.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách điều chỉnh suy nghĩ
Câu 1: Nêu tác hại của suy nghĩ tiêu cực đối với nhân vật trong trường hợp sau và từ đó nêu cách điều chỉnh để suy nghĩ tích cực.
Trả lời rút gọn:
Nêu tác hại của suy nghĩ tiêu cực đối với nhân vật trong trường hợp sau và từ đó nêu cách điều chỉnh để suy nghĩ tích cực:
- Tác hại: gây mất tình đoàn kết giữa Kiên với các bạn.
- Cách điều chỉnh: Kiên có thể nghĩ tích cực rằng có thể các bạn không cố ý. (Có thể các bạn quên không rủ thì Kiên chủ động xin tham gia cùng các bạn.)
Câu 2: Thảo luận một số cách điều chỉnh suy nghĩ tích cực.
Trả lời rút gọn:
Thảo luận một số cách điều chỉnh suy nghĩ tích cực:
- Gặp gỡ, trò chuyện với những con người lạc quan.
- Nhận ra vấn đề và học cách chịu trách nhiệm.
- Không xét nét những sai lầm của người khác mà hãy nghĩ đến những điều tích cực mà họ đã làm.
Hoạt động 2. Điều chỉnh suy nghĩ tích cực trong các tình huống
Câu 1: Thảo luận cách điều chỉnh suy nghĩ cho nhân vật.
Tình huống 1:
- Trung: Cậu thật may mắn vì luôn được yêu thương. Tớ thì không được quan tâm như thế, em tớ đã giành hết sự quan tâm của bố mẹ rồi.
- Tuấn: Mình nhớ lần trước cậu còn được bố mẹ đưa đi xem phim cùng lớp mình mà.
Tình huống 2:
- Trang: Tớ với cậu đang chơi thân với nhau, tớ có gì sai mà cậu lại thân với bạn khác?
- Lan: Cậu không nên nghĩ như vậy. Tớ vẫn tốt với cậu mà.
Trả lời rút gọn:
Thảo luận cách điều chỉnh suy nghĩ cho nhân vật:
Tình huống 1: Trung nên điều chỉnh lại cách suy nghĩ của mình. Vì em còn nhỏ hơn mình nên cần được bố mẹ quan tâm hơn là điều đương nhiên. Và mình không nên đi so bì với em. Từ đó nên yêu thương em và hiểu cho bố mẹ hơn.
Tình huống 2: Trang nên điều chỉnh lại cách suy nghĩ của mình. Vì Lan chơi thân với bạn khác không có nghĩa là sẽ bỏ rơi mình. Mỗi người cần kết giao với nhiều người bạn.
Câu 2: Đóng vai các nhân vật trong mỗi tình huống để điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực.
Trả lời rút gọn:
HS tự thực hành.
Câu 3: Rút ra bài học cho bản thân từ việc xử lí tình huống để điều chỉnh suy nghĩ tích cực.
Trả lời rút gọn:
Rút ra bài học cho bản thân từ việc xử lí tình huống để điều chỉnh suy nghĩ tích cực: Chúng ta cần phải có phương án xử lí thích hợp trong mỗi tình huống gặp phải. Ta cần tập trung vào những điều tích cực thay cho những điều tiêu cực.
Hoạt động kết nối
Câu hỏi: Vận dụng cách điều chỉnh suy nghĩ tích cực của bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh.
Trả lời rút gọn:
Từ việc rút ra bài học cho mình từ những tình huống thực tế đã xét ở trên, mỗi HS cần biết vận dụng cách điều chỉnh suy nghĩ tích cực của bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh.
Sinh hoạt lớp
Kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực
Câu 1: Trao đổi kết quả điều chỉnh suy nghĩ tích cực của em.
Trả lời rút gọn:
Trao đổi kết quả điều chỉnh suy nghĩ tích cực của em: Sau khi học cách điều chỉnh suy nghĩ tích cực, em cảm thấy cuộc sống tươi đẹp hơn và tránh được nhiều hiểu lầm không đáng có. Bản thân cũng vui vẻ hơn.
Câu 2: Tham gia phá cỗ Trung thu.
Trả lời rút gọn:
Cảm nghĩ của em khi rèn luyện được suy nghĩ tích cực: Mỗi người chúng ta sẽ trở nên tốt hơn và đẹp hơn trong mắt người khác.
Đánh giá
Câu hỏi: Tự đánh giá mực độ thực hiện những việc em đã làm qua bảng sau:
Trả lời rút gọn:
Mỗi HS tự đánh giá về kết quả mình đạt được dựa vào bảng trên.