Slide bài giảng Âm nhạc 8 cánh diều Bài 9 Tiết 1: Hát bài Xuân quê hương; Đảo phách; Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra mẫu tiết tấu có đảo phách
Slide điện tử Bài 9 Tiết 1: Hát bài Xuân quê hương; Đảo phách; Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra mẫu tiết tấu có đảo phách. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 8 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 9 - TIẾT 1
HÁT – BÀI XUÂN QUÊ HƯƠNG
ĐẢO PHÁCH
TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: TẠO RA MẪU TIẾT TẤU
CÓ ĐẢO PHÁCH
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS vỗ tay theo mẫu tiết tấu:
- GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hát – Bài Xuân quê hương
* Giới thiệu tên bài hát, xuất xứ và nội dung của bài hát Xuân quê hương
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, tìm hiểu về tên bài hát, xuất xứ và nội dung của bài hát Xuân quê hương.
- GV giới thiệu tên bài hát, xuất xứ và nội dung của bài hát.
- GV hướng dẫn HS đọc lướt lời ca và nắm được cấu trúc bài hát.
* Nghe hát mẫu
- GV mở file âm thanh/video cho HS lắng nghe bài hát Xuân quê hương (HS đồng thời theo dõi bản nhạc, hát nhẩm theo).
- GV hát mẫu cho HS 1 lần bài hát Xuân quê hương.
* Khởi động giọng
- GV hướng dẫn HS khởi động giọng (luyện thanh, mở rộng âm vực, chú ý hơi thở, khẩu hình).
* Giới thiệu cấu trúc bài hát
- GV trình chiếu cho HS quan sát bản nhạc, HS tập trung quan sát.
- GV giới thiệu cho HS cấu trúc của bài hát.
* Tập hát từng câu
- GV hướng dẫn HS tập hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”:
+ Câu hát 1 nối với câu hát 2.
+ Câu hát 3 nối với câu hát 4.
+ Câu hát 5 nối với câu hát 6.
- GV lưu ý HS về những tiếng hát có nốt hoa mĩ, có luyến; những câu hát có tiết tấu đảo phách, có trường độ đơn chấm dôi,...
* Hát hoàn thiện từng đoạn, ghép nối các đoạn đã học cùng với nhạc đệm
- GV bật nhạc đệm để HS hát cả đoạn.
- GV hướng dẫn HS hát từng đoạn cùng nhạc đệm.
- GV hướng dẫn HS hát ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm.
* Hát đầy đủ cả bài
- GV hướng dẫn HS hát hoàn chỉnh cả bài cùng nhạc đệm.
- GV khuyến khích HS kết hợp vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp hoặc vận động theo nhạc, thể hiện tình sắc thái vui tươi, trong sáng.
* Luyện tập, biểu diễn
GV tổ chức cho HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
Nội dung ghi nhớ:
* Giới thiệu bài hát Xuân quê hương
- Bài hát Xuân quê hương được hai tác giả Nguyễn Mai Anh và Lê Kim Hưng đặt tên và lời mới phỏng theo điệu Lí thương nhau (Dân ca Quảng Nam).
- Bài hát có hình thức một đoạn. Giai điệu mềm mại, trong sáng, lời ca giản dị, thể hiện một mùa xuân tràn đầy sức sống đang về trên quê hương.
* Học bài hát Xuân quê hương
- Bài hát có hình thức 1 đoạn.
- Nhịp điệu: Vừa phải – trang trọng.
- Học hát từng câu:
+ Câu 1. Xuân đang về ... quê nhà
+ Câu 2. Xuân đang về ... đón xuân
+ Câu 3. Tiếng chim ca ... a í a
+ Câu 4. Ta hát lên ... mùa xuân
Hoạt động 2: Đảo phách
- GV giải thích về: phách mạnh, phách mạnh vừa, phách nhẹ, phần mạnh của phách, phần nhẹ của phách.
- GV dùng giọng hát hoặc nhạc cụ thể hiện rồi phân tích các ví dụ minh họa về đảo phách.
+ Phách nhẹ ngân sang phách mạnh liền sau đó:
Trường hợp 1 (xảy ra trong phạm vị một ô nhịp):
Cách ghi khác:
Trường hợp 2 (xảy ra từ ô nhịp này sang ô nhịp khác):
+ Phần nhẹ của phách ngân sang phần mạnh của phách liền sau đó:
Trường hợp 1 (xảy ra trong phạm vi một ô nhịp):
Cách ghi khác:
Trường hợp 2 (xảy ra từ ô nhịp này sang ô nhịp khác):
- GV giới thiệu kiến thức về đảo phách.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xác định những ô nhịp có tiết tấu đảo phách trong bài hát Xuân quê hương.
Nội dung ghi nhớ:
- Trong mỗi ô nhịp, phách ở ngay sau vạch nhịp là phách mạnh (M), còn các phách sau sẽ là phách nhẹ (N) hoặc phách mạnh vừa (Mv). Mỗi phách lại được chia ra thành phần mạnh của phách (m) và phần nhẹ của phách.
- Đảo phách:
+ Là hiện tượng một âm bắt đầu vang lên ở phách nhẹ và tiếp tục ngân sang phách mạnh liền sau đó; hoặc một âm bắt đầu vang lên ở phần nhẹ của phách tiếp tục ngân sang phần mạnh của phách liền sau đó.
+ Làm cho trọng âm trong tiết tấu bản nhạc không trùng với trọng âm theo quy luật của loại nhịp.
+ Có thể xảy ra trong phạm vi một ô nhịp hoặc từ ô nhịp này sang ô nhịp khác.
+ Tạo cảm giác rộn ràng, vui tươi cho bản nhạc.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Tạo một tiết tấu có đảo phách.
- GV cho HS tham khảo một số mẫu sau:
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- GV chốt lại kiến thức của tiết học và nhận xét giờ học:
+ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Xuân quê hương; hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc vận động theo nhạc.
+ Ghi nhớ đặc điểm và tính chất của đảo phách.
- GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học sau:
+ Nghe bản nhạc Long ngâm; Nhã nhạc cung đình Huế.
+ Ôn tập bài hát Xuân quê hương.
......................................................…