Soạn giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức: Ôn tập và Đánh giá giữa học kì II
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 4 Ôn tập và Đánh giá giữa học kì II - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II
(7 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng và diễn cảm các văn bản được học: bước đầu biết nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc.... Tốc độ đọc khoảng 80 – 85 tiếng/ phút.
- Hiểu nội dung bài đọc (nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính, những thông tin chính của bài đọc, bước đầu hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý, hướng dẫn). Bước đầu biết tóm tắt văn bản, nêu được chủ đề của văn bản (vấn đề chủ yếu mà tác giả muốn nêu ra trong văn bản). Bước đầu nhận biết được các từ ngữ miêu tả hình dáng, điệu bộ, hành động.... thể hiện đặc điểm, tính cách của nhân vật.
- Nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong câu chuyện. Nhận biết mối quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô. Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại trong văn bản truyện hoặc kịch. Nhận biết bố cục của văn bản. Nhận biết được thông tin của văn bản qua hình ảnh, số liệu,...
- Bước đầu nêu được tình cảm, suy nghĩ về văn bản, biết giải thích vì sao mình yêu thích văn bản, ý nghĩa của văn bản đối với bản thân hoặc cộng đồng, nêu được cách ứng xử của bản thân khi gặp tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong văn bản.
- Viết được bài văn thuật lại một sự việc, kể chuyện có nội dung gắn với các chủ điểm được học; viết được đoạn văn nêu ý kiến (nêu lí do yêu thích câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe). Bước đầu biết viết theo các bước, xác định nội dung viết; quan sát và tìm tư liệu để tìm ý và lập dàn ý; viết được đoạn văn bài văn theo dàn ý đã lập; chỉnh sửa bài văn đoạn văn (về bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).
- Biết nói theo đề tài phù hợp với chủ điểm được học: nói rõ ràng, tập trung vào mục đích và để tải, bước đầu thể hiện được thái độ tự tin, biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ để tăng hiệu quả giao tiếp (có thể kết hợp sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, sơ đồ,...). Kể lại được sự việc đã tham gia, bước đầu biết chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc đó. Bước đầu biết trình bày những lí lẽ để củng cố ý kiến hoặc nhận định về một vấn đề gần gũi với đời sống. Nghe và hiểu chủ đề, những chi tiết quan trọng trong câu chuyện, bước đầu biết kết hợp nghe và ghi lại những nội dung quan trọng khi nghe ý kiến của người khác. Biết tuân thủ quy tắc luân phiên lượt lời, tập trung vào vấn đề trao đổi, thảo luận. Biết đóng góp ý kiến trong quá trình trao đổi thảo luận.
- Nhận biết được quy tắc viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức. Nhận biết công dụng của từ điển, biết cách tìm tử và nghĩa của từ trong từ điển. Bước đầu hiểu nghĩa của một số thành ngữ và nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng xuất hiện trong bài học. Phân biệt được danh từ, động từ, danh từ riêng và danh từ chung.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng ước mơ, tình yêu thương đối với mọi người xung quanh.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập, đề kiểm tra tham khảo.
- Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, bài thơ về ước mơ của em và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 1 - 2 | |||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Chọn đọc một bài đã học trong chủ điểm Sống để yêu thương và trả lời câu hỏi. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Luyện đọc và thông hiểu bài đọc. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 1: Dựa vào mỗi đoạn trích dưới đây, nói tên bài đọc. - GV mời 1 HS đọc to những đoạn văn có trong bảng - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, tìm câu trả lời - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Điều kì diệu + Thi nhạc + Thằn lằn xanh và tắc kè + Đò ngang + Nghệ sĩ trống + Công chúa và người dẫn chuyện Hoạt động 2: Nghe – viết: Cảm xúc Trường Sa (4 khổ thơ đầu). a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Luyện viết bài Cảm xúc Trường Sa. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc bài tập 2: Nghe – viết: Cảm xúc Trường Sa (4 khổ thơ đầu). - GV mời 1 HS đọc 4 khổ thơ đầu bài Cảm xúc Trường Sa SGK tr.46 - GV hướng dẫn HS viết bài vào vở. - GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc lại phần bài viết. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, rà soát lỗi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. Hoạt động 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây - GV mời 1 HS đọc đoạn văn SGK tr.71. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: + Từng em đọc bài, nêu chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu. + Cả nhóm nhận xét và góp ý. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, nêu đáp án: + Mùa xuân/ trở về. + Nước biển/ ấm hẳn lên. + Những con sóng/ không còn ầm ào nữa. + Đại dương/ khe khẽ hát những lời ca êm đềm. + Đàn cá hồi/ bỗng ngừng kiếm ăn, ngẩn ngơ nhớ tới quê hương… + “Nơi chôn rau cắt rốn” của chúng/ là thượng nguồn của dòng sông. Hoạt động 4: Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong các đoạn văn dưới đây a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong các đoạn văn dưới đây b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc bài tập 4: Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong các đoạn văn dưới đây. - GV mời 1 HS đọc 2 đoạn văn trong SGK tr.71. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS). - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV chốt đáp án:
Hoạt động 5: Viết đoạn văn (2 – 3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Viết đoạn văn (2 – 3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe. - Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc bài tập 5: Viết đoạn văn (2 – 3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: + Nhân vật đó là ai, xuất hiện trong câu chuyện nào?. + Vì sao em lại thích nhân vật đó? + Đặc điểm nổi bật nào của nhân vật khiến em ấn tượng? + Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu em viết. - GV mời 1 – 2 HS đọc bài trước trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, khen ngợi HS. - GV đưa ra đáp án tham khảo: + Đoạn văn: Trong những câu chuyện mà mình đã đọc, truyện mà mình yêu thích đó là “Dế Mèn phiêu lưu ký” của tác giả Tô Hoài. Nhân vật mà mình yêu thích đó là Dế Mèn. Bởi vì Dế Mèn là nhân vật đã biết nhìn nhận lỗi lầm của mình để thay đổi. Bạn ấy thích đi ngao du sông núi và thích giúp đỡ những người yếu đuối, gặp khó khăn xung quanh mình. + Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu:
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc trước tiết học sau: Tiết 3 – 4 SGK tr.71. |
- HS đọc câu hỏi.
- HS đọc bài. - HS làm việc nhóm. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc bài.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bài.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trả lời
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều