Slide bài giảng Âm nhạc 8 cánh diều Bài 11 Tiết 2: Nghe hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc; Thể loại hợp xướng; Ôn tập bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ

Slide điện tử Bài 11 Tiết 2: Nghe hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc; Thể loại hợp xướng; Ôn tập bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 8 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 11 - TIẾT 2

NGHE HỢP XƯỚNG CA NGỢI TỔ QUỐC

THỂ LOẠI HỢP XƯƠNG

ÔN TẬP BÀI HÁT BAY CAO TIẾNG HÁT ƯỚC MƠ 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS hát 3 nốt của hợp âm Đô trưởng (C, E, G) sao cho hòa quyện.

- GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc; Thể loại hợp xướng

Nhiệm vụ 1. Nghe hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc

- GV giới thiệu tên bài hát, xuất xứ và nêu những yêu cầu khi nghe nhạc.

- GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ nhất:

https://youtu.be/3WkkqwJssHU

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm:

+ Bản hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc được thể hiện bởi những giọng hát nào?

+ Bản hợp xướng được thể hiện ở nhịp độ nhanh hay chậm?

+ Nội dung bản hợp xướng thể hiện điều gì?

+ Giai điệu của bản hợp xướng có tính chất âm nhạc như thế nào?

+ Nêu cảm nhận của em về tác phẩm.

- Sau khi HS trả lời, GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ hai, kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

Nội dung ghi nhớ:

- Tác giả:

BÀI 11 - TIẾT 2

+ Nhạc sĩ Hồ Bắc (1930 – 2021) trước đây công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam.

+ Ông sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau: ca khúc, hợp xướng, nhạc sân khấu, nhạc phim.

+ Ở thể loại ca khúc, có thể kể đến một số tác phẩm: Làng tôi, Ca ngợi Tổ quốc, Bến cảng quê hương tôi,...

+ Năm 2001, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật.

- Tác phẩm:

+ Hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc là một trong những tác phẩm nổi tiếng được nhạc sĩ Hồ Bắc sáng tác nhân dịp chào mừng 15 năm ngày Quốc khánh (02/09/1960). Bản hợp xướng được thể hiện bởi bốn bè giọng: nữ cao, nữ trầm, nam cao và nam trầm. 

+ Với giai điệu khi thì êm dịu, tha thiết, khi thì hào hùng, mãnh liệt, bản hợp xướng đã thể hiện một tình yêu quê hương đất nước lớn lao, làm rung động lòng người suốt nhiều năm qua...

*Nhiệm vụ 2. Thể loại hợp xướng

- GV cho HS xem một vài hình ảnh các dàn hợp xướng: 

BÀI 11 - TIẾT 2

Hợp xướng hỗn hợp

BÀI 11 - TIẾT 2

Hợp xướng nam

BÀI 11 - TIẾT 2

Hợp xướng nữ

BÀI 11 - TIẾT 2

Hợp xướng trẻ em

- GV yêu cầu HS nghiên cứu kiến thức trong SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi dưới đây:

+ Thể loại hợp xướng bao gồm những bè giọng nào?

+ Số lượng thành viên của một dàn hợp xướng khoảng chừng bao nhiêu người?

+ Có thể tổ chức dàn hợp xướng theo những cách nào?

+ Khi hát hợp xướng, âm thanh giữa các bè cần phải như thế nào?

+ Hát hợp xướng và hát đồng ca có điểm gì khác nhau không?

+ Nêu ra một vài tiết mục biểu diễn hợp xướng mà em biết.

- GV cho HS nghe một số trích đoạn về thể loại hợp xướng:

+ Trống cơm: https://youtu.be/LtHuJWvVXe0 

+ Tổ quốc: https://youtu.be/ErTP-IhmwjI 

+ Bèo dạt mây trôi: https://youtu.be/oZB3kgWGJWs 

Nội dung ghi nhớ:

- Hợp xuống là thể loại nhạc hát nhiều bè, thường bao gồm bè giọng nữ cao (soprano), nữ trầm (alto), nam cao (tenor) và nam trầm (bass).

- Số thành viên của một dàn hợp xướng có thể từ vài chục đến hàng trăm người hát.

- Hợp xướng có thể hát với dàn nhạc đệm hoặc hát không có dàn nhạc đệm (a cappella).

- Thường có một số cách tổ chức dàn hợp xướng như:

+ Hợp xướng hỗn hợp (gồm các bè giọng nam và giọng nữ): tạo ra màu sắc phong phú để biểu hiện nhiều hình tượng âm nhạc đa dạng.

+ Hợp xướng nam: âm thanh đầy đặn, tạo ra không khí trang nghiêm, hùng tráng.

+ Hợp xướng nữ: thể hiện những cảm xúc tươi mát, nhẹ nhàng, ấm cúng.

+ Hợp xướng trẻ em: âm thanh trong trẻo, thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng.

- Khi hát hợp xướng, âm thanh giữa các bè phải hòa quyện với nhau và phải cân bằng âm lượng, không được bè nào át bè nào.

- Sự khác nhau giữa hát hợp xướng và hát đồng ca:

+ Đồng ca thường chỉ hát một bè, được tổ chức và luyện tập một cách đơn giản.

+ Hợp xướng thường hát nhiều bè giọng khác nhau nên âm thanh hài hòa, đầy đặn, nhiều màu sắc, được tổ chức và luyện tập một cách bài bản, có người chỉ huy,...

Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

- GV cho HS nghe lại bài hát, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng.

- GV mở nhạc đệm và chỉ huy hát 1 – 2 lần (yêu cầu HS thể hiện tình cảm thiết tha, trìu mến), GV sửa lỗi sai (nếu có).

- GV mở nhạc đệm và yêu cầu HS hát một đến hai lần, thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng. GV sửa sai cho HS (nếu có).

https://youtu.be/zXnRmlKnvcQ

- GV hướng dẫn HS luyện tập bài hát theo hai hình thức:

+ Hát có lĩnh xướng.

+ Hát đối đáp.

Nội dung ghi nhớ:

- Hát có lĩnh xướng

+ Lời 1: Đồng ca đoạn 1 và đoạn 2: Đỏ thắm ... ngát hương.

+ Lời 2: Lĩnh xướng đoạn 1: Nồng ấm ... đêm dài.

Đồng ca đoạn 2: Bay cao ... xiết bao.

+ Lời 1: Đồng ca đoạn 1: Đỏ thắm ... trông chờ.

- Hát đối đáp

+ Lời 1: Hai nhóm cùng hát đoạn 1 và đoạn 2: Đỏ thắm ... ngát hương.

+ Lời 2: 

  • Nhóm 1: Nồng ấm ... rực rỡ.

  • Nhóm 2: Rộng cánh chim ... đêm dài.

  • Nhóm 1: Bay cao ... vì sao.

  • Nhóm 2: Em di ... xiết bao.

+ Lời 1: Hai nhóm cùng hát đoạn 1: Đỏ thắm ... trông chờ.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- GV chốt lại kiến thức của tiết học và nhận xét giờ học:

+ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Bay cao tiếng hát ước mơ; hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc vận động theo nhạc.

+ Cảm nhận vẻ đẹp tác phẩm Ca ngợi Tổ quốc.

+ Biết về hình thức thể loại hợp xướng.

- GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học sau:

+ Luyện đọc gam Đô trưởng theo mẫu.

+ Bài đọc nhạc số 6

+ Bản hòa tấu số 6.

......................................................…