Slide bài giảng HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 3: Hoàn thiện bản thân (phần 1)
Slide điện tử Chủ đề 3: Hoàn thiện bản thân (phần 1). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 3. HOẠT ĐỘNG 1-3
KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS HS xem video sau: youtu.be/ES4Ehg4YEGM
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sau khi xem xong video, em rút ra được bài học gì về sự tự tin.
A. NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Khám phá nét riêng của bản thân
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
- Xác định biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân
- Luyện tập
- Vận dụng
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khám phá nét riêng của bản thân
a. Chỉ ra một số nét riêng của bản thân
Trình bày: Em hãy đặt những câu hỏi để tìm ra nét đặc trưng của nhân vật bí ẩn theo những đặc điểm sau:
+ Về ngoại hình:
+ Về năng lực (năng khiếu):
+ Về tính cách:
+ Về sở thích:
Nội dung ghi nhớ:
+ Về ngoại hình: mặt trái xoan, mắt to tròn, mũi cao, má lúm đồng tiền, da trắng, cao ráo, tóc dài suôn mượt, tóc xoăn, tóc nâu,…
+ Về tính cách: vui vẻ, thân thiện, hòa đồng, tốt bụng, khiêm tốn, khéo léo, nhẹ nhàng, hiền lành, thông minh, dễ thương,…
+ Về năng lực: hát hay, vẽ đẹp, múa dẻo, chơi cờ vua giỏi, bơi giỏi, nhảy đẹp, đá bóng giỏi, chơi bóng chuyền, nhảy aerobic,…
→ Mỗi người đều có những đặc điểm riêng, làm nên bản sắc cá nhân của người đó. Không ai giống ai hoàn toàn.
b. Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi trao đổi về nét riêng của bản thân và các bạn.
Trình bày: Em hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi trao đổi về nét riêng của bản thân và các bạn
Nội dung ghi nhớ:
- HS thảo luận và chia sẻ theo cặp
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
a. Xác định cách nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Trình bày: Làm cách nào để xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình?
Nội dung ghi nhớ:
- Cách xác định điểm mạnh và điểm yếu:
+ Dựa trên những sở thích, hành vi, thói quen trong học tập, giao tiếp, và sinh hoạt hằng ngày.
+ Dựa vào kết quả trong quá trình học tập, giao tiếp của bản thân.
+ Dựa vào những nhận xét của những người thân thiết, gần gũi, hiểu rõ về mình như người thân, bạn bè, thầy cô.
b. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Trình bày: Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu đó theo gợi ý sau:
+ Liệt kê một số điểm mạnh và điểm yếu của bản thân (1 – 2 điểm)
Nội dung ghi nhớ:
- Một số điểm mạnh:
+ Nói tiếng Anh trôi chảy.
+ Sử dụng thành thạo tin học văn phòng.
+ Có kĩ năng lãnh đạo.
+ Làm việc nhóm tốt.
+ Linh hoạt thích nghi với thay đổi
+ Tự tin thuyết trình trước đám đông.
+ Tư duy sáng tạo tốt.
+ Kĩ năng giao tiếp tốt.
+ Nhiệt tình, hăng hái tham gia các công việc của lớp.
+ Có tinh thần, trách nhiệm cao.
+ Vui vẻ, tích cực với mọi người xung quanh.
+ Làm việc có kế hoạch và khoa học.
- Một số điểm yếu:
+ Cầu toàn.
+ Vô tổ chức.
+ Nhạy cảm.
+ Nhút nhát, tự ti.
+ Hiếu thắng.
+ Làm việc không khoa học.
+ Thiếu tập trung.
+ Ngại thay đổi, bảo thủ.
+ Nóng vội.
+ Mất kiên nhẫn, bình tĩnh.
+ Ích kỉ.
+ Dễ nổi nóng.
+ Khả năng tính toán kém.
3. Xác định biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân
a. Sưu tầm và kể những câu chuyện về tấm gương nỗ lực hoàn thiện bản thân
Trình bày: Vì sao Lý Công Uẩn vừa ăn ớt vừa đọc kinh sách? Bài học rút ra từ video trên là gì?
Nội dung ghi nhớ:
- Lý Công Uẩn vừa ăn ớt vừa đọc kinh sách vì ớt cay sẽ làm bản thân tỉnh táo hơn.
→ Bài học: Kiên trì, chăm chỉ rèn luyện sẽ đạt được nhiều thành tích vẻ vang và khi gặp hoàn cảnh khó khăn sẽ không chùn bước.
- Mạc Đĩnh Chi luôn bị bạn bè trêu chọc nhưng vẫn rất ham học hỏi: luôn đứng ngoài lớp nghe thầy giảng bài vì không có tiền đi học, muốn đọc sách nhưng không có đèn dầu nên đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để làm đèn học.
- Mạc Đĩnh Chi bị vua chê nghèo và dung mạo xấu xí nhưng ông không nản lòng mà làm một bài thơ khiến vua nể phục.
→ Bài học: Kiên trì, chăm chỉ, không ngại tình hình khó khăn, gian khổ để rèn luyện bản thân cố gắng và đạt được thành tích cao.
b. Chỉ ra những biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân
Trình bày: Em hãy nêu những biểu hiện của sự nỗ lực hoàn thiện bản thân. Em làm thế nào để xác định được những biểu hiện đó?
Nội dung ghi nhớ:
- Biểu hiện:
+ Cần cù, siêng năng.
+ Tìm cho mình một tấm gương có thể học hỏi.
+ Suy nghĩ tích cực, lạc quan.
+ Cố gắng không ngừng nghỉ dù hoàn cảnh có khó khăn ra sao.
+ Đọc sách.
+ Đặt mục tiêu.
+ Rèn luyện sức khỏe tốt.
- Cách xác định:
+ Hiểu rõ mong muốn và mục tiêu của bản thân.
+ Tin tưởng bản thân mình chắc chắn sẽ làm được.
+ Không để ý đến những tác động xung quanh ảnh hưởng đến sự nỗ lực của mình.
c. Chia sẻ những khó khăn trong việc nỗ lực hoàn thiện bản thân và đề xuất cách khắc phục.
Trình bày: Trong quá trình hoàn thiện bản thân em đã gặp những khó khăn gì. Em hãy chia sẻ những khó khăn khi thực hiện quá trình đó.
Nội dung ghi nhớ:
- Khó khăn: Luôn lo sợ mọi sự nỗ lực của mình sẽ không thành công
→ Cách khắc phục: Đọc sách để lấy thêm động lực và giúp suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn.
- Khó khăn: Luôn gặp phải những ánh mắt, lời nói dè bỉu, chê bai khiến bản thân chùn bước, nản chí.
→ Cách khắc phục: Không để ý và phải không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu để khiến mọi người từ chê bai thành công nhận.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Để khám phá nét riêng của bản thân, bạn nên làm gì?
a) So sánh bản thân với người khác để tìm ra điểm khác biệt.
b) Thử nghiệm nhiều hoạt động khác nhau để tìm ra điều mình yêu thích.
c) Luôn làm theo ý kiến của người khác.
d) Chỉ tập trung vào những gì mình đã biết.
Câu 2: Điểm yếu của bản thân có ý nghĩa như thế nào?
a. Là điều đáng xấu hổ và cần che giấu.
b. Là rào cản lớn nhất để thành công.
c. Là cơ hội để chúng ta học hỏi và phát triển bản thân.
d. Là điều không thể thay đổi.
Câu 3: Biểu hiện nào sau đây cho thấy bạn đang nỗ lực hoàn thiện bản thân?
a. Luôn hài lòng với những gì mình có.
b. Sẵn sàng học hỏi những điều mới và thử thách bản thân.
c. Tránh né những khó khăn và thử thách.
d. Chỉ tập trung vào điểm mạnh của mình.
Câu 4: Tại sao việc xác định điểm mạnh và điểm yếu lại quan trọng?
a. Để so sánh với người khác.
b. Để tìm ra những người giỏi hơn mình.
c. Để xây dựng kế hoạch phát triển bản thân hiệu quả.
d. Để tìm ra lý do tại sao mình thất bại.
Câu 5: Khi gặp thất bại, bạn nên làm gì?
a. Buông bỏ và từ bỏ.
b. Tìm hiểu nguyên nhân và rút ra bài học.
c. Trách móc người khác.
d. So sánh mình với những người thành công hơn.
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | C | B | C | B |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hãy tìm hiểu và chia sẻ ngắn về kết quả của em trong việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân