Slide bài giảng Âm nhạc 8 cánh diều Bài 11 Tiết 1: Hát bài Bay cao tiếng hát ước mơ; Nhịp 6/8; Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra hai ô nhịp 6/8
Slide điện tử Bài 11 Tiết 1: Hát bài Bay cao tiếng hát ước mơ; Nhịp 6/8; Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra hai ô nhịp 6/8. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 8 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 11 - TIẾT 1
HÁT BÀI BAY CAO TIẾNG HÁT ƯỚC MƠ
NHỊP
TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: TẠO RA HAI Ô NHỊP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên những bài hát có chủ đề về ước mơ đã được học ở lớp 6 và lớp 7.
- GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hát bài Bay cao tiếng hát ước mơ
* Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, tìm hiểu về tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ.
- GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.
- GV hướng dẫn HS đọc lướt lời ca và nắm được cấu trúc bài hát.
* Nghe hát mẫu
- GV mở file âm thanh/video cho HS lắng nghe bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ (HS đồng thời theo dõi bản nhạc, hát nhẩm theo).
- GV hát mẫu cho HS 1 lần bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ.
* Khởi động giọng
- GV hướng dẫn HS khởi động giọng (luyện thanh, mở rộng âm vực, chú ý hơi thở, khẩu hình).
* Giới thiệu cấu trúc bài hát
- GV trình chiếu cho HS quan sát bản nhạc, HS tập trung quan sát.
- GV giới thiệu cho HS cấu trúc của bài hát.
* Tập hát từng câu
- GV hướng dẫn HS tập hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”:
+ Câu hát 1 nối với câu hát 2.
+ Câu hát 3 nối với câu hát 4.
+ Câu hát 5 nối với câu hát 6.
- GV lưu ý HS về các kí hiệu âm nhạc, xác định những chỗ cần lấy hơi trong bài hát, hát đúng các từ có hát luyến, các câu có tiết tấu giống nhau,…
* Hát hoàn thiện từng đoạn, ghép nối các đoạn đã học cùng với nhạc đệm
- GV bật nhạc đệm để HS hát cả đoạn.
- GV hướng dẫn HS hát từng đoạn cùng nhạc đệm.
- GV hướng dẫn HS hát ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm.
* Hát đầy đủ cả bài
- GV hướng dẫn HS hát hoàn chỉnh cả bài cùng nhạc đệm.
- GV khuyến khích HS kết hợp vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp hoặc vận động theo nhạc, thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng.
- GV lưu ý HS: hát bài hát với cảm xúc vui tươi rộn rã.
* Luyện tập, biểu diễn
GV tổ chức cho HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
Nội dung ghi nhớ:
* Tác giả Nguyễn Nam
- Nhạc sĩ Nguyễn Nam trước đây là Trưởng ban Ca nhạc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ông đã sáng tác một số ca khúc cho thiếu nhi như: Bay cao tiếng hát ước mơ, Tuổi hồng cho em (thơ Trần Danh Lân), Mùa xuân yêu thương em được đến trường,...
* Bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ
- Nội dung bài hát:
Với giai điệu vui tươi rộn rã, lời ca trong trẻo, tự hào, bài Bay cao tiếng hát ước mơ là bức tranh về cuộc sống tươi đẹp, về tương lai mở rộng của thiếu nhi Việt Nam.
- Cấu trúc bài hát:
Bài hát có hình thức 3 đoạn:
+ Đoạn 1: 17 nhịp (từ đầu đến trông chờ).
+ Đoạn 2: 15 nhịp (từ Bay cao đến ngất hương).
+ Đoạn 3: 17 nhịp (nhắc lại nguyên vẹn đoạn 1).
* Học bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ
- Nhịp của bài hát: nhịp .
- Giọng: Son trưởng.
- Bản nhạc có các ký hiệu là : dấu lặng đơn, dấu nối, dấu lặng đen, dấu luyến.
- Lưu ý: Những tiếng hát có luyến.
Đoạn 1
Câu 1: Đỏ thắm ... màu cờ.
Câu 2: Cuộc đời ... rực rỡ.
Câu 3: Đường chúng em ... ước mơ.
Câu 4: Tổ quốc ... mong chờ.
Đoạn 2
Câu 5: Bay cao ... tiếng hát.
Câu 6: xôn xao ... trùng dương.
Câu 7: Em đi ... mùa xuân.
Câu 8: ngàn hoa ... ngát hương.
* Luyện tập biểu diễn bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ
- Hát có lĩnh xướng:
+ Lời 1: Đồng ca đoạn 1 và đoạn 2: Đỏ thắm ... ngát hương.
+ Lời 2: Lĩnh xướng đoạn 1: Nồng ấm ... đêm dài.
Đồng ca đoạn 2: Bay cao ... xiết bao.
+ Lời 1: Đồng ca đoạn 1: Đỏ thắm ... trông chờ.
- Hát đối đáp:
+ Lời 1: Hai nhóm cùng hát đoạn 1 và đoạn 2: Đỏ thắm ... ngát hương.
+ Lời 2:
Nhóm 1: Nồng ấm ... rực rỡ.
Nhóm 2: Rộng cánh chim ... đêm dài.
Nhóm 1: Bay cao ... vì sao.
Nhóm 2: Em di ... xiết bao.
+ Lời 1: Hai nhóm cùng hát đoạn 1: Đỏ thắm ... trông chờ.
Hoạt động 2: Nhịp
- GV thể hiện ví dụ minh họa cho nhịp đọc nhạc kết hợp gõ phách.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Có bao nhiêu phách trong một ô nhịp?
+ Trường độ của nốt móc đơn tương đương với mấy phách?
+ Trường độ của nốt đen chấm dôi tương đương với mấy phách?
- GV yêu cầu HS dựa vào khái niệm nhịp để nêu khái niệm nhịp .
- GV chiếu bảng, yêu cầu HS so sánh:
Đặc điểm | Nhịp | Nhịp |
Số phách trong một ô nhịp | 3 | ? |
Giá trị trường độ của phách | Nốt móc đơn | ? |
Độ mạnh nhẹ của các phách | Mạnh – nhẹ - nhẹ | ? |
- GV giới thiệu sơ đồ đánh nhịp và cách đánh nhị thứ nhất.
- GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập:
+ Hai loại nhịp và giống và khác nhau ở những điểm gì?
+ Kể tên một vài bài hát viết ở nhịp mà em biết?
+ Vạch nhịp cho đoạn nhạc:
Nội dung ghi nhớ:
- Số phách trong một ô nhịp: 6
- Giá trị trường độ của phách: Nốt móc đơn
- Độ mạnh nhẹ của các phách: Mạnh – nhẹ - nhẹ
=> Khái niệm: Nhịp có 6 phách trong một ô nhịp, mỗi phách có giá trị trường độ bằng một nốt móc đơn. Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ, phách 3 nhẹ, phách 4 mạnh vừa, phách 5 nhẹ, phách 6 nhẹ.
Ví dụ:
- Sơ đồ đánh nhịp :
+ Cách đánh nhịp thứ nhất:
+ Cách đánh nhịp thứ hai:
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV nêu yêu cầu: Với các kí hiệu và trường độ hãy tạo ra hai ô nhịp không giống nhau rồi thể hiện các ô nhịp đó bằng nhac cụ gõ hoặc động tác cơ thể.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- GV chốt lại kiến thức của tiết học và nhận xét giờ học:
+ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Bay cao tiếng hát ước mơ; hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc vận động theo nhạc.
+ Ghi nhớ đặc điểm và tính chất của nhịp
- GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học sau:
+ Nghe hợp xướng Ca ngợi Tổ quốc; Thể loại hợp xướng.
+ Ôn tập bài hát Bay cao tiếng hát ước mơ.
......................................................…