Slide bài giảng âm nhạc 6 cánh diều Chủ đề 2 Tiết 2: Ôn tập bài hát Lí cây đa, kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể
Slide điện tử Chủ đề 2 Tiết 2: Ôn tập bài hát Lí cây đa, kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 6 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 2. GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV mở bài hát có âm điệu vui tươi, tạo không khí vui vẻ trước khi vào tiết học.
- HS lắng nghe điệu nhạc.
- GV dẫn dắt: Bài học hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại bài hát Lí cây đa đã học từ tiết trước và nghe một bài hát rất nổi tiếng, thể hiện niềm tự hào về mảnh đất quê hương qua bài hát Việt Nam quê hương tôi.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Ôn tập bài hát: Lí cây đa
Thảo luận nhóm
- GV cho HS nghe lại bài hát, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng.
- GV mở nhạc đệm và chỉ huy cho HS hát từ một đến hai lần, chú ý thể hiện sắc thái vui tươi, dí dỏm. GV sửa những chỗ HS hát sai.
- GV hướng dẫn HS luyện tập biểu diễn bài hát theo 1 trong 2 hình thức dưới đây:
Hát xưởng – xô
Xưởng: Trèo lên quản dốc ngồi gốc ơi a cây đa
Xô: rằng tôi li ơi a cây đa rằng tôi lời ơi a cây đa.
Xưởng: Ai đem a tình tinh tang tình rằng cho đôi mình gặp xem hội cải đêm hôm rằm.
Xô: rằng tôi li ơi a cây đa rằng tôi lới ơi a cây đa.
Hát đối đáp nam - nữ
Hát lần một:
Bè nữ: Trèo lên quản dốc ngồi gốc ơi a cây đa rằng tôi li ơi a cây đa rằng tôi lới ơi a cây đa.
Bè nam: Aì đem a 1 tỉnh tang tình rằng cho đôi mình gặp xem hội cái đêm hôm rằm rằng tôi li ơi a cây đa rằng tôi lởi ơi a cây đa.
Hát lần hai: hai bè cùng hát.
Nội dung ghi nhớ:
- HS hát bài Lí cây đa
……………
2. Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu
Thảo luận nhóm
Nhóm 1: Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể
- GV yêu cầu HS đọc âm hình tiết tấu kết hợp vỗ tay: đen – đơn đơn – đen - lặng, đen – đơn đơn – đen – lặng.
- GV làm mẫu rồi yêu cầu các nhóm luyện tập với thanh phách và trống con.
- GV làm mẫu rồi yêu cầu các nhóm luyện tập với động tác cơ thể.
Nhóm 2: Ứng dụng đệm cho bài hát Lí cây đa
- GV đệm mẫu câu hát đầu tiên rồi yêu cầu HS luyện tập đệm cho bài hát.
Nội dung ghi nhớ:
a. Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể
b. Ứng dụng đệm cho bài hát Lí cây đa
…………..
3. Nghe nhạc: Việt Nam quê hương tôi
Thảo luận nhóm
- GV giới thiệu tên tác phẩm, tác giả và những yêu cầu khi nghe nhạc.
- GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ nhất.
- GV nêu câu hỏi để HS thảo luận nhóm:
+ Vì sao có thể nói bài hát Việt Nam quê hương tôi như một bức tranh tuyệt đẹp về quê hương đất nước?
+ Lời của bài hát đã vẽ nên khung cảnh những vùng miền nào của đất nước?
+ Sức mạnh của dân tộc Việt Nam được tượng trưng qua hình ảnh nhân vật nào trong bài hát? Em thích nhất câu hát nào, vì sao?
+ Giai điệu của bài hát có tính chất âm nhạc như thế nào?
+ Nêu cảm nhận của em về tác phẩm.
- GV theo dõi HS thảo luận và hỗ trợ khi cần.
- GV mở nhạc cho HS nghe lần thứ hai, kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
Nội dung ghi nhớ:
Nghe nhạc bài Việt Nam quê hương tôi ( SGK).
…………..
4. Thưởng thức âm nhạc: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận
Thảo luận nhóm
– GV cho HS xem hình ảnh nhạc sĩ Đỗ Nhuận, sau đó yêu cầu các em trả lời câu hỏi:
+ Em có biết tác phẩm nào của nhạc sĩ Đỗ Nhuận không?
+ Tên của tác phẩm là gì?
+ Nội dung tác phẩm nói về điều gì? Em có thể hát một câu trong tác phẩm không?
- GV cho HS nghe một vài trích đoạn các tác phẩm của nhạc sĩ Đỗ Nhuận: Hành quân xa, du kích sông Thao
Nội dung ghi nhớ:
- Tác giả: Đỗ Nhuận
- Năm sinh – năm mất: 1922 – 1991
- Ông giữ chức Tổng thư kí đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam.
- Tác phẩm: Việt Nam quê hương tôi, Du kích ca, Hành quân xa….
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Em hãy hát lại bài Lí cây đa theo nhóm.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – SÁNG TẠO
- Em hãy cùng nhóm bạn thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ.
- HS trình bày trước lớp.