Soạn giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 9: Sự tích con Rồng cháu Tiên

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 4 Bài 9: Sự tích con Rồng cháu Tiên - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

BÀI 9: SỰ TÍCH CON RỒNG CHÁU TIÊN

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng và diễn cảm câu chuyện Sự tích con Rồng cháu Tiên, biết nhấn giọng vào những từ ngủ cần thiết để thể hiện cảm xúc.
  • Nhận biết được các nhân vật, các tình tiết, nội dung chính của câu chuyện.
  • Hiểu được điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Câu chuyện giải thích về nguồn gốc dân tộc Việt theo trí tưởng tượng của người xưa (cùng sinh ra từ một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân). Biết cách tóm tắt một văn bản truyện.
  • Luyện tập chung về hai thành phần chính của cậu Hiểu sâu hơn về sự tương hợp ngữ nghĩa giữa hai thành phần. Tiếp tục phân biệt các kiểu vị ngữ (vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái; vị ngữ nêu đặc điểm và vị ngữ giới thiệu, nhận xét).
  • Biết cách lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe.
  • Hiểu và tự hào về nguồn gốc dân tộc Việt, biết ơn và trân trọng nguồn cội.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu thương quê hương, đất nước.
  • Bồi dưỡng niềm tự hào về nguồn gốc dân tộc Việt, biết ơn và trân trọng nguồn cội.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa chủ điểm Uống nước nhớ nguồn và văn bản Sự tích con Rồng cháu Tiên.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài Trên khóm tre đầu ngõ.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bua Kham nghĩ gì và làm gì khi nhìn thấy lũ có con bị rơi xuống đất?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Khi nhìn thấy lũ cò con bị rơi xuống đất, Bua Kham nghĩ tới chuyện người ta thường nhật cỏ con về nuôi. Nhưng Bua Kham không làm thể. Cô bé không muốn làm tan các cái gia đình có bé bỏng, bạn có con nhỏ qua, trả chúng về cho bố mẹ chúng thì hơn. Sau đó, Bua Kham đã gọi ông giúp đưa lũ có con về chiếc tổ cũ.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với chủ điểm.

b. Cách thức tiến hành:

- GV trình chiếu tranh chủ điểm SGK tr.39 và nêu câu hỏi: Cho biết bức tranh nói với em điều gì về chủ điểm này?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá về tranh chủ điểm: Tranh vẽ các bạn nhỏ đang được thầy giáo, cô giáo giới thiệu về vua Lý Thái Tổ cũng như quan sát bức tượng về vị vua này. Bức tranh mang ý nghĩa tượng trưng cho sự “Uống nước nhớ nguồn”, là tên của chủ điểm thứ năm trong SHS Tiếng Việt 4.

- GV giới thiệu chủ điểm: Các bài học trong chủ điểm này sẽ giúp các em có thêm những hiểu biết về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, những vị anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước,...để từ đó chúng ta biết ơn với tổ tiên, đất nước, biết ơn cả những điều rất đỗi bình dị của cuộc đời,...

- GV yêu cầu HS Trao đổi với bạn: Vào tháng Ba (âm lịch), nước ta có ngày lễ nào quan trọng?

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm (4 HS).

- GV mời 1 – 2 nhóm lên trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV khen ngợi HS và chốt đáp án: Vào tháng Ba (âm lịch), nước ta có ngày lễ trọng đại Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3.

- GV trình chiếu hình ảnh minh họa cho ngày lễ:

  

- GV trình chiếu tranh minh họa bài đọc SGK tr.39:

- GV đặt câu hỏi Em hãy nêu nội dung của bức tranh minh họa bài đọc?

- GV mời 1 -2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án: Có 2 bức tranh minh hoạ bài đọc

+ Tranh 1 vẽ sự gặp gỡ của một Lạc Long Quân và Âu Cơ.

+ Tranh 2 vẽ cuộc chia tay của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

- GV dẫn dắt và giới thiệu bài học: Sự tích con Rồng cháu Tiên là câu chuyện về nguồn

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Sự tích con Rồng cháu Tiên với giọng đọc trầm ấm, hào sảng.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng ở từ ngữ chỉ tình tiết bất ngờ.

- Luyện đọc theo cặp, cá nhân.

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng trầm và có phần hào sảng, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp, những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật Lạc Long Quân.

- GV mời 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn. 

+ Đoạn 1: từ đầu đến kết thành vợ chồng.

+ Đoạn 2: tiếp đến khoẻ mạnh như thần.

+ Đoạn 3: tiếp đến đừng quên lời hẹn.

+ Đoạn 4: tiếp đến không hề thay đổi.

+ Đoạn 5: còn lại

- GV hướng dẫn đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: Lạc Việt, nói nồng, miễn nước thẳm, tập quán, Phong Châu...

+ Đọc diễn cảm, phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

- GV mời 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, mỗi HS đọc luân phiên từng đoạn hết bài, sau đó đổi lại. 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài 1 lượt.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu các từ ngữ chưa hiểu.

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Bầu trời trong quả trứng.

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc phần Từ ngữ SGK tr.41.

+ Miền đất Lạc Việt: miền đất mà người Lạc Việt sinh sống, chủ yếu thuộc Bắc Bộ nước ta ngày nay.

+ Phong Châu: tên gọi một vùng đất cổ, nay thuộc tỉnh Phú Thọ.

+ Đồng bào (cùng một bọc): những người cùng giống nòi, cùng đất nước. (Sử dụng từ điển để tìm nghĩa của các từ: khôi ngô, tập quán).

- GV hướng dẫn HS tra từ điển với những từ chưa hiểu:

+ Khôi ngô: (vẻ mặt) sáng sủa, thông minh.

+ Tập quán: thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc...) hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Lạc Long Quân và Âu Cơ được giới thiệu như thế nào?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi.

+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét và thống nhất đáp án: Lạc Long Quân là một vị thần, giống rồng, sống dưới nước, sức khoẻ hơn người, có nhiều phép lạ. Âu Cơ là tiên, xinh đẹp tuyệt trần, sống trên cạn.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Chi tiết Âu Cơ sinh bọc trăm trứng muốn nói điều gì?

+ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, rồi thảo luận nhóm.

+ GV đặt câu hỏi phụ: Việc sinh con của Âu Cơ có gì đặc biệt?

+ GV mời 1 – 2 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV chốt đáp án: Âu Cơ không sinh ra con như người thường, mà sinh ra cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở thành trăm người con, tất cả đều hồng hảo, đẹp đẻ lạ thường.

+ GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp, các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét và thống nhất đáp án: Sự tích bọc trăm trứng thể hiện rằng người Việt được sinh ra cùng một bọc – một nguồn gốc; do vậy, chúng ta là người một nhà, phải đoàn kết, yêu thương, gắn bó với nhau. (có thể có những cách diễn đạt khác)

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Theo em, cách giải thích nguồn gốc của người Việt là con Rồng cháu Tiên nói lên điều gì?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

·        Đọc lướt toàn văn bản. Chú ý câu nói của Lạc Long Quân: "Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, năng là dòng tiên ở chốn non cao”.

·        Suy nghĩ về cách giải thích nguồn gốc dân tộc Việt. (Tại sao người Việt lại được sinh ra bởi dòng giống Tiên – Rồng mà không phải là dòng giống khác? Tiên và Rồng thưởng được đánh giá thế nào?).

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét và khen ngợi HS, chốt đáp án: Cách giải thích nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng cháu Tiên nói lên mong ước của người Việt: được sinh ra bởi giống nòi đẹp và cao quý: Tiền Rồng. Đây là một cách giải thích hay về nguồn gốc của người Việt, thể hiện sự trân trọng của chính người Việt về nguồn gốc của mình.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Dựa vào sơ đồ dưới đây, tóm tắt lại câu chuyện.

+ GV trình chiếu sơ đồ SGK tr.41.

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi làm việc theo nhóm.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe.

+ GV nhận xét, góp ý, khen ngợi sự sáng tạo của HS.

+ GV đọc một đoạn tham khảo: Lạc Long Quân và Âu Cơ là 2 vị thần Rồng – Tiên gặp nhau, kết thành vợ chồng. Âu Cơ sinh bọc trăm trứng. Trăm trứng nở ra trăm người con. Sống với nhau một thời gian, Lạc Long Quân bản với Âu Cơ về việc chia 50 con lên núi theo mẹ, 50 con xuống biển theo cha. Các con của họ dựng xây đất nước, trở thành tổ tiên của người Việt. Từ sự lịch này, người Việt tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và gọi nhau là đồng bào.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 5: Câu ca dao dưới đây có liên quan thế nào đến câu chuyện này?

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba.

+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 HS).

+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm phát biểu trước lớp. HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, khen ngợi HS trả lời đúng, hợp lý.

+ GV nhận xét và thống nhất đáp án: Câu ca dao trên nhắc chúng ta nhớ ngày giỗ Vua Hùng. Vua Hùng chính là người con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, người đã theo Âu Cơ lên núi. Ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm được xem là ngày “Quốc Giỗ của người dân Việt. Khi chúng ta cùng thờ chung một “ông Tổ” có nghĩa là chúng ta thuộc cùng một nòi giống. (HS có thể có những cách diễn đạt khác.)

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Đọc diễn cảm toàn bài Bầu trời trong quả trứng.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm:

+ Làm việc cả lớp:

·        GV mời đại diện 5 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

·        GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.

+ Làm việc cá nhân: tự đọc bài.

- GV mời đại diện 1 HS đọc thuộc diễn cảm toàn bài trước lớp.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Sự tích con Rồng cháu Tiên, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết học sau: Luyện từ và câu – Luyện tập về hai thành phần chính của câu SGK tr.42.

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và suy nghĩ câu trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS quan sát tranh minh họa.

 

 

 

 

- HS quan sát tranh minh họa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo.

 

 

 

 

- HS luyện đọc.

 

 

 

 

- HS đọc bài.

- HS luyện đọc theo cặp.

 

- HS luyện đọc cá nhân.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

- HS tra từ điển.

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe.

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS luyện đọc.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU – LUYỆN TẬP VỀ HAI THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi theo nhóm qua link:

https://quizizz.com/join?gc=855159&source=liveDashboard

- GV tổng kết lại đội thắng cuộc và dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kết hợp các từ ngữ dưới đây để tạo thành câu.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Kết hợp các từ ngữ dưới đây để tạo thành câu.

b. Cách thức tiến hành

- GV nêu yêu cầu của bài tập 1: Kết hợp các từ ngữ dưới đây để tạo thành câu.

- GV mời 1 HS đọc các câu lệnh.

Vua Hùng

Đền thờ Vua Hùng

Lễ hội Đền Hùng

là con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ

được xây dựng trên núi

Nghĩa Lĩnh

gồm nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ dân gian

- GV hướng dẫn HS làm cá nhân rồi trao đổi nhóm (4 HS).

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, tổng hợp đáp án:

+ Câu 1. Vua Hùng là con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

+ Câu 2. Lễ hội Đền Hùng gồm nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ dân gian.

+ Câu 3. Đến thờ Vua Hùng được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh (GV có thể giải thích thêm: Núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ).

Hoạt động 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoạn văn dưới đây.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được chủ ngữ, vị ngữ của các câu.

b. Cách thức tiến hành

- GV nêu câu hỏi 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoạn văn dưới đây.

- GV giải thích từ ngữ khó: Tuyên ngôn Độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay giặc ngoại xâm.

- GV mời 1 HS đọc đoạn văn SGK tr.42.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm.

- GV mời 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án:

Chủ ngữ

Vị ngữ

Lý Thường Kiệt

Là danh tướng Việt Nam thế kỉ XI.

Tên tuổi của ông

Gắn với chiến thắng quân xâm lược nhà Tống.

Ông

Cũng là tác giả bài thơ Sông núi nước Nam.

Bài thơ

Được xem như bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.

Hoạt động 3: Dựa vào tranh, đặt câu có những loại vị ngữ sau.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Dựa vào tranh, đặt câu có những loại vị ngữ.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 3: Dựa vào tranh, đặt câu có những loại vị ngữ sau:

a. Vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái.

b. Vị ngữ nêu đặc điểm.

c. Vị ngữ giới thiệu, nhận xét.

- GV trình chiếu tranh minh họa SGK tr.42.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các động từ đã tìm được. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đưa ra đáp án tham khảo:

+ Câu có vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái: Các chú bộ đội băng đèo lội suối.

+ Câu có vị ngữ nêu đặc điểm: Không gian núi rừng ấm áp lạ thường.

+ Câu có vị ngữ giới thiệu nhận xét: Bức tranh là cảnh các chú bộ đội đang hành quân, băng qua con suối trong không gian đầy nắng và tiếng chim líu lo.

Hoạt động 4: Đặt 2 – 3 câu nói về một người anh hùng dân tộc và xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đặt 2 – 3 câu nói về một người anh hùng dân tộc và xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 4: Đặt 2 – 3 câu nói về một người anh hùng dân tộc và xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ theo nhóm:

- GV mời một số HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV tổng kết và khen ngợi HS.

- GV đưa ra đáp án tham khảo:

+ Đinh Tiên Hoàng, tên húy là Đinh Bộ Lĩnh, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc.

+ Chủ ngữ: Đinh Tiên Hoàng, Ông.

+ Vị ngữ: là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam, là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc trước Tiết học sau: Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện SGK tr.43.

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

- HS chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc bài.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.


=> Xem toàn bộ Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 9 Sự tích con Rồng cháu Tiên, Giáo án word tiếng việt 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 9 Sự tích con Rồng cháu Tiên

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác