Slide bài giảng Âm nhạc 8 cánh diều Bài 5 Tiết 1: Hát Thương lắm thầy cô ơi! Gam trưởng, giọng trưởng, giọng đô trưởng. Trải nghiệm khám phá: Tạo ra một giai điệu ở giọng đô trưởng.
Slide điện tử Bài 5 Tiết 1: Hát Thương lắm thầy cô ơi! Gam trưởng, giọng trưởng, giọng đô trưởng. Trải nghiệm khám phá: Tạo ra một giai điệu ở giọng đô trưởng.. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 8 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 5 - TIẾT 1
HÁT – THƯƠNG LẮM THẦY CÔ ƠI!
GAM TRƯỞNG, GIỌNG TRƯỞNG, GIỌNG ĐÔ TRƯỞNG
TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: TẠO RA MỘT GIAI ĐIỆU Ở GIỌNG ĐÔ TRƯỞNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS hát một câu trong bài hát có nội dung ca ngợi công ơn thầy cô.
- GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hát – Bài hát Thương lắm thầy cô ơi!
* Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Thương lắm thầy cô ơi!
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, tìm hiểu về tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Thương lắm thầy cô ơi!.
- GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.
- GV hướng dẫn HS đọc lướt lời ca và nắm được cấu trúc bài hát.
* Nghe hát mẫu
- GV mở file âm thanh/video cho HS lắng nghe bài hát Thương lắm thầy cô ơi! (HS đồng thời theo dõi bản nhạc, hát nhẩm theo).
- GV hát mẫu cho HS 1 lần bài hát Thương lắm thầy cô ơi!.
* Khởi động giọng
- GV hướng dẫn HS khởi động giọng (luyện thanh, mở rộng âm vực, chú ý hơi thở, khẩu hình).
* Giới thiệu cấu trúc bài hát
- GV trình chiếu cho HS quan sát bản nhạc, HS tập trung quan sát.
- GV giới thiệu cho HS cấu trúc của bài hát.
* Tập hát từng câu
- GV hướng dẫn HS tập hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”:
+ Câu hát 1 nối với câu hát 2.
+ Câu hát 3 nối với câu hát 4.
+ Câu hát 5 nối với câu hát 6.
- GV lưu ý HS về các kí hiệu âm nhạc, xác định những chỗ cần lấy hơi trong bài hát, hát đúng các từ có hát luyến, các câu có giai điệu giống nhau,…
- GV nêu một số câu hỏi:
+ Bài hát được viết ở nhịp nào?
+ Bài hát được viết ở giọng nào?
+ Bài hát có các kí hiệu nào?
* Hát hoàn thiện từng đoạn, ghép nối các đoạn đã học cùng với nhạc đệm
- GV bật nhạc đệm để HS hát cả đoạn.
- GV hướng dẫn HS hát từng đoạn cùng nhạc đệm.
- GV hướng dẫn HS hát ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm.
* Hát đầy đủ cả bài
- GV hướng dẫn HS hát hoàn chỉnh cả bài cùng nhạc đệm.
- GV khuyến khích HS kết hợp vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp hoặc vận động theo nhạc,thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng.
- GV lưu ý HS: hát bài hát nhẹ nhàng, êm ả, đầy cảm xúc nhưng vẫn vui tươi và giữ được sự hồn nhiên trong sáng.
* Luyện tập, biểu diễn
GV tổ chức cho HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
Nội dung ghi nhớ:
* Tác giả
- Nhạc sĩ Lê Vinh Phúc trước đây công tác tại Nhà Thiếu nhi Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh.
- Biên tập viên Ban Ca nhạc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
- Một số ca khúc thiếu nhi: Thương lắm thầy cô ơi!, Hè về mưa rơi, Cô bé mùa xuân, Mùa xuân quê hương,...
* Bài hát Thương lắm thầy cô ơi!
- Nội dung bài hát: Với giai điệu thiết tha trìu mến, lời ca chứa chan cảm xúc sâu lắng, bài hát Thương lắm thầy cô ơi! thể hiện tình cảm và tấm lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo.
- Cấu trúc bài hát:
Bài hát có hình thức 2 đoạn:
+ Đoạn 1: 18 nhịp (từ đầu đến vun trồng).
+ Đoạn 2: 16 nhịp (từ Từng trang đến hết bài).
* Học bài hát Thương lắm thầy cô ơi!
- Nhịp của bài hát: nhịp 2/4.
- Giọng: Son trưởng.
- Bản nhạc có các ký hiệu là : dấu lặng đơn, dấu nối, dấu lặng đen, dấu luyến.
- Lưu ý:
+ Những tiếng hát có luyến.
+ Các câu hát có giai điệu giống nhau: câu 1 và câu 3, câu 5 và câu 7,...
Đoạn 1
Câu 1: Hôm nay ... thầy cô.
Câu 2: Cho em thơ … bến bờ.
Câu 3: Xinh tươi .... ngày mai.
Câu 4: Em yêu sao … vun trồng.
Đoạn 2
Câu 5: Từng trang ... đưa hương.
Câu 6: trên con đường ... vẫn đi.
Câu 7: Ngàn sao ... công ơn.
Câu 8: cô thầy ... nên người.
* Luyện tập biểu diễn bài hát Thương lắm thầy cô ơi!
- Hát có lĩnh xướng:
+ Đoạn 1: Lĩnh xướng: Hôm nay … vun trồng.
+ Đoạn 2: Đồng ca: Từng trang … nên người.
- Hát đối đáp:
+ Đoạn 1:
Nhóm 1: Hôm nay .... bến bờ.
Nhóm 2: Xinh tươi … vun trồng.
+ Đoạn 2: Hai nhóm cùng hát: Từng trang … nên người.
Hoạt động 2: Gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng
- GV giới thiệu về gam trưởng và giọng trưởng.
- GV đọc nhạc hoặc dùng nhạc cụ ví dụ minh họa về gam Đô trưởng và giọng Đô trưởng.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Bậc I của giọng Đô trưởng là nốt Đô, hãy dựa vào sơ đồ cấu tạo cung và nửa cung của gam trưởng để xác định tên các nốt ở các bậc âm còn lại.
+ Một bản nhạc viết ở giọng Đô trưởng thì ở hóa biểu có dấu thăng hay dấu giáng nào không?
+ Giọng Đô trưởng có âm chủ là nốt gì?
+ Bản nhạc viết ở giọng Đô trưởng thường được kết về nốt nào?
- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS kể tên những bài hát viết ở giọng Đô trưởng trong SGK Âm nhạc 8.
Nội dung ghi nhớ:
- Gam trưởng: là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, bắt đầu từ âm bậc I (âm chủ - âm ổn định nhất).
- Giọng trưởng: là khi các bậc âm của gam trưởng được sử dụng để xây dựng một tác phẩm âm nhạc (bài hát, bản nhạc).
- Giọng Đô trưởng:
+ Có âm chủ là nốt Đô. Có kí hiệu: C-dur (C Major).
+ Giọng Đô trưởng gồm các bậc âm cơ bản. Một bài hát hoặc bản nhạc viết ở giọng Đô trưởng thì hóa biểu (hệ thống dấu hóa sau khóa nhạc) không có dấu thăng hoặc dấu giáng, và thường kết thúc bằng âm chủ là nốt Đô.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV nêu yêu cầu: Hãy tạo ra một giai điệu ở giọng Đô trưởng rồi thể hiện giai điệu đó bằng nhạc cụ gõ.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- GV chốt lại kiến thức của tiết học và nhận xét giờ học:
+ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Thương lắm thầy cô ơi!; hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc vận động theo nhạc.
+ Nhận biết gam trưởng, giọng trưởng và giọng Đô trưởng.
+ Tạo ra được một giai điệu ở giọng Đô trưởng.
- GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học sau:
+ Kèn trumpet và saxophone.
+ Ôn tập bài hát Thương lắm thầy cô ơi!.
+ Nghe tác phẩm Lời thầy cô.
......................................................…