Slide bài giảng HĐTN 11 cánh diều Chủ đề 7: Thế giới nghề nghiệp (phần 1)

Slide điện tử Chủ đề 7: Thế giới nghề nghiệp (phần 1). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 11 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 7. HOẠT ĐỘNG 1 – 3 

KHỞI ĐỘNG

- GV tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi:

https://youtu.be/KAEHU7pyEcA?si=hOsw-xGa0lcEPo_m 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua video trên kết hợp với thực tế, em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn? Giải thích vì sao lại chọn nguyên nhân đó.

A. NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Phân loại các nhóm nghề cơ bản trong xã hội hiện nay 
  • Khám phá đặc trưng, yêu cầu của các nhóm nghề cơ bản 
  • Chia sẻ ý nghĩa của việc bảo đảm an toàn và nghề nghiệp của người
  • Luyện tập
  • Vận dụng

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Phân loại các nhóm nghề cơ bản trong xã hội hiện nay

a. Tìm hiểu cách phân loại nhóm nghề 

Trình bày: 

Nhóm 1: Phân loại nhóm nghề theo nhóm năng lực nghề nghiệp (ILO).

CHỦ ĐỀ 7. HOẠT ĐỘNG 1 – 3 

Nhóm 2: Phân loại nhóm nghề dựa trên đặc điểm, tính chất công việc (theo Lí thuyết về nghề nghiệp của Jonh Lewis Holland).

CHỦ ĐỀ 7. HOẠT ĐỘNG 1 – 3 

Nhóm 3: Phân loại nhóm nghề dựa trên cấp độ kĩ năng và kĩ năng chuyên môn (theo Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2020 Ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam).

Nội dung ghi nhớ:

Xã hội có rất nhiều nhóm nghề, việc phân loại nhóm nghề dựa trên các cách khác nhau sẽ giúp chúng ta có định hướng rõ hơn cho việc chọn nghề tương lai.

b. Xác định một cách phân loại nhóm nghề và lập danh mục các nghề cơ bản theo cách phân loại nhóm nghề đó

Trình bày: Chọn cách phân loại nhóm nghề và lập danh mục các nghề cơ bản theo cách phân loại nhóm nghề đó.

Nội dung ghi nhớ:

Phân loại nhóm nghề theo nhóm năng lực nghề nghiệp (theo tổ chức Lao động quốc tế ILO)

Nhóm nghề ngôn ngữ

Biên dịch viên, phiên dịch viên,...

Nhóm nghề phân tích - logic

Phân tích tài chính, phân tích dữ liệu, phân tích thị trường,...

Nhóm nghề hình học - màu sắc - thiết kế

Nhà thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, kiến trúc sư, thiết kế nội thất,...

Nhóm nghề làm việc với con người

Nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên tư vấn, nhân viên phục vụ, nhân viên y tế,...

Nhóm nghề thể chất - cơ khí

thợ sửa xe, thợ cơ khí, thợ sửa chữa điện,...

2. Khám phá đặc trưng, yêu cầu của các nhóm nghề cơ bản

a. Thảo luận, chia sẻ về đặc trưng của từng nhóm nghề trong xã hội theo danh mục nhóm nghề đã lập ở Hoạt động 1

Trình bày: Tìm hiểu về đặc trưng của từng nhóm nghề:

Nhóm 1:  Đặc trưng của nhóm nghề theo nhóm năng lực nghề nghiệp. 

Nhóm 2: Đặc trưng của nhóm nghề dựa trên đặc điểm, tính chất công nghiệp.

Nhóm 3: Đặc trưng của nhóm nghề dựa trên cấp độ kĩ năng và kĩ năng chuyên môn.

Nội dung ghi nhớ:

- Nhóm nghề nghiên cứu: thường thực hiện việc quan sát, tìm tòi, khám phá, điều tra, phân tích, đánh giá hoặc giải quyết vấn đề,...

- Nhóm nghề nghệ thuật: thường xuyên làm việc với các vật thể liên quan đến hình khối, màu sắc, âm thanh,...

- Nhóm nghề xã hội: thường xuyên tiếp xúc với con người trong các mối quan hệ xã hội,...

- Nhóm nghề kỹ thuật: yêu cầu các kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, bao gồm khả năng đọc và hiểu các bản vẽ kỹ thuật, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật phức tạp và đưa ra quyết định có tính toàn vẹn cho thiết kế và sản xuất.

- Nhóm nghề quản lí: đòi hỏi trí tuệ, khả năng lãnh đạo, khả năng làm việc độc lập và tự quyết định.

b. Xác định yêu cầu của từng nhóm nghề trên

Trình bày: Xác định yêu cầu của từng nhóm nghề.

Nội dung ghi nhớ:

Ví dụ:

+ Nhóm nghề xã hội: công việc đòi hỏi năng lực giao tiếp, ứng xử và kiên trì, nhẫn nại.

+ Nhóm nghề nghiên cứu: công việc đòi hỏi năng lực tư duy chính xác, tỉ mỉ.

+ Nhóm nghề nghệ thuật: công việc đòi hỏi trí tưởng tượng, óc sáng tạo và trực giác.

3Chia sẻ ý nghĩa của việc bảo đảm an toàn và nghề nghiệp của người

a. Xác định biểu hiện của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động

Trình bày: Quan sát và chỉ ra các biểu hiện của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.

Nội dung ghi nhớ:

- Đảm bảo an toàn:

+ Thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ.

+ Có hệ thống cảnh báo mất an toàn.

+ Có quy định, hướng dẫn thực hiện an toàn lao động.

- Đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp:

+ Có chế độ nghỉ ngơi hợp lí.

+ Thực hiện chế độ bảo hiểm y tế.

+ Quan tâm, chăm sóc sức khỏe tinh thần của người lao động.

b. Chia sẻ về ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn lao động và không đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp của người lao động

Trình bày: Tìm hiểu về ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn lao động và không đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp của người lao động 

Nội dung ghi nhớ:

+ Đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người lao động.

+ Nâng cao năng suất lao động.

+ Giảm chi phí do chữa bệnh, chi phí thiệt hại do tai nạn lao động gây ra.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Dựa vào tính chất công việc, người ta thường chia các nhóm nghề thành mấy loại chính?

a) 2 loại

b) 3 loại

c) 4 loại

d) 5 loại

Câu 2: Nhóm nghề nào sau đây thường làm việc chủ yếu với con số và máy tính?

a) Nghề nông nghiệp

b) Nghề công nghiệp

c) Nghề dịch vụ

d) Nghề trí thức

Câu 3: Yêu cầu quan trọng nhất đối với người làm nghề y là gì?

a) Khả năng giao tiếp tốt

b) Kiến thức chuyên môn sâu rộng

c) Sức khỏe tốt

d) Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Tại sao việc bảo đảm an toàn lao động lại quan trọng?

a) Để tăng năng suất lao động

b) Để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động

c) Để giảm thiểu tai nạn lao động

d) Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Nhóm nghề nào thường làm việc ngoài trời nhiều nhất?

a) Nghề nông nghiệp

b) Nghề công nghiệp

c) Nghề dịch vụ

d) Nghề nghệ thuật

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

B

D

D

D

A

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hãy tìm hiểu và chia sẻ ngắn về kết quả của em trong việc khám phá đặc trưng, yêu cầu của các nhóm nghề cơ bản