Slide bài giảng âm nhạc 6 cánh diều Chủ đề 3 Tiết 1: Hát: Bài hát Bụi Phấn và giới thiệu Nghệ sĩ nhân dân Quách Thị Hồ

Slide điện tử Chủ đề 3 Tiết 1: Hát: Bài hát Bụi Phấn và giới thiệu Nghệ sĩ nhân dân Quách Thị Hồ. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 6 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 3. BIẾT ƠN THẦY CÔ

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV đàn một số giai điệu các bài hát dưới đây. HS nghe và đoán nhanh tên bài hát ứng với từng đoạn nhạc.

  • Bài 1: Khi tóc thầy bạc trắng (nhạc và lời: Trần Đức)
  • Bài 2: Bụi phấn (nhạc và lời: Vũ Hoàng – Lê Văn lộc).
  • Bài 3: Những bông hoa, những bài ca (nhạc và lời: Hoàng Long)
  • Bài 4: Cô giáo em (nhạc và lời: Trần Kiết Tường)

- HS chăm chú lắng nghe từng đoạn nhạc và đoán bài hát.

- GV đưa ra đáp án chính xác, tuyên dương những bạn đoán đúng nhiều bài hát nhất và từ từ dẫn dắt vào tiết học hát : Bài hát Bụi phấn.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu bài hát Bụi phấn 

Thảo luận nhóm

- GV yêu cầu HS đọc sgk, kết hợp với kiến thức hiểu biết của mình, trả lời câu hỏi:

+ Bài hát Bụi phấn do ai sáng tác? 

+ Bài hát được ra đời chính thức vào thời gian nào?

+ Bài hát được chia làm mấy đoạn?

+ Bài hát đã có được thành tích gì khi vừa ra đời?

- GV cho HS nghe bài hát kết hợp vận động cơ thể biểu lộ cảm xúc.

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

- GV dạy HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”: câu 1 nối câu 2 và câu 3; câu hát 4 nối với câu hát 5, câu hát 6 nối với câu hát 7.

- GV lưu ý HS những tiếng hát có luyến và những tiếng hát ở cuối câu phải đếm đủ 5 phách.

- GV hướng dẫn HS hát kết hợp đánh nhịp.

Nội dung ghi nhớ:

1. Tác giả

- Tác giả: Vũ Hoàng – Lê Văn Lộc

- Thời gian ra đời: 20/11/1982,  đúng ngày nhà giáo Việt Nam.

- Bài chia làm 2 đoạn:

+ Đoạn 1: gồm 13 nhịp (từ đầu đến tóc thầy).

+ Đoạn 2: gồm 18 nhịp (từ em yêu đến còn thơ).

- Thành tích bài hát đạt được: Năm 2000, báo Thiếu niên Tiền phong, hội Nhạc sĩ Việt Nam… bình chọn là một trong 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỉ XX.

2. Bài hát Bụi phấn

a. Lời bài hát

CHỦ ĐỀ 3. BIẾT ƠN THẦY CÔTIẾT 1

………………

2. Thưởng thức âm nhạc: Nghệ sĩ nhân dân Quách Thị Hồ

Thảo luận nhóm

– GV cho HS xem hình ảnh Nghệ sĩ Nhân dân Quách Thị Hồ, sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

CHỦ ĐỀ 3. BIẾT ƠN THẦY CÔTIẾT 1

  • Bà Quách Thị Hồ là nghệ nhân loại hình nghệ thuật nào? 
  • Hát Ca trù phổ biến ở vùng, miền nào của Việt Nam? 
  • Một tiết mục hải Ca trù thường do mấy nghệ sĩ biểu diễn? 
  • Những loại nhạc cụ nào được sử dụng để đệm cho hát Ca trù? 
  • Kể tên các tác phẩm Ca trù mà em biết.

- GV cho HS nghe trích đoạn Ca trù: Hương Sơn phong cảnh.

- GV đặt thêm câu hỏi: Kể tên một vài nghệ nhân Ca trù mà em biết. Em có biết nghệ thuật ca trù phổ biến ở vùng, miền nào ở Việt Nam không?

Nội dung ghi nhớ:

* Nghệ sĩ nhân dân Quách Thị Hồ  (1909-2001)

Là bậc thầy lớn nhất của nghệ thuật Ca trù Việt Nam thế kỉ XX.

- Bà đã có những đóng góp to lớn, công lao đặc biệt trong việc khôi phục, quảng bá và phát triển nghệ thuật Ca trù; bà là người đầu tiên đưa Ca trù Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

- Bà sinh ra trong một gia đình có nghiệp đàn hát lâu đời ở tỉnh Hưng Yên, nơi sản sinh ra nhiều làn điệu dân ca. Ngay từ nhỏ, bà đã sống trong tiếng đàn, tiếng phách, rồi được mẹ truyền nghề đàn hát. Năm 6 tuổi, bà đã theo mẹ đi diễn. Lớn lên, bà sinh sống tại Hà Nội và trở thành một đào nương nổi tiếng.

- Năm 1978, bà nhận bằng danh dự vì có công gìn giữ một di sản nghệ thuật truyền thống quý báu của Việt Nam, một vốn quý của nhân loại do Hội đồng Âm nhạc UNESCO và Viện Nghiên cứu Quốc tế về Âm nhạc trao tặng. Cũng từ đây, nghệ thuật Ca trù của Việt Nam được khôi phục và được biết đến là một trong những di sản quý báu của Việt Nam và nhân loại. 

…………..

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 

- GV nêu yêu cầu và làm mẫu 1 lần, sau đó cho HS hoạt động theo nhóm:

CHỦ ĐỀ 3. BIẾT ƠN THẦY CÔTIẾT 1

- GV yêu cầu các nhóm lên thể hiện trước lớp 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – SÁNG TẠO

- Em hãy hát bằng những câu thơ viết về công ơn thầy cô sau:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng, nhớ thầy khi xưa

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tập luyện và trình bày trước lớp.