Slide bài giảng Âm nhạc 8 cánh diều Bài 15 Tiết 2: Sênh tiền và tính tẩu; Ôn tập bài hát Mùa hạ và những chùm hoa nắng; Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát Mùa hạ và những chùm hoa nắng

Slide điện tử Bài 15 Tiết 2: Sênh tiền và tính tẩu; Ôn tập bài hát Mùa hạ và những chùm hoa nắng; Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát Mùa hạ và những chùm hoa nắng. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 8 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 15 - TIẾT 2

SÊNH TIỀN VÀ TÍNH TẨU

ÔN TẬP BÀI HÁT MÙA HẠ VÀ NHỮNG CHÙM HOA NẮNG

THỂ HIỆN TIẾT TẤU VÀ ỨNG DỤNG ĐỆM CHO BÀI HÁT MÙA HẠ VÀ NHỮNG CHÙM HOA NẮNG

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS kể tên những nhạc cụ dân tộc đã được học ở lớp 6 và lớp 7.

- GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sênh tiền và tính tẩu

- GV cho HS xem đoạn trích biểu diễn sênh tiền và tính tẩu:

+ Sênh tiền: 

https://youtu.be/4iondooI1Tk?si=0eICnDThLuH3FmHi 

+ Tính tẩu: 

https://youtu.be/h3SFXfVpyxE?si=9_2KiErgAY2AjmDn 

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về sênh tiền và tính tẩu.

+ Sênh tiền:

BÀI 15 - TIẾT 2

BÀI 15 - TIẾT 2

+ Tính tẩu:

BÀI 15 - TIẾT 2

BÀI 15 - TIẾT 2

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:

+ Sênh tiền (tính tẩu) có những bộ phận chính nào?

+ Người ta chơi sênh tiền (tính tẩu) bằng cách nào?

+ Âm sắc của sênh tiền (tính tẩu) như thế nào?

+ Sênh tiền (tính tẩu) có thể được sử dụng với những hình thức biểu diễn nào?

+ Kể tên một số nhạc cụ của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc mà em biết.

- GV cho HS xem thêm video minh họa về sênh tiền và tính tẩu:

+ Sênh tiền: 

https://youtu.be/_95tSF-k2T8?si=Zlew3c1w44ZQDDrc 

https://youtu.be/GrNjpfDZHFg?si=shIil3JFZrgVG7cc 

+ Tính tẩu: 

https://youtu.be/mCjvQ59EFTQ?si=ruEzpGUTw1_2CpHj (0p52 – 11p08)

https://youtu.be/DNtgC-y58fw?si=11SyVi2wWghR8m8_ 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thực hiện tìm hiểu về sênh tiền và tính tẩu.

- HS lắng nghe, tiếp nhận các nhiệm vụ và hoàn thành.

Nội dung ghi nhớ:

- Sênh tiền:

+ Là nhạc cụ gõ độc đáo của Việt Nam, được tạo bởi 3 thanh gỗ cứng.

+ Cấu tạo:

  • Thanh thứ nhất và thanh thứ hai một đầu được nối với nhau bằng dây da ngắn, đầu kia gắn các cọc tiền kim loại.

  • Bề mặt hai thanh gỗ được khía răng cưa theo chiều ngang.

  • Thanh gỗ thứ ba không có cọc tiền, hàng răng cưa khía ở bên cạnh.

+ Được chơi bằng cách rập – mở, lắc nhanh hai thanh có dây nối hoặc dùng thanh gỗ thứ ba đập, quẹt vào hai thanh gỗ kia,...

+ Âm thanh nghe rộn ràng, vui tươi.

+ Là nhạc cụ gõ, đồng thời cũng là đạo cụ dùng cho múa.

- Tính tẩu:

+ Là nhạc cụ truyền thống đặc sắc, gắn liền với đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái.

+ Cấu tạo:

  • Đàn có loại 2 dây và 3 dây.

  • Cần đàn dài, không gắn phím.

  • Bầu đàn được làm bằng nửa quả bầu khô có khoét lỗ nhỏ để thoát âm, mặt đàn được làm bằng gỗ mỏng.

+ Khi chơi đàn, người ta dùng ngón trỏ tay phải gẩy vào dây đàn, tay trái đỡ cần đàn, các ngón bấm vào dây để tạo cao độ cho âm thanh.

+ Âm sắc của tính tẩu hơi đục, ấm áp và êm dịu.

+ Dùng để độc tấu, đệm hát và chơi giai điệu múa.

+ Là nhạc cụ thường gắn liền với hát then – một loại hình âm nhạc tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Tày, Nùng, Thái, đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2019.

Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Mùa hạ và những chùm hoa nắng

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

- GV cho HS nghe lại bài hát, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng.

- GV mở nhạc đệm và chỉ huy hát 1 – 2 lần (yêu cầu HS thể hiện tình cảm thiết tha, trìu mến), GV sửa lỗi sai (nếu có).

https://youtu.be/C_XJnQh128Y?si=-3tYdr39nYmR1jel

- GV hướng dẫn HS luyện tập bài hát theo hai hình thức:

+ Hát có lĩnh xướng.

+ Hát đối đáp.

Nội dung ghi nhớ:

- Hát có lĩnh xướng:

+ Đoạn 1: Đồng ca: Em yêu ... nắng vàng.

+ Đoạn 1: Lĩnh xướng: Em yêu ... nắng vàng.

+ Đoạn 2: Đồng ca: Hạt nắng ... rơi đầy.

- Hát đối đáp:

+ Đoạn 1:

  • Nhóm 1: Em yêu ... qua mau.

  • Nhóm 2: Loài chim én ... tình thân.

+ Đoạn 2: Hai nhóm cùng hát: Hạt nắng ... rơi đầy.

Hoạt động 3: Thể hiện tiết tấu; ứng dụng đệm cho bài hát Mùa hạ và những chùm hoa nắng

Nhiệm vụ 1. Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể

- GV yêu cầu HS vỗ tay theo 2 mẫu tiết tấu.

Mẫu 1

BÀI 15 - TIẾT 2

Mẫu 2

BÀI 15 - TIẾT 2

- GV làm mẫu, yêu cầu các nhóm luyện tập với tambourine và song loan.

- GV làm mẫu, yêu cầu các nhóm luyện tập với động tác cơ thể.

Nhiệm vụ 2. Ứng dụng đệm cho bài hát Mùa hạ và những chùm hoa nắng

- GV đệm mẫu các câu hát đầu tiên của đoạn 1 và đoạn 2 rồi yêu cầu HS luyện tập đệm cho hai đoạn của bài hát.

- GV yêu cầu HS trình diễn theo nhóm, cặp, cá nhân.

- GV đưa ra các phương án để HS lựa chọn:

+ Vừa hát, vừa gõ đệm.

+ Một nhóm hát, một nhóm gõ đệm.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- GV chốt lại kiến thức của tiết học và nhận xét giờ học:

+ Biết về đặc điểm của sênh tiền và tính tẩu.

+ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Mùa hạ và những chùm hoa nắng; hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc vận động theo nhạc.

+ Tập bài hát Mùa hạ và những chùm hoa nắng kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ, động tác cơ thể.

- GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học sau:

+ Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 8.

+ Nhạc cụ: Bài hòa tấu số 8.

+ Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện mẫu tiết tấu bằng cốc nhựa.

......................................................…