Slide bài giảng HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 8: Lựa chọn nghề nghiệp tương lai (phần 2)
Slide điện tử Chủ đề 8: Lựa chọn nghề nghiệp tương lai (phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 8. HOẠT ĐỘNG 4, 5
KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”:
- GV nêu cách chơi:
+ Lớp có một bạn làm quản trò, một bạn làm trọng tài và thành lập 2 đội chơi, mỗi đội khoảng 10 - 12 bạn. Trên bảng chia làm 2 cột, ghi tên 2 đội chơi. Mỗi đội xếp thành một hàng sau vạch xuất phát.
+ Khi quản trò hô “bắt đầu”, 2 bạn đứng ở đầu hàng của hai đội nhanh chóng chạy đến vị trí bảng của đội mình ghi tên các cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp tương ứng với nghề nghiệp đã cho, sau đó chạy về, đưa phấn cho bạn tiếp theo lên bảng ghi tên nghề khác vào đó. Cứ như vậy, trong thời gian 3 phút, đội nào ghi được nhiều tên cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên quan đến nhóm nghề được cho sẵn hơn sẽ thắng cuộc.
Nghề | Đội 1 | Đội 2 |
Kĩ thuật điện | ||
Giáo viên | ||
Tiếp viên hàng không | ||
Kế toán |
- GV nêu luật chơi: Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” mới được chạy lên bảng ghi tên cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Bạn tiếp theo phải chờ bạn trước chạy về vị trí đội mình, đưa phấn cho mới được chạy lên bảng. Mỗi nghề chỉ được ghi một lần, nếu ghi trùng lặp sẽ không được tính.
A. NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Đánh giá về sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề, nghề lựa chọn
- Chủ động lựa chọn nghề nghiệp tương lai
- Luyện tập
- Vận dụng
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Đánh giá về sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề, nghề lựa chọn
a. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với từng nhóm nghề
Trình bày:
+ Nhận xét điểm manh, điểm yếu của trường hợp được minh họa trong SGK tr.76.
+ Liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Nội dung ghi nhớ:
Mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Vì thế, HS cần xác định cụ thể để kịp thời điều chỉnh bản thân, định hướng nghề nghiệp tương lai đúng đắn.
b. Đánh giá sự phù hợp giữa phẩm chất, năng lực của bản thân đối với nhóm nghề, nghề lựa chọn
Trình bày: + Xác định yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nhóm nghề, nghề lựa chọn.
+ Xác định phẩm chất, năng lực của bản thân.
+ So sánh, đối chiếu năng lực, phẩm chất của bản thân với yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nhóm nghề, nghề mà bản thân lựa chọn.
Nội dung ghi nhớ:
Nghề Dung lựa chọn: Hướng dẫn viên du lịch
Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề: - Phẩm chất: Cởi mở, thân thiện, trung thực, nhanh nhẹn.... - Năng lực: Khả năng tổ chức, điều hành, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng giao tiếp, hiểu biết về văn hoá, lịch sử,... | Những phẩm chất, năng lực của Dung: - Lịch sự, cởi mở, thân thiện - Nhiệt tình, nhanh nhẹn - Khả năng diễn đạt và thể hiện ngôn từ tốt, ứng xử linh hoạt - Hiểu biết về lịch sử, văn hoá - Làm việc ngăn nắp, cần thận |
Tự đánh giá: Dung có nhiều phẩm chất, năng lực phù hợp với nghề định lựa chọn. Tuy nhiên, Dung sẽ cần hình thành, rèn luyện thêm một số năng lực như khả năng tổ chức, điều hành, kĩ năng thuyết phục.... Hiểu biết về lịch sử, văn hoá của Dung mới ở mức độ cơ bản, cũng cần học tập và trau dồi kiến thức nhiều hơn. Dung đánh giá phẩm chất, năng lực của bản thân tương đối phù hợp đối với nhóm nghề, nghề lựa chọn. |
c. Chia sẻ kết quả đánh giá
Trình bày: Chia sẻ kết quả lựa chọn của mình ở nhiệm vụ trên.
Nội dung ghi nhớ:
Để đánh giá sự phù hợp của bản thân với các nhóm nghề, các em cần hiểu rõ về bản thân mình. Muốn vậy, các em cần tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm và tìm hiểu nghề nghiệp khác nhau, có thể làm các trắc nghiệm hướng nghiệp và tham khảo ý kiến của chuyên gia tham vấn, thầy cô, bạn bè và gia đình để hiểu rõ hơn phẩm chất, năng lực của mình và có thêm thông tin về nhóm nghề dự định lựa chọn.
2. Chủ động lựa chọn nghề nghiệp tương lai
a. Xây dựng Cẩm nang lựa chọn nghề nghiệp
Trình bày: Em hãy xây dựng cho mình một cuốn cẩm nang Lựa chọn nghề nghiệp.
Nội dung ghi nhớ:
+ Họ và tên: ..........................................................
+ Sở thích: .............................................................
+ Điểm mạnh, điểm yếu bản thân: ......................
+ Môn học yêu thích: ............................................
- Thông tin một số trường:
Nhóm nghề đào tạo | Tên trường | Định hướng học tập |
Nhóm nghề xây dựng | Trường Trung cấp xây dựng Trường Đại học xây dựng | Nhóm KHTN: Toán, Hóa học, Vật lí,... |
... | ... | ... |
... | ... | ... |
b. Chia sẻ Cẩm nang với các bạn để cùng chủ động lựa chọn nghề nghiệp
Trình bày: Chia sẻ cẩm nang của mình đã được hoàn thành.
Nội dung ghi nhớ:
Mỗi HS cần xây dựng cho mình một cuốn Cẩm nang nghề nghiệp để dễ dàng theo dõi và điều chỉnh bản thân phù hợp với dự định nghề nghiệp đã chọn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Yếu tố nào sau đây quan trọng nhất khi đánh giá sự phù hợp của bản thân với một nghề nghiệp?
a) Mức lương của nghề đó
b) Sở thích, năng khiếu và tính cách của bản thân
c) Ý kiến của bạn bè
d) Sự nổi tiếng của nghề đó
Câu 2: Khi lựa chọn nghề nghiệp, bạn nên ưu tiên yếu tố nào?
a) Chỉ cần làm một công việc mình yêu thích
b) Chỉ cần tìm một công việc có mức lương cao
c) Cân nhắc cả sở thích, năng khiếu, nhu cầu của thị trường lao động và khả năng phát triển bản thân
d) Chọn nghề giống như bố mẹ hoặc người thân
Câu 3: Dấu hiệu nào cho thấy bạn đã chọn đúng nghề?
a) Bạn cảm thấy hứng thú và yêu thích công việc
b) Bạn làm việc hiệu quả và đạt được nhiều thành công
c) Bạn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc với công việc của mình
d) Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Tại sao việc chủ động lựa chọn nghề nghiệp lại quan trọng?
a) Để không phụ lòng cha mẹ
b) Để có một cuộc sống ổn định
c) Để phát huy được hết khả năng của bản thân và đạt được thành công trong cuộc sống
d) Để giống bạn bè
Câu 5: Việc tham khảo ý kiến của người khác khi chọn nghề có ý nghĩa như thế nào?
a) Để người khác quyết định thay mình
b) Để có thêm nhiều góc nhìn và thông tin hữu ích
c) Để làm theo ý kiến của đa số
d) Để tránh phải đưa ra quyết địn
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | C | D | C | D |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hãy tìm hiểu và chia sẻ ngắn về kết quả của em trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai