Slide bài giảng HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường, tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên (phần 2)

Slide điện tử Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường, tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên (phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 11 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 6. HOẠT ĐỘNG 3, 4

KHỞI ĐỘNG

- GV tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi:

https://youtu.be/1qmea-XOu2Y?si=aUEC3FiSXWUhrcTh 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các thực trạng, hậu quả và biện pháp cần bảo vệ môi trường trong video trên?

A. NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Báo cáo kết quả khảo sát và đề xuất kiến nghị về bảo vệ môi trường 
  • Chủ động, tích cực bảo tồn cảnh quan thiên nhiên 
  • Luyện tập
  • Vận dụng

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Báo cáo kết quả khảo sát và đề xuất kiến nghị về bảo vệ môi trường

a. Báo cáo kết quả thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên và tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường

Trình bày: 

+ Thực trạng môi trường tự nhiên:

  • Biểu hiện cụ thể.
  • Đánh giá mức độ ô nhiễm.

+ Nguyên nhân của thực trạng.

+ Tác động của các hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường tự nhiên.

+ ...

Nội dung ghi nhớ:

Gợi ý:

- Thực trạng: Ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí.

- Nguyên nhân:

+ Khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp.

+ Sử dụng thuốc trừ sâu.

+ Chặt phá rừng.

- Tác động của các hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường tự nhiên:

+ Tích cực:

  • Hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới (xây dựng các công viên vui chơi giải trí, công viên cây xanh,...), góp phần cải thiện môi trường.
  • Tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải góp phần cải thiện chất lượng môi trường và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải.

+ Tiêu cực:

  • Tăng nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Phát sinh nhiều chất thải.

Hoạt động nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa không thân thiện với môi trường vào Việt Nam.

b. Trao đổi, nhận xét về kết quả khảo sát 

Trình bày: 

+ Kết quả khảo sát cho thấy bức tranh chung về môi trường tại địa phương chúng ta như thế nào?

+ Điều gì khiến em hài lòng, hoặc lo lắng về kết quả khảo sát này?

+ Nếu trong vai người lãnh đạo địa phương/chủ cơ sở sản xuất kinh doanh/người dân trong khu vực chịu tác động của biến đổi môi trường, em quan tâm đến khía cạnh nào của kết quả khảo sát? 

Nội dung ghi nhớ:

Kết quả khảo sát cho thấy những thực trạng đáng lo ngại về môi trường hiện nay (GV căn cứ vào phần trình bày của HS để kết luận).

c. Đưa ra kiến nghị về bảo vệ môi trường dựa vào các kết quả khảo sát đã thực hiện

Trình bày: Kiến nghị theo những cách thức đa dạng: bản kiến nghị bằng lời; hình ảnh/biểu tượng, tranh poster,...

Nội dung ghi nhớ:

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước:

- Cần nâng cao ý thức sử dụng và xử lí rác thải của người dân.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường.

- Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tại khu dân cư và kể cả các khu công nghiệp, nông nghiệp.

=> Ở lứa tuổi trung học phổ thông, mỗi chúng ta đã đủ lớn và có hiểu biết để cùng tham gia ý kiến và cùng hành động để bảo vệ môi trường của địa phương.

d. Liên hệ những hành động HS có thể làm để cùng tham gia thực hiện các kiến nghị đó

Trình bày: Viết ra ít nhất 2 hành động mình có thể làm để cùng thực hiện các kiến nghị đã đề xuất.

Nội dung ghi nhớ:

Đóng góp bằng việc làm cụ thể của mỗi người, dù nhỏ, sẽ góp phần tạo thành những nỗ lực chung lớn hơn để góp phần giải quyết vấn đề môi trường tại địa phương, giúp cho cuộc sống của mỗi người ngày một tốt đẹp hơn.

2. Chủ động, tích cực bảo tồn cảnh quan thiên nhiên 

a. Trao đổi về những hành động, việc làm nhằm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

Trình bày: 

Đọc gợi ý trong SGK tr.56:

  • Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường khi đến tham quan.
  • Tham gia giới thiệu, quảng bá về cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
  • Đăng kí tham gia các hoạt động tình nguyện để giữ gìn môi trường cho cảnh quan thiên nhiên.
  • Vận động bạn bè, người thân cùng chia sẻ trách nhiệm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
  • Phản đối những việc làm gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên. 

+ Trao đổi về những hành động cần thiết nhằm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

Nội dung ghi nhớ:

Việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, chính quyền địa phương, mà cần cả sự chung tay, tích cực, chủ động của mọi người dân địa phương – trong đó có HS chúng ta.

b. Chia sẻ về những hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên mà em từng tham gia thực hiện 

Trình bày: Chia sẻ những việc mà em đã làm để bào tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

Nội dung ghi nhớ:

Hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên:

- Tham gia cùng bố mẹ để tổng vệ sinh khu vực xung quanh nơi có cảnh quan.

- Tham gia trồng cây làm đẹp cảnh quan.

=> Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cũng chính là quan tâm bảo vệ một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. 

c. Đề xuất một hoạt động cụ thể và xây dựng kế hoạch bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của địa địa phương

Trình bày: Thảo luận theo nhóm và đề xuất hoạt động cụ thể và xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

Nội dung ghi nhớ:

ĐỂ XUẤT MỘT HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Tên hoạt động: Ngày cuối tuần hữu ích

Mục đích hoạt động: Cùng cộng đồng khu dân cư tham gia hướng dẫn du khách đến tham quan cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

Thời gian tham gia: Các ngày thứ Bảy của tuần thứ hai và tuần thứ tư hằng tháng.

Người tham gia: Học sinh tổ 4, lớp 11C, trường THPT A.

Điều kiện tham gia: Có hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên nơi mình hướng dẫn; sắp xếp được thời gian cá nhân.

Nội dung hoạt động:

+ Giới thiệu với du khách về cảnh quan thiên nhiên.

+ Cung cấp thông tin chung cho du khách về địa điểm tham quan (ví dụ: nơi nào nên đi trước, đi sau; cần lưu ý gì ở mỗi địa điểm,...).

+ Hướng dẫn du khách giữ gìn vệ sinh chung (ví dụ: chỉ đường tới nhà vệ sinh công cộng; nơi đặt thùng rác, vòi nước công cộng,...).

+ Cung cấp hỗ trợ khác mà du khách có thể cần.

d. Chia sẻ kế hoạch của em với thầy cô, các bạn và người thân để kêu gọi mọi người cùng tham gia

Trình bày: Sử dụng các kênh thông tin khác nhau để chia sẻ về nội dung kế hoạch đã lập, kêu gọi mọi người cùng tham gia với nhóm/lớp (kênh trực tiếp; kênh qua mạng xã hội; bảng tin của lớp/trường;...).

Nội dung ghi nhớ:

- HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý của GV.

- GV theo dõi và đánh giá quá trình học tập, khả năng làm việc nhóm của HS, hỗ trợ HS khi cần.

e. Thực hiện hoạt động đã đề xuất và chia sẻ kết quả

Trình bày: Chia sẻ kết quả thực hiện theo gợi ý SGK tr.57.

Nội dung ghi nhớ:

+ Những việc thực hiện tốt.

+ Những người em đã kêu gọi tham gia.

+ Những hạn chế của kế hoạch và khó khăn khi thực hiện kế hoạch.

+ Cảm nhận của em sau khi tham gia thực hiện hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và kêu gọi được mọi người cùng tham gia.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Mục đích chính của việc báo cáo kết quả khảo sát về môi trường là gì?

a) Để hoàn thành bài tập.

b) Để thể hiện khả năng viết báo cáo.

c) Để cung cấp thông tin về tình trạng môi trường và đề xuất giải pháp.

d) Để so sánh với các khu vực khác.

Câu 2: Khi đề xuất kiến nghị về bảo vệ môi trường, điều quan trọng nhất là gì?

a) Đề xuất những ý tưởng mới lạ, độc đáo.

b) Đề xuất những giải pháp khả thi và thực tế.

c) Đề xuất những giải pháp phức tạp, toàn diện.

d) Đề xuất những giải pháp dễ thực hiện nhất.

Câu 3: Hành động nào sau đây thể hiện việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

a) Vứt rác bừa bãi ở công viên.

b) Tích cực trồng cây xanh.

c) Săn bắt động vật hoang dã.

d. Xả nước thải chưa qua xử lý ra sông, hồ.

Câu 4: Khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, chúng ta nên?

a. Chỉ làm theo yêu cầu của người khác.

b. Tích cực tham gia và vận động mọi người cùng tham gia.

c. Làm cho xong nghĩa vụ.

d. Không quan tâm đến những hoạt động này.

Câu 5: Ý nghĩa của việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên là gì?

a. Để có nhiều nơi vui chơi giải trí.

b. Để bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.

c. Để tăng thu nhập cho người dân.

d. Để làm đẹp cho thành phố.

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

B

B

B

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hãy tìm hiểu và chia sẻ ngắn về kết quả của em trong việc chủ động, tích cực bảo tồn cảnh quan thiên nhiên