Soạn giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 16: Ngựa biên phòng

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 4 Bài 16: Ngựa biên phòng - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 16: NGỰA BIÊN PHÒNG

(4 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng và diễn cảm bài thơ, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc; biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.
  • Nhận biết và hiểu được các hình ảnh trong thơ, nhận biết được biện pháp so sánh trong việc xây dựng các hình ảnh thơ.
  • Hiểu được điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Các chú bộ đội biên phòng đang vất vả ngày đêm canh giữ, bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Đồng hành cùng các chú bộ đội biên phòng, cùng chung khó khăn, gian khổ là những chú ngựa biên phòng. Bài thơ nhắc chúng ta không quên đóng góp của các chú ngựa biên phòng, khuyên chúng ta biết ơn các chú bộ đội biên phòng.
  • Củng cố kiến thức viết bài văn thuật lại một sự việc; nhận ra lỗi trong bài của mình và sửa lỗi theo nhận xét; học được điều hay từ bài viết của bạn.
  • Biết chia sẻ với bạn những điều thú vị trong câu chuyện về lòng biết ơn. Biết ghi chép những thông tin cơ bản vào phiếu đọc sách.
  • Có ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật có ích và biết ơn những người đã chịu nhiều vất vả, hi sinh để chúng ta có cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu thương động vật có ích.
  • Bồi dưỡng lòng biết ơn những người hi sinh để có được cuộc sống bình yên như hôm nay.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa câu chuyện Ngựa biên phòng.
  • Từ điển tiếng Việt.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1 – 2: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 – 3 HS nhắc lại tên bài học trước và đọc một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao về lòng biết ơn thầy cô giáo.

- GV khen ngợi HS và đưa ra đáp án tham khảo:

+ Tiên học lễ, hậu học văn.

+ Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

+ Không thầy đố mày làm nên.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV trình chiếu tranh minh họa bài đọc SGK tr.66 - 67.

  

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và đoán xem những người đang cưỡi ngựa là ai và họ đang làm gì.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (3 HS).

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi, khích lệ HS và chốt đáp án: Tranh vẽ cảnh núi rừng vùng biên giới. Có 2 chú bộ đội mặc quần áo, đội mũ bộ đội, đeo súng, đang ngồi trên lưng ngựa phi nhanh đọc theo con đường mòn. Phía bên này có 3 em học sinh dân tộc đeo túi sách, mặc quần áo dân tộc, đang đứng nhìn và vẫy tay chào.

- GV dẫn dắt, giới thiệu khái quát bài đọc: Đây là các chú bộ đội biên phòng. Các chú đang cưỡi ngựa đi tuần tra dọc biên giới. Bài thơ nói về những chú ngựa biên phòng đã sát cánh cùng với các chú bộ đội biên phòng bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kĩ bài thơ Ngựa biên phòng nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Ngựa biên phòng với giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc cả bài diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện cảm xúc.

- GV mời 5 HS đọc nối tiếp các đoạn.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: lưng ngựa, nổi gió, rạp mình, rừng mù sương.

+ Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc, giọng đọc khỏe khoắn, vui tươi.

- GV mời 5 HS đọc luân phiên trước lớp.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, mỗi HS đọc 1 đoạn, sau đó đổi lại thứ tự đọc.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc.

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS dùng từ điển tra từ chưa hiểu:

+ Phăm phăm: chuyển động nhanh, mạnh, theo một hướng, bất chấp mọi cản trở.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Chú bộ đội biên phòng đang làm nhiệm vụ gì? Theo em, công việc đó vất vả, gian khổ như thế nào?

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và thống nhất câu trả lời: Các chú bộ đội biên phòng đang cưỡi ngựa đi tuần tra để bảo vệ vùng biên giới. Công việc này rất vất vả vì bất kể lúc nào (đêm khuya, sáng sớm) và dù thời tiết xấu thế nào (sớm rừng mù sương, đêm đồng giá buốt) các chú vẫn phải làm nhiệm vụ được phân công.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Hình ảnh ngựa biên phòng được miêu tả thế nào? Hình ảnh đó gợi cho em cảm nghĩ gì?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS):

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS phát biểu trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, chốt đáp án:

·        Hình ảnh dùng để miêu tả ngựa biên phòng; phi nhanh như bay; phăm phăm bốn vó như băm xuống mặt đường; chân như sắt thép; vó như có mắt chẳng vấp ngã bao giờ.

·        Những hình ảnh đầy gợi cảm nghĩ ngựa biên phòng rất đẹp, khoẻ mạnh, dẻo dai, hùng dũng, oai phong, gan dạ...

- GV dẫn dắt và nêu câu hỏi 3: Chi tiết nào cho thấy chú bộ đội và các bạn nhỏ vùng biên giới rất yêu quý ngựa biên phòng?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi thảo luận nhóm.

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét và thống nhất đáp án:

·        Tình yêu thương ngựa biên phòng của các chú bộ đội xong việc tuần tra trở về các chú cho ngựa đi thong thả, tay chú vỗ về ngựa đầy yêu thương.

·        Tình yêu thương ngựa biên phòng của các bạn nhỏ vùng biên giới: đi cất và phơi nhiều cỏ thơm để mùa đông cho các chú ngựa biên phòng.

- GV mời 1 HS nêu câu hỏi 4: Theo em, vì sao ngựa biên phòng được yêu quý như vậy?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi chia sẻ theo cặp.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có).

+ GV nhận xét, tổng hợp đáp án: Ngựa biên phòng được yêu quý vì nhờ có chúng, các chú bộ đội biên phòng đã hoàn thành tốt công việc phòng thủ và bảo vệ vùng biên giới, giúp cho chúng ta có cuộc sống bình yên.

- GV mời 1 HS nêu câu hỏi 5: Bài thơ này có ý nghĩa gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

+ GV mời 1 HS đọc các đáp án SGK tr.68.

A. Ca ngợi tình cảm và việc làm của các bạn nhỏ đối với ngựa biên phòng.

B. Nhắc chúng ta không quên công lao của những chú ngựa biên phòng.

C. Khuyên chúng ta biết ơn các chiến sĩ biên phòng bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ theo nhóm.

+ GV khích lệ HS phát biểu theo cảm nhận của mình.

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có).

+ GV khen ngợi HS, chốt lại ý chính của đáp án: Nhắc chúng ta không quên đóng góp của các chủ ngựa biên phòng và khuyên chúng ta biết ơn các chiến sĩ biên phòng bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Hoạt động 3: Học thuộc bài thơ.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

-  Đọc thuộc và diễn cảm bài đọc Ngựa biên phòng.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc:

+ Làm việc cá nhân: HS đọc lại nhiều lần từng khổ cho đến khi thuộc.

+ Làm việc theo cặp/nhóm: Đọc nối tiếp từng câu thơ khổ thơ.

+ Làm việc chung cả lớp: Một số HS xung phong đọc khổ thơ đã thuộc

- GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp.

Hoạt động 4: Luyện tập sau văn bản đọc.

a. Mục Tiêu: Thông qua hoạt động, HS

-  Xác định được biện pháp so sánh.

- Viết 2 – 3 câu về chú ngựa biên phòng, trong đó có sử dụng biện pháp so sánh.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1: Tìm trong bài các câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh.

+ GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm (4 HS).

+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, chốt đáp án:

·        So sánh đặc điểm của sự vật: Chân ngựa như sắt thép/ Vó ngựa như có mắt.

·        So sánh đặc điểm của hoạt động: Ngựa phi nhanh như bay/ Ngựa phăm phăm bốn vó, như băm xuống mặt đường.

- GV nêu yêu cầu câu 2: Viết 2 – 3 câu về chú ngựa biên phòng, trong đó có sử dụng biện pháp so sánh.

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

+ GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và đưa đáp án gợi ý:

·        Chú ngựa biên phòng phi nhanh như gió.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Ngựa biên phòng, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước tiết học sau: Trả bài văn thuật lại một sự việc SGK tr.68.

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu.

 

- HS lắng nghe, thực hiện

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc bài.

- HS luyện đọc.

 

 

 

 

- HS đọc bài

- HS luyện đọc.

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS tra từ điển.

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thuộc.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

TIẾT 3: VIẾT – TRẢ BÀI THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS phân vai đóng lại câu chuyện mình đã kể.

- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS phân vai luyện tập, chọn câu chuyện muốn đóng.

- GV mời 2 – 3 nhóm lên trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, cổ vũ.

- GV khen ngợi và dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe thầy cô giáo nhận xét chung.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhìn thấy ưu, nhược điểm trong bài làm.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1: Nghe thầy cô giáo nhận xét chung.

- GV nêu nhận xét về bài làm của lớp: nhận xét chung về những ưu điểm và nhược điểm chính trong bài làm.

+ Về bố cục: ví dụ: Đa số các bài có đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Tuy nhiên, một vài bài chưa có kết bài...

+ Trình tự sắp xếp các sự việc: ví dụ: Các sự việc được thuật lại theo đúng trình tự thời gian diễn ra trong thực tế. Tập trung chủ yếu vào các sự việc chính. Tuy nhiên, một vài bài còn sắp xếp các sự việc lộn xộn, không hợp lí....

+ Dùng từ, đặt câu, chính là: ví dụ : Một số ưu điểm và hạn chế về cách viết câu (Câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ...), cách dùng tủ chưa chính xác; Chưa thể hiện được cảm xúc của bản thân khi thuật lại sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.

- GV khen ngợi những bài viết hay.

Hoạt động 2: Chữa bài

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hoàn thiện bài viết.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS làm việc:

+ HS tự đọc bài của mình, đặc biệt, đọc thật kĩ những lời nhận xét của thầy cô.

+ HS viết vào phiếu bài tập hoặc vở ghi những lỗi trong bài viết theo nhận xét của thầy cô và sửa từng loại lỗi.

+ HS đối phiếu/ vở ghi cho bạn để sửa lỗi chéo.

- GV quan sát, hỗ trợ những em gặp khó khăn.

Hoạt động 3: Học tập bài văn tốt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Ghi lại những điều muốn học tập.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc hoặc nghe đọc bài của bạn trong nhóm hoặc trong lớp, đặc biệt, đọc thật kĩ những lời nhận xét của thầy cô.

- GV hướng dẫn HS ghi lại những điều em muốn học tập.

Hoạt động 4: Viết lại một đoạn trong bài của em theo cách hay hơn.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Sửa bài cho hay hơn.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp hoặc theo nhóm, cùng giúp nhau tìm cách sửa lỗi trong bài viết của mình

- GV hướng dẫn HS chọn một sự việc nào đó  và viết lại cho hay hơn.

- GV yêu cầu HS trao đổi với bạn về đoạn văn đã viết.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc trước Bài tiếp theo: Đọc mở rộng SGK tr.68.

 

 

 

 

- HS đóng lại câu chuyện.

- HS luyện tập.

 

- HS trình bày.

 

- HS chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.


=> Xem toàn bộ Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 16 Ngựa biên phòng, Giáo án word tiếng việt 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 16 Ngựa biên phòng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác