Slide bài giảng Âm nhạc 8 cánh diều Bài 9 Tiết 2: Nghe bản nhạc Long ngâm, Nhã nhạc cung đình Huế; Ôn tập bài hát Xuân quê hương

Slide điện tử Bài 9 Tiết 2: Nghe bản nhạc Long ngâm, Nhã nhạc cung đình Huế; Ôn tập bài hát Xuân quê hương. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 8 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 9 - TIẾT 2

NGHE BẢN NHẠC LONG NGÂM; NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

ÔN TẬP BÀI HÁT XUÂN QUÊ HƯƠNG 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS hát một câu dân ca.

- GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe bản nhạc Long ngâm; Nhã nhạc cung đình Huế

* Nhiệm vụ 1. Nghe bản nhạc Long ngâm

- GV giới thiệu tên bản nhạc, xuất xứ và nêu những yêu cầu khi nghe nhạc.

- GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ nhất

https://youtu.be/6PTd3JT2lyU

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm:

+ Bản nhạc Long ngâm được diễn tấu bằng các loại nhạc cụ gì? 

+ Bản nhạc được chơi với nhịp độ nhanh hay chậm?

+ Bản nhạc được chơi với cường độ mạnh hay nhẹ?

+ Bản nhạc có tính chất âm nhạc như thế nào?

+ Nêu cảm nhận của em về bản nhạc.

- Sau khi HS trả lời, GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ hai, kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

Nội dung ghi nhớ:

- Long ngâm là một bài Nhã nhạc cung đình Huế.

- Bản nhạc được tấu lên trong nghi lễ tế trời và các lễ tế khác.

- Bản nhạc được diễn tấu bằng các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam, với nhịp độ và cường độ vừa phải, thể hiện sự trang trọng.

* Nhiệm vụ 2. Nhã nhạc cung đình Huế 

- GV cho HS xem một vài hình ảnh về Cố đô Huế và dàn Nhã nhạc cung đình Huế.

BÀI 9 - TIẾT 2BÀI 9 - TIẾT 2

Cố đô Huế

BÀI 9 - TIẾT 2BÀI 9 - TIẾT 2

Nhã nhạc cung đình Huế

- GV yêu cầu HS nghiên cứu kiến thức trong SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi dưới đây:

+ Nhã nhạc cung đình Huế thường được trình diễn trong những dịp nào?

+ Nhã nhạc cung đình Huế là loại hình nghệ thuật có tính nghiệp dư hay chuyên nghiệp?

+ Nhã nhạc cung đình Huế gồm những loại nhạc nào?

+ Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi danh là gì?

+ Quan sát hình ảnh biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế và nêu tên những loại nhạc cụ mà em biết. 

+ Hãy kể tên một vài bản nhã nhạc hoặc bài dân ca Huế mà em biết.

BÀI 9 - TIẾT 2

- GV cho HS quan sát về Nhã nhạc cung đình Huế: https://youtu.be/YsYaqev7OIE 

Nội dung ghi nhớ:

* Nhã nhạc cung đình Huế 

- Là thể loại nhạc của cung đình các triều đại nhà Nguyễn, được trình diễn trong các dịp triều hội, tế lễ, hoặc các sự kiện trọng đại như lễ đăng quang của nhà vua, đón tiếp sứ thần,...

- Là loại hình nghệ thuật có tính chuyên nghiệp với các nhạc công, ca công, vũ công đều được đào tạo có tay nghề cao và trang phục biểu diễn cũng được thiết kế rất công phu.

- Gồm nhạc lễ nghi thờ cúng và nhạc lễ nghi triều chính, múa cung đình, ca nhạc thính phòng và kịch hát (tuồng cung đình). Các quy định về tổ chức dàn nhạc, cách thức diễn xướng, hệ thống bài bản,... của nhã nhạc rất chặt chẽ, mang tính thẩm mĩ cao.

- Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi danh là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Xuân quê hương

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

- GV cho HS nghe lại bài hát, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng.

- GV mở nhạc đệm và chỉ huy hát 1 – 2 lần (yêu cầu HS thể hiện sắc thái vui tươi, trong sáng), GV sửa lỗi sai (nếu có).

- GV mở nhạc đệm và yêu cầu HS hát một đến hai lần, thể hiện sắc thái vui tươi, trong sáng. GV sửa sai cho HS (nếu có).

https://youtu.be/UcuA2TwYqjE 

- GV hướng dẫn HS luyện tập bài hát theo hai hình thức:

+ Hát có lĩnh xướng.

+ Hát đối đáp.

Nội dung ghi nhớ:

- Hát lĩnh xướng:

+ Đoạn 1: Lĩnh xướng: Xuân đang về ... đón xuân.

+ Đoạn 2: Đồng ca: Tiếng chim ... mùa xuân.

- Hát đối đáp:

+ Nhóm 1: Xuân đang về ... đón xuân. 

+ Nhóm 2: Tiếng chim ... a í a.

+ Hai nhóm cùng hát: Ta hát lên ... mùa xuân.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- GV hướng dẫn HS về nhà:

+ Tập biểu diễn bài hát Xuân quê hương theo các hình thức khác nhau.

- GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học sau:

+ Luyện đọc nhạc có tiết tấu đảo phách; Bài đọc nhạc số 5.

+ Bài hòa tấu số 5.

......................................................…