Soạn giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 10: Cảm xúc Trường Sa

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 4 Bài 10: Cảm xúc Trường Sa - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: CẢM XÚC TRƯỜNG SA

(4 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Cảm xúc Trường Sa, biết nhãn giọng vào những từ ngữ bộc lộ cảm xúc về cảnh vật, cuộc sống của những người lính ở Trường Sa.
  • Dựa vào lời thơ và tranh minh hoạ, hiểu ý nghĩa của mỗi hình ảnh thơ, hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Đất nước Việt Nam bao gồm cả những hòn đảo, quần đảo lớn nhỏ, cả vùng biển vùng trời ngoài khơi xa, nơi hằng ngày, hằng giờ có biết bao con người thầm lặng hi sinh, chịu muôn vàn gian nguy để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta.
  • Viết được bài văn kể lại một câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe.
  • Nói được ý kiến của mình về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người.
  • Biết thể hiện tình cảm, cảm xúc trước những tấm gương hi sinh vì quê hương, đất nước.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
  • Bồi dưỡng lòng biết ơn đối với những tấm gương hi sinh vì quê hương, đất nước.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa câu chuyện Cảm xúc Trường Sa.
  • Từ điển tiếng Việt.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1 – 2: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 – 3 HS đọc nối tiếp bài Con Rồng cháu Tiên.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chi tiết Âu Cơ sinh bọc trăm trứng muốn nói điều gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét và khen ngợi HS và chốt đáp án: Sự tích bọc trăm trứng thể hiện rằng người Việt được sinh ra cùng một bọc – một nguồn gốc; do vậy, chúng ta là người một nhà, phải đoàn kết, yêu thương, gắn bó với nhau. (có thể có những cách diễn đạt khác).

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS Kể tên một số đảo, quần đảo của đất nước ta hoặc giới thiệu những điều em biết về biển đảo.

- GV trình chiếu một số đảo của Việt Nam:

   

- GV hướng dẫn HS đọc lại 1 số bài:   

+ Du lịch biên Việt Nam (Tiếng Việt 1, tập hai).

+ Thư gửi bố ngoài đảo (Tiếng Việt 2, tập hai).

+ Khám phá đáy biển ở Trường Sa (Tiếng Việt 2, tập hai).

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS).

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp.

- GV trình chiếu tranh minh họa bài đọc SGK tr.44.

   

- GV giới thiệu bài học mới và nội dung tranh minh hoạ bài thơ: Tranh vẽ hình ảnh người lính đảo mặc quân phục, bổng súng, mắt nhìn về phía biển và nhà giàn giữa biến xanh biếc, sóng tung bọt trắng xoá, đàn hải âu vờn sóng.... Bức tranh minh hoạ bài thơ viết về thiên nhiên, cuộc sống, con người ở Trường Sa.

- GV dẫn dắt, giới thiệu khái quát bài đọc: Chủ quyền của đất nước ta không chỉ là dải đất hình chữ S mà còn có biển và đảo ngoài biển Đông. Hằng ngày, hằng giờ, bao người phải đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt và nhiều nguy nan để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Hôm nay, chúng ta cũng đọc bài thơ Cảm xúc Trường Sa để thấy rõ hơn điều đó các em nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Cảm xúc Trường Sa với giọng đọc diễn cảm, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả những gian khổ người lính phải đối mặt.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS tra từ điển những từ chưa hiểu nghĩa.

+ Đô Thị, Len Đao, Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn: tên những hòn đảo ở quần đảo Trường Sa.

+ Hoa bàng vuông: loài hoa đặc trưng ở quần đảo Trường Sa, hoa trắng, mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10 – 20 cm.

- GV đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng ở những từ ngữ bộc lộ cảm xúc hoặc miêu tả những gian khổ mà người lính bảo vệ biển đảo phải đối mặt.

- GV mời 2 - 3 HS đọc nối tiếp các đoạn.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: hoa bàng vuông, nụ cười, lính đảo.....

+ Đọc diễn cảm những câu thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của tác giả về Tổ quốc:

·        Bão giăng giăng mặt biển

Đảo oằn mình khát mưa

Đoá san hô kiêu hãnh

Vẫn nở hoa bốn mùa.

·        Nụ cười người lính đảo

Trong gian khó vẫn ngời

Ánh mắt tro trìu mến

Ngắm hải âu giữa trời.

- GV mời 3 HS đọc nối 3 đoạn trước lớp.

- GV yêu cầu HS làm nhóm 3 HS, mỗi HS đọc nối tiếp từng đoạn đến hết bài.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc.

b. Cách thức tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Ở khổ thơ đầu, điều gì gây bất ngờ với mọi người khi đến Trường Sa?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và tổng kết câu trả lời của HS: Trường Sa đầu sóng ngọn gió, trong hình dung của mọi người, cuộc sống nơi đây rất gian nan (bão tố, nắng gắt, thiếu nước ngọt,...). Nhưng khi vừa đến với Trường Sa, ai cũng ngạc nhiên, bất ngờ khi “gặp màu hoa muống biển”. Sắc hoa tím tươi rói trên đảo Trường Sa gợi lên ấn tượng về một cuộc sống thân quen, yên bình giữa sóng gió Trường Sa.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Em hiểu thế nào về hai dòng thơ “Những nhà giàn giữ đảo/ Neo cả nhịp tim người”? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Sự thấu hiểu của người dân trước những gian nguy mà người lính nhà giàn phải đương đầu.

B. Cảm xúc thương yêu, lo lắng của người ra thăm đảo dành cho người lính Trường Sa.

C. Tình yêu tha thiết của người dân đất Việt đối với biển đảo quê hương.

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS).

+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm phát biểu trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, nêu đáp án tham khảo: Hai câu thơ cho thấy sự thấu hiểu của người dân trước những gian nguy mà người lính nhà giàn phải đương đầu. Những chiến sĩ bán trụ trên những nhà giàn giữa biển khơi bao la, phải trải qua những thiếu thốn trong sinh hoạt hàng ngày, không những thế còn phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

- GV dẫn dắt và nêu câu hỏi 3: Theo em, nhà thơ muốn nói gì qua hình ảnh “Đoá san hô kiêu hãnh/ Vẫn nở hoa bốn mùa”?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét và nêu đáp án gợi ý:

·        Hình ảnh “Đoá san hô kiêu hãnh/ Vẫn nở hoa bốn mùa” nói lên sức sống mãnh liệt của thiên nhiên và con người ở Trường Sa.

·        Hình ảnh “Đoá san hô kiêu hãnh/ Vẫn nở hoa bốn mùa” nói lên tinh thần kiên cường, bất khuất của những người lính ở Trường Sa.

- GV mời 1 HS nêu câu hỏi 4: Nêu cảm nghĩ của em về người lính đảo Trường Sa.

+ GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có).

+ GV nhận xét, nêu đáp án tham khảo: Em cảm thấy xúc động khi đọc bài thơ, đặc biệt là về người lính đảo vừa dũng cảm, kiên cường, vừa hiền lành, giản dị. Họ đã thầm lặng cống hiến tuổi trẻ của mình để bảo vệ biển trời của Tổ quốc ta...

- GV mời 1 HS nêu câu hỏi 5: Ý nghĩa của khổ thơ cuối là gì? Em chọn ý nào dưới đây? Vì sao?

A. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ta.

B. Những tên đảo, tên người ở Trường Sa góp phần làm nên Tổ quốc vẹn toàn.

C. Những người thầm lặng bảo vệ

biển trời Tổ quốc đáng được tôn vinh.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đưa ra đáp án gợi ý: Ý nghĩa của khổ thơ cuối là Những người thầm lặng bảo vệ biển trời Tổ quốc đáng được tôn vinh. Họ đã hy sinh không tiếc tuổi trẻ, công sức mà là cả tính mạng để bảo vệ chủ quyền, non sông.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

-  Đọc diễn cảm bài đọc Tiếng nói của cỏ cây..

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc:

+ Làm việc cả lớp:

·        GV mời đại diện 3 HS đọc nối các khổ trước lớp.

·        GV nhận xét, góp ý, khen ngợi HS.

+ Làm việc cá nhân: tự luyện đọc.

- GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp.

Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

a. Mục Tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Viết 2 – 3 câu về sự kiên cường của những người lính đảo.

- Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu em đã viết ở bài tập 1

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1: Dựa vào ý thơ của bài Cảm xúc Trường Sa, viết 2 – 3 câu về sự kiên cường của những người lính đảo.

+ GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm (4 HS).

+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đưa ra đáp án tham khảo: Cuộc sống ngoài khơi xa, làm sao mà tránh khỏi những khó khăn, thiếu thốn. Những người chiến sĩ chỉ có những cái siết tay thắm tình đồng chí cảm thông với nhau giữa tiếng rì rào sóng vỗ; chỉ có những tiếng hát đồng đội xua tan cái giá lạnh của gió sương hải đảo cũng như nỗi cô đơn của người chiến sĩ; chỉ có những nỗi ngóng trông từng lá thư, cánh thiệp, từng món quà nhỏ, từng lời chúc…

- GV nêu yêu cầu câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu em đã viết ở bài tập 1

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

- GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa đáp án:

+ Chủ ngữ: Cuộc sống ngoài khơi xa, Những người chiến sĩ.

+ Vị ngữ: làm sao mà tránh khỏi những khó khăn, thiếu thốn, chỉ có những cái siết tay thắm tình đồng chí cảm thông với nhau giữa tiếng rì rào sóng vỗ; chỉ có những tiếng hát đồng đội xua tan cái giá lạnh của gió sương hải đảo cũng như nỗi cô đơn của người chiến sĩ; chỉ có những nỗi ngóng trông từng lá thư, cánh thiệp, từng món quà nhỏ, từng lời chúc…

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Tiếng nói của cỏ cây, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước tiết học sau: Viết – Viết bài văn kể lại một câu chuyện SGK tr.45.

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu.

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tra từ điển.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS tự luyện đọc.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS quan sát, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS đọc bài.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc bài.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

TIẾT 3: VIẾT – VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS tham gia trò chơi theo link sau

https://quizizz.com/join?gc=589658&source=liveDashboard

- GV nhận xét, tổng kết tuyên dương HS tham gia tích cực.

- GV dẫn dắt vào bài học.  

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe.

- GV nhắc HS đọc kĩ những lưu ý trước khi viết bài.

Hoạt động 2: Hỗ trợ HS trong quá trình viết bài văn.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Viết bài văn kể lại một câu chuyện.

b. Cách thức tiến hành

- GV nhắc HS viết bài văn có 3 phần theo gợi ý trong SGK.

- GV quan sát HS làm bài, hỗ trợ những em có những hạn chế về kĩ năng viết.

- GV đọc lướt bài làm của HS, có thể góp ý để các em có thể sửa chữa kịp thời.

- GV mời một số HS có các bài hay, biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, có sáng tạo trong diễn đạt, trong cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc với nhân vật lịch sử trong câu chuyện,... đọc trước lớp.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc lại bài và tự chỉnh sửa.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hoàn thiện bài văn kể lại một câu chuyện.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc lại bài, tự chỉnh sửa, bổ sung theo các ý sau

+ Bài văn có kể đúng trình tự những sự việc trong câu chuyện không?

+ Nội dung bài có đủ các chi tiết tiêu biểu của câu chuyện làm nổi bật đặc điểm của nhân vật lịch sử (ví dụ: chi tiết về ngoại hình, hành động, lời nói,… của nhân vật) hay không?

+ Bài văn có thể hiện được tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện hoặc đối với nhân vật lịch sử được nói đến trong câu chuyện hay không?

- GV hướng dẫn HS chia sẻ bài với các bạn để góp ý cho nhau.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc trước Bài tiếp theo: Nói và nghe – Những tấm gương sáng SGK tr.46.

 

 

 

 

- HS tham già trò chơi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS đọc bài.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.


=> Xem toàn bộ Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 10 Cảm xúc Trường Sa, Giáo án word tiếng việt 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 10 Cảm xúc Trường Sa

Xem thêm giáo án khác