Slide bài giảng âm nhạc 6 cánh diều Chủ đề 8 Tiết 2: Hòa tấu. Nghẹ nhạc bài Nhạc rừng, Nhạc sĩ Hoàng Việt. Trải nghiệm và khám phá
Slide điện tử Chủ đề 8 Tiết 2: Hòa tấu. Nghẹ nhạc bài Nhạc rừng, Nhạc sĩ Hoàng Việt. Trải nghiệm và khám phá. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 6 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 8. ÂM VANG NÚI RỪNG
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS nghe một bài hát về mùa xuân, có giai điệu vui tươi để mở đầu tiết học.
- HS lắng nghe điệu nhạc.
- GV dẫn dắt: Bài học hôm nay chúng ta cùng ôn tập bài hát Ước mơ xanh, hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Nhạc cụ: Thế bấm hợp Am trên kèn phím và hòa tấu.
Thảo luận nhóm
NV1: Thể bẩm hợp âm Am trên kèn phím
- GV giới thiệu và hướng dẫn thế bấm của hợp âm Am trên kèn phím.
- GV yêu cầu HS luyện tập thể hiện hợp âm Am.
NV2: Hoà tấu
- GV yêu cầu HS tự tìm hiểu bài hoà tấu và các ngón bấm để chơi phần bè của mình.
- GV chơi mẫu từng bè nhạc cụ (giai điệu, hoà âm).
- GV hướng dẫn ngón bấm, cách chơi cho từng bè rồi yêu cầu HS tập chơi từng nét nhạc, sau đó ghép nối các nét nhạc với nhau.
- GV yêu cầu từng bè trình bày phần bè của mình.
- GV hướng dẫn các bè ghép với nhau từng nét nhạc.
Nội dung ghi nhớ:
Nhạc cụ
NV1: Thể bẩm hợp âm Am trên kèn phím
NV2: Hoà tấu
……………………….
2. Nghe nhạc Nhạc rừng
Thảo luận nhóm
- GV giới thiệu tên tác phẩm, tác giả và những yêu cầu khi nghe nhạc.
- GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ nhất.
- GV nêu một vài câu hỏi để HS thảo luận nhóm.
+ Những âm thanh thiên nhiên nào có trong lời ca đã tạo nên một bản nhạc rừng” vui tươi, sinh động?
+ Những lời ca nào thể hiện sự lạc quan, yêu đời của các chủ bộ đội?
+ Em thích nhất câu hát nào, vì sao?
+ Giai điệu của bài hát có tính chất âm nhạc như thế nào?
+ Nêu cảm nhận của em về tác phẩm.
– GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ hai, kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
Nội dung ghi nhớ:
- Bài hát Nhạc rừng được nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài hát có âm điệu vui tươi, trong sáng, nhịp nhàng thể hiện vẻ đẹp của rừng miền Đông Nam Bộ.
- Bài hát như một bức tranh sinh động, tràn đầy âm thanh của thiên nhiên. Những tiếng chim, tiếng suối, tiếng lá rừng,... cùng hòa quyện vào nhau tạo nên một bản “nhạc rừng” bất tận, trong đó nổi lên hình ảnh các anh bộ đội trẻ tuổi, lạc quan, yêu đời, say mê ca hát và cũng rất anh dũng chiến đấu chống quân thù.
…………..
3: Thưởng thức âm nhạc: Nhạc sĩ Hoàng Việt
Thảo luận nhóm
- GV cho HS xem hình ảnh về nhạc sĩ Hoàng Việt, sau đó yêu cầu các em trả lời câu hỏi:
+ Em có biết tác phẩm nào của nhạc sĩ Hoàng Việt không?
+ Tên của tác phẩm là gì?
+ Nội dung tác phẩm nói về điều gì?
+ Em có thể hát một câu trong tác phẩm không?
- GV cho Hs nghe một vài trích đoạn các bài hát mà nhạc sĩ Hoàng Việt đã sáng tác: Lá xanh, Lên ngàn, Tình ca
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Nội dung ghi nhớ:
- Mozart (1756 – 1791)
- Là nhạc sĩ thiên tài người Áo. - Ngay từ khi còn rất nhỏ. ông đã được coi là thần đồng âm nhạc bởi tài năng biểu diễn và sáng tác của mình.
- Tác phẩm tiêu biểu như: Giao hưởng số 40, Sonata số 11, nhạc kịch Đám cưới Figaro, Cây sáo thần…
…………..
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV nêu yêu cầu và làm mẫu, sau đó cho HS luyện tập theo nhóm.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên thể hiện trước lớp.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – SÁNG TẠO
- GV yêu cầu HS thi theo nhóm bài hát Đi cắt lúa
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và các nhóm trình bày trước lớp.