Slide bài giảng âm nhạc 2 Kết nối chủ đề 7 tiết 29
Slide điện tử chủ đề 7 tiết 29. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 2 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 5 - TIẾT 29
ÔN TẬP ĐỌC NHẠC BÀI SỐ 4 - NGHE NHẠC VŨ KHÚC ĐÀN GÀ CON
KHỞI ĐỘNG
- HS chơi trò chơi tạo không khí lớp học đồng thời gợi lại bài đọc nhạc đã học trong tiết trước
- Cách chơi:
+ 6 HS, mỗi HS mang tên một nốt nhạc đứng dàn hàng ngang.
+ 2 HS làm trọng tài quan sát.
+ Cả lớp hát một bài hát nào đó đã được học. 6 bạn mang tên 6 nốt nhạc vận động theo ý thích. GV sẽ đi lần lượt qua 6 bạn. Khi GV bất ngờ giơ hai tay (theo kí hiệu bàn tay của các nốt nhạc) trước mặt bạn nào, 5 bạn còn lại phải đọc đúng tên nốt mà bạn đó được ấn định từ đầu, đồng thời lớp dừng hát. Bạn nào đọc sai sẽ phải đi xuống để bạn khác lên thế chỉ.
+ Trò chơi tiếp tục, cả lớp hát tiếp bài hát đang hát dở.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
Thực hành – luyện tập
Vận dụng – sáng tạo
Khám phá
Giới thiệu
Nghe nhạc
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP
- Ôn tập đọc nhạc Bài số 4
- Đệm đàn hoặc mở bằng âm thanh phần đệm và hướng dẫn HS nghe câu dạo để vào đúng và đọc khớp với nhạc đệm.
- Hướng dẫn, gợi ý cho HS nghiêng đầu, đưa tay, bước chân sang hai bên... theo nhịp bài đọc nhạc
- Khuyến khích HS chia nhóm, mỗi nhóm tự sáng tạo động tác vận động và thể hiện cho cả lớp cùng nghe và xem. Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Nội dung ghi nhớ:
- HS nghe câu dạo để vào đúng và đọc khớp với nhạc đệm
- HS nghe GV gợi ý, hướng dẫn
- HS chia nhóm và lựa chọn sáng tạo các động tác vận động.
VẬN DỤNG – SÁNG TẠO
- HS đọc nhạc Bài số 4 kết hợp vỗ tay theo tiết tấu.
- Gọi cá nhân HS xung phong đọc lại bài đọc nhạc, sau đó cho cả lớp đọc.
- HS tập riêng phần vỗ tay từng câu theo hình, sau đó cho kết hợp đọc nhạc nối tiếp vỗ tay. GV chia nhóm và cho dụng nhóm luyện tập, thực hành. GV nhận xét chung, sửa sai (nếu có), khen ngợi và khuyến khích HS.
- Mức độ 1:GV chia lớp làm đôi, một nửa cho đọc bài đọc nhạc, một nửa cho vỗ tay, sau đó hoán đổi hai nhóm.
- Mức độ 2: GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm tự luyện tập vừa đọc vừa vỗ tay, sau đó biểu diễn trước lớp. GV nhận xét chung, sửa sai (nếu có), khen ngợi và khuyến khích HS.
+ Yêu cầu 1: nhỏ với câu 1 và to với câu 2.
+ Yêu cầu 2: nhanh với câu 1 và chậm với câu 2.
- Chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm lần lượt đọc kết hợp vỗ tay nối tiếp câu nhạc theo ý thích.
- Điều khiển các nhóm HS chơi lần đầu, sau đó khuyến khích HS cử bạn quản trò và điều khiển các nhóm chơi theo từng yêu cầu trên hoặc theo ý thích.
- Khuyến khích các nhóm HS đề xuất ý tưởng mới của nhóm và thực hiện. Quá trình HS chơi, GV cần bao quát và xử lí các tỉnh huống hoặc sửa sai cho HS (nếu cần).
Nội dung ghi nhớ:
- HS đọc bài nhạc và vỗ tay theo hình.
- HS tập riêng phần vỗ tay từng câu theo hình, sau đó cho kết hợp đọc nhạc nối tiếp vỗ tay
- Các nhóm tự nhận xét cho nhau
- HS đọc nhạc và kết hợp với vỗ tay theo hình.
- HS các nhóm đọc và kết hợp với vỗ tay theo nhạc.
- HS tham gia trò chơi.
KHÁM PHÁ
- HS hát được vũ khúc đàn gà con
1. Giới thiệu
- Sử dụng tranh, ảnh, băng hình về đàn gà con để minh hoà cho sinh động.
- Nêu thông tin: Tác giả Mút-soóc-xki là nhạc sĩ nổi tiếng người Nga.
- Giới thiệu về bản nhạc Vũ khúc đàn gà con (trích trong tác phẩm Những bức tranh trong phòng triển lãm).
+ Tác phẩm được ra đời khi ông đến xem phòng triển lãm của một người bạn hoa sĩ tên là Héc-man.
+ Bản nhạc Vũ khúc đàn gà con là bức tranh thứ 5 được dựa trên phác thảo của Héc- man về những bộ quần áo cho các chú gà con trong một vở vũ kịch. Khúc nhạc thể hiện tính chất vui tươi, nhí nhảnh, gợi lên hình ảnh những chú gà con đáng yêu, tinh nghịch.
Nội dung ghi nhớ:
- HS quan sát và nghe giới thiệu thông tin về tác giả.
- HS nghe GV giới thiệu bản nhạc Vũ khúc đàn gà con.
2. Nghe nhạc.
- HS nghe từ 2 - 3 lần và đặt câu hỏi gợi mở cho HS tưởng tượng và cảm nhận sau mỗi lần nghe nhạc: Em đã bao giờ nhìn thấy một con gà con nở ra từ vỏ trứng chưa? Nó chuyển động như thế nào? Em có thể nghe thấy trong âm nhạc Tiếng gà con kêu chíp chíp không? Những chú gà con trong đoạn nhạc đang cổ gắng chuyển động thoát ra khỏi vỏ trứng như thế nào?
- HS trả lời: Em thấy nhịp điệu bản nhạc Vũ khúc đàn gà con nhanh hay chậm? Sau khi nghe bản nhạc, em hình dung ra những hình ảnh nào?
- Khen ngợi, động viên HS hoàn thành tốt nội dung bài học, nhắc HS những nội dung cần tập luyện ở nhà và chuẩn bị cho tiết sau.
Nội dung ghi nhớ:
- HS nghe nhạc bản nhạc Vũ khúc đàn gà con và nêu cảm nhận.
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi về bản nhạc Vũ khúc đàn gà con theo gợi ý của GV
- HS trả lời:
+ Đoạn đầu hơi nhanh, đoạn sau rất nhanh;
+ Những chú gà con đang nô đùa, nhảy múa.