Soạn giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 6: Tiếng ru
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 4 Bài 6: Tiếng ru - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6: TIẾNG RU
(4 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Tiếng ru, biết nhẫn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện lời khuyên nhủ, mong ước của cha mẹ dành cho con cái.
- Nhận biết được các hình ảnh thơ trong việc biểu đạt nội dung của mỗi khổ thơ. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đóng chỉ.
- Sử dụng được một tính từ trong bài thơ để viết câu Xác định được chủ ngữ, vị ngữ của câu đã viết.
- Củng cố được kĩ năng viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật; học được của bạn: Nhận ra lời và biết cách sửa lỗi bài viết của bạn; nhận ra lỗi và biết cách sửa lỗi bài viết theo nhận xét, góp ý của thầy cô.
- Biết kể lại câu chuyện Bài học quý dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý.
- Biết thể hiện tình cảm, sự trân trọng với người thân và bạn bè.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình cảm, sự trân trọng với bạn bè và người thân.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa câu chuyện Tiếng ru.
- Từ điển tiếng Việt.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1 – 2: ĐỌC | |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 1 – 2 HS đọc một đoạn bài Tờ báo tường của tôi. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nghĩ của em về việc làm của nhân vật cậu bé trong câu chuyện. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét và khen ngợi HS biết nêu ý kiến riêng và có suy luận hợp lí. - GV đưa ra đáp án gợi ý: Nhân vật cậu bé trong câu chuyện là người có lòng dũng cảm và đây tình yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người gặp nạn. Tình yêu thương đã giúp cậu bé có thêm can đảm vượt qua nỗi sợ hãi cùng với những khó khăn khi một mình phải chạy trên con đường rừng vãng vẻ vào lúc chiều muộn. Không chỉ dũng cảm và giàu lòng yêu thương, cậu bé còn rất thông minh. Ngay trong lúc sợ hãi, tim đập thình thịch, cậu bé đã đưa ra một quyết định sáng suốt: tìm đến các chú bộ đội biên phòng và chạy theo con đường ngắn nhất. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS trao đổi với bạn một bài học cuộc sống mà em nhận được từ người thân. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS). - GV gợi ý HS một số trường hợp: + Có khi nào vì thức khuya để xem một trận bóng hấp dẫn nên em đã ngủ dậy muộn và bị trễ giờ đi học không? + Khi đó, cha mẹ sẽ nói gì với em? + Em nghĩ thế nào về những lời nói của cha mẹ? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét và tổng hợp đáp án: + Quên không chuẩn bị sách vở đầy đủ trước khi đi học. + Đi học muộn. + Bị đau bụng do ăn quả vật không rõ nguồn gốc. + Ăn cơm thường vội vàng không nhai kĩ. - Nếu lớp học có những HS có số phận không may mắn (chẳng hạn, ít được hưởng sự giáo dục từ cha mẹ, ông bà) thì GV nên khích lệ HS nói về những cố gắng vươn lên trong cuộc sống của bản thân). - GV nhấn mạnh: Những lời khuyên của ông bà, cha mẹ có khi là lời tâm sự thủ thỉ, ăn tình, nhưng đôi khi có thể là trách mắng. Nhưng dù thế nào thì những lời khuyên ấy cũng chan chứa tình yêu thương, niềm hi vọng của người thân dành cho con. Những bài học về cuộc sống mà các em nhận được từ người thân góp phần định hình tính cách, tâm hồn, giúp các em khôn lớn trưởng thành. - GV trình chiếu tranh minh họa bài đọc SGK tr.44.
- GV dẫn dắt, giới thiệu khái quát bài đọc: Bài thơ Tiếng ru sẽ giúp các em hiểu được những lời tâm tình, khuyên nhủ cùng những mong ước của cha mẹ dành cho con cái. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được cả bài Tiếng ru với giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc phần Từ ngữ SGK tr.28: + Nhân gia: loài người. + Bồi: thêm vào, đắp lên. - GV đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc; giọng đọc kéo dài ở cụm từ “con ơi" để tạo âm hưởng của lời ru, lời trò chuyện; lên cao giọng ở cuối câu hỏi tu từ để tạo giọng điệu tâm tình, trò chuyện... - GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: đốm lửa tàn, chắt chiu,... + Đọc nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện cảm xúc: yêu hoa, yêu nước, yêu trời... + Nhấn giọng vào những câu hỏi tu từ: Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?... - GV mời 4 HS đọc nối 4 khổ thơ trước lớp. - GV yêu cầu HS làm theo cặp, mỗi HS đọc nối tiếp từng đoạn đến hết bài. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc. b. Cách thức tiến hành: - GV giải thích thêm các từ ngữ HS chưa hiểu: + Thầy: cách gọi bố, cha ở một số địa phương trước đây. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Bài thơ là lời của ai, nói với ai? Từ ngữ nào cho em biết điều đó? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi chia sẻ theo nhóm thống nhất đáp án. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và tổng kết câu trả lời của HS: Bài thơ là lời của cha mẹ nói với con cái. Những từ ngữ xưng – hô, hô – gọi sau đây thể hiện điều đó: con ơi, con – thầy, các con. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Khổ thơ đầu khuyên chúng ta điều gì? Tìm câu trả lời đúng. A. Cần phải sống chan hoà với thiên nhiên. B. Cần phải biết bảo vệ môi trường sống của mình. C. Cần phải biết yêu thương các loài vật. D. Cần phải gắn bó với cộng đồng, yêu thương mọi người. + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS): · Mỗi HS đọc khổ thơ rồi suy nghĩ về lí do chọn đáp án theo quan điểm cá nhân. · Nhóm trưởng môi từng bạn phát biểu; cùng nhau thống nhất ý kiến. GV quan sát các nhóm làm việc và có những hỗ trợ phù hợp. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm phát biểu trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, chốt đáp án: D. Cần phải gắn bó với cộng đồng, yêu thương mọi người. + GV có thể hỏi lí do HS chọn đáp án đó. - GV dẫn dắt và nêu câu hỏi 3:Hình ảnh nào giúp chúng ta hiểu vai trò, sức mạnh của sự đoàn kết? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ theo nhóm. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét và tổng kết: Từ “một” được nhắc lại nhiều lần trong khổ thơ gắn với những hình ảnh: ngôi sao, thân lúa, người gợi sự ít ỏi. Một ngôi sao bé nhỏ không làm sáng được hầu trời đêm. Một cây lúa chín, dấu cũng hạt, trĩu bông thì cũng không thể làm nền cánh đồng lúa chín. Một người không tạo nên cộng đồng, xã hội. Nhưng hàng ngàn vạn ngôi sao lại có thể cùng nhau tạo nên bầu trời sáng. Nhiều cây lúa trĩu bông đem đến vụ mùa bội thu. Con người cũng vậy. Phải có nhiều người mới làm nên xã hội. - GV giải thích: Những hình ảnh rất cụ thể, gần gũi đó giúp chúng ta hiểu vì sao cần phải đoàn kết. Đoàn kết tạo nên sức mạnh tập thể, giúp chúng ta dễ dàng vượt qua khó khăn để đi đến thành công. Đoàn kết giúp mỗi con người không cảm thấy lạc lõng trong tập thể, cộng đồng. - GV mời 1 HS nêu câu hỏi 4:Em nhận được lời khuyên gì từ khổ thơ thứ 3? + GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có). + GV nhận xét, chốt đáp án: Khổ thơ thứ ba khuyên chúng ta cần phải sống khiêm tốn, biết tôn trọng, biết nhớ ơn những người đã mang lại cho mình cuộc sống tốt đẹp. + GV phân tích kĩ hơn: Những hình ảnh như “núi cao vì có đất bồi” chỉ ra lí do vì sao núi cao hơn đất. Vì thế núi không nên chê đất thấp hơn mình. Hình ảnh "Muốn dòng sông đổ biển sâu” cho biết vì sao biển rộng lớn, nước tràn đầy. Đó là nhờ muốn ngăn con sông nhỏ bằng qua thác ghềnh, miệt mài chảy qua mọi vùng miền để cuối cùng đổ ra đại dương. Nếu không có đất, không có sông, suối thì không thể có núi cao, biển rộng. Gắn cho sự vật đặc điểm của con người (núi, biển cũng biết suy nghĩ, nói năng như con người), nhà thơ đã mượn biển, núi... để đưa ra lời khuyên về lối sống đẹp: cần phải biết ơn giá trị tốt đẹp mà các em nhận được từ cuộc sống. - GV mời 1 HS nêu câu hỏi 5:Khổ thơ cuối nói gì về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ theo nhóm. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có). + GV nhận xét, chốt đáp án: Khổ thơ cuối nói về tình yêu thương và niềm hi vọng của cha mẹ dành cho con. + GV có thể nói sâu hơn: Cây tre thường sống ở vùng đất cằn, sỏi đá. Rễ tre bám sâu vào đất để hút chất màu nuôi dưỡng những măng tre mới đâm mầm. Hình ảnh so sánh chất chịu như mẹ yêu con tháng ngày kết hợp với hình ảnh được nhân hoá trẻ giả yêu lấy măng non giúp chúng ta liên tưởng đến tình yêu thương, sự chăm sóc của cha mẹ dành cho con cái. Từ yêu thương dẫn lối mong ước, hi vọng mong sau này con sẽ trưởng thành, trở thành chủ nhân của đất nước, sống có ước mơ, khát vọng trở thành những công dân có ích cho xã hội: Mai sau con lớn hơn thầy/ Các con ôm cả hai tay đất tròn. + GV đặt câu hỏi phụ: Theo em, nhà thơ đưa ra lời khuyên nhủ bằng cách nào? + GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có). + GV nhận xét, chốt đáp án: Mỗi khổ thơ là một lời khuyên nhủ khác nhau. Nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh thơ rất cụ thể, gần gũi và sinh động để đưa ra lời khuyên nhủ, giúp lời khuyên trở nên thuyết phục, giống như lời trò chuyện, tâm tình thủ thỉ của cha mẹ dành cho con cái. Tính ép buộc trong lời khuyên không còn, thay vào đó là lời kể, lời tâm tình về thiên nhiên, về sự vật. Từ đó, người đọc có thể tự mình nhận ra được điều bài thơ muốn nói. Hoạt động 3: Học thuộc lòng. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Thuộc lòng bài đọc Tiếng ru. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc: + Làm việc cả lớp: · GV mời đại diện 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ trước lớp. · GV nhận xét, góp ý, khen ngợi HS. + Làm việc nhóm: 4 HS tự luyện đọc. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 3 khổ đầu. - GV mời đại diện 1 HS đọc thuộc 3 khổ đầu trước lớp. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. a. Mục Tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Tìm được tính từ - Đặt 1 – 2 câu với tính từ. - Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1: Tìm tính từ có trong khổ thơ thứ ba. + GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm (4 HS). + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, chốt đáp án: Các tính từ có trong khổ thơ thứ 3 là cao, thấp, sâu, nhỏ. - GV nêu yêu cầu câu 2: Đặt 2 – 3 câu với những tính từ vừa tìm được. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đặt câu ví dụ: + Anh tôi cao nhất trong các thành viên trong gia đình tôi. + Chủ ngữ là anh tôi, vị ngữ là cao nhất trong các thành viên trong gia đình tôi. - GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và sửa chữa bài cho HS (nếu sai). * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Tiếng ru, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước tiết học sau: Trả bài viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong trong văn học SGK tr.29. |
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài. - HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc bài - HS luyện đọc.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS đọc thuộc.
- HS đọc yêu cầu.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS nêu yêu cầu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
TIẾT 3: VIẾT – TRẢ BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT NHÂN VẬT TRONG VĂN HỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV tiến hành cho HS chơi trò chơi theo link https://quizizz.com/join?gc=622047&source=liveDashboard - GV tổng kết trò chơi và dẫn dắt vào bài học. B,. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe thầy cô nhận xét chung. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được ưu, nhược điểm của bài làm. b. Cách thức tiến hành - GV nhận xét chung về bài làm của HS: + Những ưu điểm: chọn được nhân vật tiêu biểu, nêu được đặc điểm nổi bật của nhân vật (hình dáng, hành động, lời nói, phẩm chất,...), thể hiện được cảm xúc của bản thân về nhân vật,... + Những hạn chế: bài viết lạc sang hướng kể về nhân vật; không thể hiện được rõ cảm xúc về nhân vật; dùng tủ ngữ chưa chính xác, câu sai ngữ pháp (thiếu chủ ngữ, vị ngữ)... + GV có thể nói rõ hơn: Trong bài viết lần này, lớp đã có những tiến bộ khắc phục những hạn chế nào? Hoạt động 2: Đọc hoặc nghe bài viết của bạn, nêu những điều em muốn học tập. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tiếp thu và học tập những ưu điểm của bạn. b. Cách thức tiến hành - GV mời 2 – 3 HS đọc bài viết của mình trước lớp hoặc chiếu bài làm của HS lên bảng phụ. - GV đặt câu hỏi: + Em học được điều gì từ bài viết của bạn? + Trong bài làm của bạn, câu nào là câu chủ đề? + Các câu trong đoạn văn cổ bám sát vào câu chủ đề của đoạn không? + HS tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, rút kinh nghiệm cho bản thân. - GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi HS. Hoạt động 3: Chỉnh sửa bài viết. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hoàn thiện bài viết. b. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS chỉnh sửa bài viết: + GV trả bài cho HS. + HS đọc lại bài làm và lời nhận xét của thầy cô để xác định những nội dung cần sửa chữa: · Việc lựa chọn nhân vật trong tác phẩm văn học. · Những đặc điểm nổi bật của nhân vật. · tình cảm, cảm xúc đối với nhân vật. · Cách dùng từ, đặt câu. · Cách viết mở đoạn, kết đoạn... - GV hướng dẫn HS viết lại bài viết: + HS viết vào phiếu bài tập hoặc vở ghi những lỗi trong bài viết theo nhận xét của thầy cổ và sửa rừng loại lỗi. + HS đối phiếu/ vở cho bạn để sửa lỗi chéo. Trong quá trình Hồ sửa lỗi, GV quan sát, hỗ trợ những em gặp khó khăn. + HS viết lại những cầu muốn chỉnh sửa. Trao đổi với bạn vẽ những câu đã viết. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc trước Bài tiếp theo: Nói và nghe – Kể chuyện: Bài học quý SGK tr.30. |
- HS tham gia trò chơi.
- HS vào bài học mới.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS đọc bài.
- HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
TIẾT 4: NÓI VÀ NGHE – KỂ CHUYỆN: BÀI HỌC QUÝ |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều