Slide bài giảng Âm nhạc 8 cánh diều Bài 13 Tiết 2: Nghe tác phẩm Bóng cây kơ-nia; Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu; Ôn tập bài hát Cánh én tuổi thơ

Slide điện tử Bài 13 Tiết 2: Nghe tác phẩm Bóng cây kơ-nia; Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu; Ôn tập bài hát Cánh én tuổi thơ. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 8 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 13 - TIẾT 2

NGHE TÁC PHẨM BÓNG CÂY KƠ-NIA. NHẠC SĨ PHAN HUỲNH ĐIỂU

ÔN TẬP BÀI HÁT CÁNH ÉN TUỔI THƠ

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS hát một câu trong bài hát có chủ đề về tình bạn.

- GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe tác phẩm Bóng cây kơ-nia; Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

Nhiệm vụ 1. Nghe tác phẩm Bóng cây kơ-nia

- GV giới thiệu tên bản nhạc, tác giả, xuất xứ và nêu những yêu cầu khi nghe nhạc.

- GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ nhất:

https://youtu.be/P4XA6YOfKJk?si=SL_KtlUAgfnIMz4F

- GV cho HS quan sát bản nhạc:

BÀI 13 - TIẾT 2

BÀI 13 - TIẾT 2

BÀI 13 - TIẾT 2

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm:

+ Hình ảnh nào trong bài hát khiến cô gái và người mẹ nhớ tới người thân của mình?

+ Tìm những lời ca thể hiện tình cảm của đồng bào Tây Nguyên đối với miền Bắc.

+ Giai điệu của bài hát có tính chất âm nhạc như thế nào?

+ Em thích nhất câu hát nào, vì sao?

+ Nêu cảm nhận của em về tác phẩm.

- Sau khi HS trả lời, GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ hai, kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

Nội dung ghi nhớ:

- Bóng cây kơ-nia là bài thơ của nhà thơ Ngọc Anh phỏng dịch của dân ca Hrê, được viết trong những năm chiến tranh, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam, Bắc. Bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc. Với giai điệu sâu lắng, trữ tình lúc tha thiết nhớ nhung (đoạn đầu), lúc thôi thúc dồn dập (đoạn sau), lúc vang vọng nhắn nhủ (đoạn kết), bài hát đã thể hiện nỗi niềm thương nhớ của đồng bào Tây Nguyên đối với người thân ở nơi xa xôi, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng của đồng bào luôn hướng về miền Bắc.

- Cây kơ-nia là hình ảnh biểu trưng sức sống mãnh liệt của Tây Nguyên hùng vĩ, là biểu tượng sự vạm vỡ, vững chãi của người đàn ông. Cho nên, khi người vợ và người mẹ nhìn vào bóng cây kơ-nia là họ lại liên tưởng và nhớ về người đàn ông yêu dấu của gia đình. Tình cảm sâu nặng đối với miền Bắc - mạch nguồn của đất nước và dân tộc được thể hiện qua những lời ca như: Về phương Mặt Trời mọc, Uống nước nguồn miền Bắc,...

è Cho đến nay, bài hát vẫn luôn được công chúng yêu thích và được nhiều nghệ sĩ lựa chọn để biểu diễn trong các cuộc thi hát.

Nhiệm vụ 2. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

- GV cho HS xem hình ảnh nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu:

BÀI 13 - TIẾT 2

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 

+ Em đã được nghe những ca khúc nào của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu? Em thích nhất ca khúc nào? Vì sao?

+ Nội dung ca khúc nói về điều gì?

+ Hãy hát một vài câu trong các ca khúc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu mà em biết.

- GV cho HS nghe một vài trích đoạn các tác phẩm của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu:

+ Cuộc đời vẫn đẹp sao (thơ Dương Hương Ly):

https://youtu.be/vM7aMCXgnII?si=undNjS1Grs5cQa4D 

BÀI 13 - TIẾT 2

+ Thuyền và biển (thơ Xuân Quỳnh):

https://youtu.be/Hdyd_xuKFt0?si=V1OasBEsWXvQuIOJ 

BÀI 13 - TIẾT 2

+ Đội kèn tí hon:

https://youtu.be/BN5gPVNXUCo?si=ZdSp6AIbcHKr_8eL 

BÀI 13 - TIẾT 2

Nội dung ghi nhớ:

- Phan Huỳnh Điểu (1924 - 2015), ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của nền âm nhạc Việt Nam thế kỉ XX. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã sáng tác hơn 100 ca khúc, phần lớn đều có giá trị nghệ thuật cao. Các ca khúc của ông có giai điệu đẹp, trau chuốt, trữ tình. Ông rất thành công trong việc phổ nhạc cho thơ. 

- Một số ca khúc nổi tiếng:

+ Ca khúc hành khúc: Đoàn vệ quốc quân, Cuộc đời vẫn đẹp sao (thơ Hương Ly),...

+ Ca khúc trữ tình: Những ánh sao đêm, Anh ở đầu sông em cuối sông (thơ Hoài Vũ), Bóng cây kơ-nia (lời Ngọc Anh phỏng dịch dân ca Hrê),...

+ Ca khúc thiếu nhi: Đội kèn tí hon, Nhớ ơn Bác, Những em bé ngoan,...

- Năm 2000, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.

Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Cánh én tuổi thơ

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

- GV cho HS nghe lại bài hát, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng.

- GV mở nhạc đệm và chỉ huy hát 1 – 2 lần (yêu cầu HS thể hiện tình cảm thiết tha, trìu mến), GV sửa lỗi sai (nếu có).

https://youtu.be/WEWJgjYYEJk?si=U7J43QIv5YBs-If- 

- GV hướng dẫn HS luyện tập bài hát theo hai hình thức:

+ Hát có lĩnh xướng.

+ Hát nối tiếp.

Nội dung ghi nhớ:

- Hát có lĩnh xướng:

+ Lời 1: Đồng ca đoạn 1 và đoạn 2: Một cánh én ... đàn én bay.

+ Lời 2: Lĩnh xướng đoạn 1: Một cánh én ... tia nắng mới.

Đồng ca đoạn 2: Những cánh én ... đàn én bay.

- Hát nối tiếp:

+ Lời 1: Ba nhóm cùng hát đoạn 1 và đoạn 2: Một cánh én ... đàn én bay.

+ Lời 2: 

  • Nhóm 1: Một cánh én ... trắng đồng.

  • Nhóm 2: Loài chim én ... tình thân.

  • Nhóm 3: Hòa bình ... tia nắng mới.

  • Ba nhóm cùng hát đoạn 2: Những cánh én ... đàn én bay.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- GV chốt lại kiến thức của tiết học và nhận xét giờ học:

+ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Cánh én tuổi thơ; hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc vận động theo nhạc.

+ Cảm nhận vẻ đẹp tác phẩm Bóng cây kơ-nia.

+ Biết về gam thứ, giọng thứ, giọng La thứ.

- GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học sau:

+ Luyện đọc gam La thứ.

+ Bài đọc nhạc số 7.

+ Thế bấm hợp âm Mi trưởng (F) trên kèn phím; Bài hòa tấu số 7.

- GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học sau:

+ Nghe tác phẩm Bóng cây kơ-nia. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.

+ Ôn tập bài hát Cánh én tuổi thơ.

......................................................…