Slide bài giảng Âm nhạc 8 cánh diều Bài 3 Tiết 1: Hát bài Bản làng tươi đẹp; Trải nghiệm và khám phá: Sưu tầm một số câu thơ lục bát được dùng để phát triển thành lời ca trong Dân ca quan họ Bắc Ninh

Slide điện tử Bài 3 Tiết 1: Hát bài Bản làng tươi đẹp; Trải nghiệm và khám phá: Sưu tầm một số câu thơ lục bát được dùng để phát triển thành lời ca trong Dân ca quan họ Bắc Ninh. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 8 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 3 - TIẾT 1

HÁT – BÀI HÁT BẢN LÀNG TƯƠI ĐẸP 

TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: SƯU TẦM MỘT SỐ CÂU THƠ LỤC BÁT ĐƯỢC DÙNG ĐỂ PHÁT TRIỂN THÀNH LỜI CA TRONG DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS kể tên những bài dân ca đã được học ở lớp 6 và lớp 7. 

- Sau khi HS kể tên các bài hát, GV yêu cầu HS hát lại 1 bài dân ca tùy chọn.

Gợi ý:

  • Lớp 6 có các bài: Lí cây đa, Đi cắt lúa
  • Lớp 7 có các bài: Đi cấy, Vui kéo lưới

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hát – Bài hát Bản làng tươi đẹp

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu bài hát Bản làng tươi đẹp

- GV giới thiệu tên bài hát, xuất xứ và nội dung của bài hát.

Nội dung ghi nhớ:

- Bài hát Bản làng tươi đẹp là bài hát phỏng theo điệu Soi bóng bên hồ (Dân ca Giáy), đặt lời mới của nhạc sĩ Đỗ Thanh Hiên.

- Người Giáy sinh sống chủ yếu ở tại một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái.

- Nội dung bài hát: Giai điệu mềm mại, thiết tha, lời ca giàu hình ảnh, bài hát thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên vùng núi phía Bắc và tình yêu quê hương, làng bản của đồng bào nơi đây.

Nhiệm vụ 2: Nghe hát mẫu, khởi động và tập hát từng câu

- GV mở file âm thanh/video cho HS lắng nghe bài hát Bản làng tươi đẹp 

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng

- GV hướng dẫn HS tập hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”: 

+ Câu hát 1 nối với câu hát 2.

+ Câu hát 3 nối với câu hát 4.

+ Câu hát 5 nối với câu hát 6.

Nội dung ghi nhớ:

- Bài hát có hình thức 1 đoạn và 5 ô nhịp.

- Nhịp điệu: Hơi nhanh

- Học hát từng câu:

+ Câu 1. Rừng xanh… xa xa

+ Câu 2. Dòng suối…. hiền hòa

+ Câu 3. Trên sườn non…gió nhẹ đưa.

+ Câu 4. Lặng nghe… rộn ràng.

+ Câu 5. Rừng ban… quê nhà

+ Câu 6. Hát lên ….. mùa xuân.

2. Trải nghiệm và khám phá – Sưu tầm một số câu thơ lục bát được dùng để phát triển thành lời ca trong Dân ca quan họ Bắc Ninh 

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu: Sưu tầm một số câu thơ lục bát được dùng để phát triển thành lời ca trong Dân ca quan họ Bắc Ninh.

Nội dung ghi nhớ:

Bài thơ: Trống cơm

Trống cơm khéo vỗ nên bông

Một đàn con xít lội sông đi tìm

Thương ai con mắt lim dim

Bài thơ: Trúc xinh

Trúc xinh trúc mọc bờ ao

Em  xinh em đứng nơi nào cũng xinh

Trúc xinh trúc mọc sân đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

Bài thơ: Còn duyên

Còn duyên kẻ đón người đưa

Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng

Còn duyên ngồi gốc cây thông

Hết duyên ngồi gốc cây hồng hái hoa

Yêu nhau chơi cửa chơi nhà

Cho thầy mẹ biết, đuốc hoa định ngày…

Bài thơ: Ngồi tự song đào

Ngồi tựa song đào

Hỏi người tri kỷ ra vào vấn vương

Gió lạnh đêm trường

Nửa chăn, nửa chiếu, nửa giường, đợi ai.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Bài hát Bản làng tươi đẹp được hát với nhịp điệu?

A. hơi nhanh.

B. chậm.

C. chậm ở đoạn đầu, nhanh ở đoạn cuối.

D. rất chậm.

Câu 2: Bài hát Bản làng tươi đẹp do ai sáng tác?

A. Đỗ Thanh Hiên.

B. Lê Vĩnh Phúc.

C. Đức Trí.

D. Thanh Hiền.

Câu 3: Dân ca là gì?

A. là một dòng nhạc ồn ào với tiết tấu mạnh mẽ. 

B. là sự hòa quyện giữa nhạc đồng quê (Country) và nhạc Folk.

C. là thể loại âm nhạc có giai điệu chậm, lời ca giản dị gần gũi nhưng phải giàu tình cảm và đậm chất thơ.

D. là thể loại hát giao duyê, đặc sắc của vùng Kinh Bắc xưa.

……………………………………...

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- GV trình chiếu cho HS xem video bài hát Bản làng tươi đẹp kết hợp gõ đệm.