Soạn giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 3: Ông Bụt đã đến

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 4 Bài 3: Ông Bụt đã đến - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: ÔNG BỤT ĐÃ ĐẾN

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng và diễn cảm câu chuyện Ông Bụt đã đến, biết thể hiện cảm xúc theo đúng lời của mỗi nhân vật trong câu chuyện, đặc biệt là nhân vật cô bé Mai và mẹ của Mai; có giọng đọc phân biệt lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
  • Hiểu được nội dung câu chuyện, nhớ các tình tiết cơ bản của câu chuyện, biết nhận xét, đánh giá về các nhân vật (cô bé Mai, ông nhạc sĩ) trong câu chuyện.
  • Hiểu điều tác giả muốn nói qua toàn bộ nội dung câu chuyện: Câu chuyện thể hiện tấm lòng nhân hậu của ông nhạc sĩ, người đã âm thầm mang đến niềm vui cho cô bé Mai.
  • Hiểu và nhận diện được hai thành phần chính của câu chủ ngữ và vị ngữ; nhớ được khái niệm hai thành phần này, biết kết hợp chủ ngữ và vị ngữ để tạo thành câu đúng ngữ pháp và ngữ nghĩa.
  • Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết.
  • Biết yêu thương những người xung quanh, có ý thức sống tốt hơn, nhận ra được vẻ đẹp của cuộc sống (thể hiện qua nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (nắm được đặc điểm của văn bản thông tin hướng dẫn thực hiện một công việc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng lòng nhân ái, tình yêu thương, đồng cảm, sẻ chia với mọi người xung quanh.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài đọc và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 1 - 2 HS đọc một đoạn trong bài Vệt phấn trên mặt bàn.

- GV nêu câu hỏi: Khi biết tin Thi Ca phải đi bệnh viện chữa tay, Minh đã có những thay đổi gì trong suy nghĩ và việc làm?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS và chốt đáp án: Minh chợt nhớ ra Thi Ca hay giấu bàn tay phải trong hộc bàn, nhớ ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn cậu vạch đường phần trên mặt bàn, cậu cảm thấy ân hận. Cậu đã lấy chiếc khăn xoá vật phần trên mặt bàn và thầm mong Thi Ca chóng khỏi bệnh để lại về ngồi bên cạnh cậu.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS kể những điều em biết về ông Bụt trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận:

Những điều em biết về ông Bụt trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV trình chiếu hình ảnh ông bụt:

- GV liệt kê những đặc điểm thường thấy của ông Bụt:

+ Râu tóc bạc phơ.

+ Khuôn mặt hiền từ, phúc hậu.

+ Tốt bụng, hay giúp đỡ người gặp khó khăn.

+ Có nhiều phép lạ.

+ Thường xuất hiện bất ngờ.

- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.17, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Trong câu chuyện Ông Bụt đã đến hôm nay chúng ta học cũng có một ông Bụt, nhưng ông Bụt này rất đặc biệt, có nhiều điểm không giống như ông Bụt các em hãy hình dung. Hãy tìm hiểu câu chuyện để xem ông Bụt này là ai và đã giúp đỡ ai trong câu chuyện nhé.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Ông Bụt đã đến.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng vào những từ ngữ phù hợp.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc cả bài: đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp; những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, đặc biệt là lời nói thẳng thốt và giận dữ của nhân vật người mẹ trong câu chuyện.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp các đoạn.

 

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: rung rinh, đập đầu, nhành hoa...

+ Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của nhân vật người mẹ và nhân vật Mai, nhất là phần đối thoại ở đoạn 2.

- GV mời 3 HS đọc nối các đoạn trước lớp, sau đó đổi đoạn để đọc.

 

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, mỗi HS đọc một phần, đọc nối tiếp đến hết bài.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu các từ ngữ chưa hiểu.

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, cách thực hiện Ông Bụt đã đến.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS tra từ điển những từ chưa biết.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Những chi tiết nào cho thấy Mai rất yêu hoa?

+ GV hướng dẫn HS đọc và tìm câu trả lời theo nhóm đôi.

+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những chi tiết cho thấy Mai rất yêu hoa là: Mai thích máy chậu hoa, thường ngắm nghía chúng mỗi sáng, bắt sâu cho hoa và hồi hộp chờ xem hoa nở, sững sờ trước vẻ đẹp của nhánh lan.

- GV mời 2 HS đọc câu hỏi 2: Mai đã sơ ý gây ra chuyện gì ?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS).

+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

+ GV chốt đáp án: Mai đã sơ ý làm gãy một nhành lan trong khóm hoa lan của nhà ông nhạc sĩ, mà ông nhạc sĩ lại là người rất yêu hoa.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Vì sao ông nhạc sĩ lại mua chậu lan mới thay cho chậu lan cũ?

+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 HS).

+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, khen ngợi HS và chốt đáp án: Ông nhạc sĩ mua chậu lan mới vì muốn thay chậu lan cũ có bông hoa bị gãy.

+ GV nêu câu hỏi phụ: Vì sao ông nhạc sĩ lại tự mình lặng lẽ thay chậu lan đó trong khi ông có thể la mắng hay bất đến cô bé Mai?

+ GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời.

+ GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS có suy nghĩ riêng.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Ai được xem là ông Bụt trong câu chuyện? Vì sao?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm.

+ GV lưu ý HS nêu tóm tắt các bước thực hiện.

+ GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Người được xem là ông Bụt trong câu chuyện là ông nhạc sĩ. Vì ông rất nhân hậu, đã ra tay giúp cô bé Mai. Khi ông nhìn thấy bé Mai khóc và nghe thấy lời khẩn cầu của cô, ông đã âm thầm thay chậu lan, để Mai nghĩ rằng điều ước của mình đã trở thành sự thật.

+ GV đặt câu hỏi phụ: Em nghĩ như thế nào về ông nhạc sĩ?

+ GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV khen ngợi, khích lệ HS có suy nghĩ, suy luận hợp lí.

+ GV đưa ra đáp án tham khảo: Ông nhạc sĩ là một người nhân hậu, hiền từ, có tình yêu thiên nhiên và luôn mở rộng tấm lòng để giúp đỡ người khác. Ông cũng chính là Ông Bụt được nhắc đến trong bài đọc.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 5: Đoán xem Mai sẽ nói gì với ông nhạc sĩ sau khi biết việc ông đã làm cho mình.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, khen ngợi HS và khái quát đáp án: Chắc chắn Mai sẽ rất xúc động khi biết việc ông nhạc sĩ đã làm cho minh. Mai có thể nói với ông rằng: Cháu xin lỗi ông vì đã sơ ý làm gãy cảnh lan. Cháu thực sự đã rất lo lắng. Cháu cảm ơn ông rất nhiều vì những gì ông đã làm cho cháu.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nắm được nội dung và cách Ông Bụt đã đến.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc:

+ Làm việc cả lớp:

·        GV mời đại diện 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

·        GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.

+ Làm việc cá nhân: tự đọc bài.

- GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Ông Bụt đã đến, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết học sau: Luyện từ và câu SGK tr.18.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu.

 

- HS làm việc nhóm đôi. 

 

 

- HS trình bày bài vẽ ý kiến trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát và lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo.

 

 

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc.

 

 

 

 

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo cặp.

 

- HS luyện đọc cá nhân.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS tra từ điển.

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS làm việc việc nhóm đôi.

- HS trình bày ý kiến.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS thảo luận nhóm.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

 

TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU – HAI THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành hai đội chơi trò chơi “Nối câu”.

- GV hướng dẫn HS luật chơi:

+ Đội 1: nêu một danh từ, hoặc một cụm danh từ chỉ người hoặc vật như mẹ em, cây cam trong vườn nhà,...

+ Đội 2: nhanh chóng đưa ra các tính từ, cụm tính từ hoặc động từ, cụm động từ miêu tả đặc điểm, hoạt động tương ứng với các danh từ, cụm danh từ đội 1 đưa ra.

+ Mỗi đội đưa ra đáp án hợp lí sẽ được cộng 1 điểm.

+ Đội nào không đưa ra được đáp án sẽ bị trừ 1 điểm.

+ 2 đội lần lượt đặt – đáp.

- GV tổng kết trò chơi và hướng dẫn HS vào bài học mới.

 

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tách mỗi câu dưới đây thành hai thành phần.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận diện sơ bộ 2 thành phần chính của câu.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 1: Tách mỗi câu dưới đây thành hai thành phần.

- GV mời 1 HS đọc câu lệnh và các ở cột dọc.

- GV mời 1 HS đọc phần phân tích mẫu câu.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi thảo luận theo nhóm (4 HS).

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV tổng hợp ý kiến của HS và chốt đáp án:

TT

Câu

Thành phần thứ nhất

Thành phần thứ hai

1

Ông Bụt đã cứu con.

Ông Bụt

đã cứu con

2

Nắng mùa thu vàng óng.

Nắng mùa thu

vàng óng

3

Nhành lan ấy rất đẹp.

Nhành lan ấy

rất đẹp

4

Nhạc sĩ Văn Cao là tác giả bài hát Tiến quân ca.

Nhạc sĩ Văn Cao

là tác giả bài hát Tiến quân ca

- GV nhấn mạnh: Cần chú ý vào những từ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên (ông Bụi, nắng mùa thu, nhành lan ấy nhạc sĩ Văn Cao) và những từ ngữ nếu hoạt động (đã cứu con), đặc điểm (vàng ông, rất đẹp), giới thiệu, nhận xét (là tác giả bài hát Tiến quân ca).

- GV chốt lại: 2 thành phần này sẽ được gọi là hai thành phần chính của câu, thường không thể vắng mặt trong câu tiếng Việt.

Hoạt động 2: Từ kết quả ở bài tập 1, thực hiện các yêu cầu sau.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xếp được các thành phần tìm được trong bài 1 theo các nhóm thích hợp.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Từ kết quả ở bài tập 1, thực hiện các yêu cầu sau:

+ Xếp thành phần thứ nhất của mỗi câu vào từng nhóm: người; vật; hiện tượng tự nhiên.

+ Xếp thành phần thứ hai của mỗi câu vào từng nhóm: hoạt động; trạng thái; đặc điểm; giới thiệu, nhận xét.

- GV có thể nhắc lại kiến thức về phân loại danh từ (chỉ người, vật, hiện tượng tự nhiên), động từ (chỉ hoạt động, trạng thái) và tính từ (chỉ đặc điểm).

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

- GV thống nhất và chốt đáp án:

TT

Câu

Thành phần thứ nhất

Thành phần thứ hai

1

Ông Bụt đã cứu con.

Ông Bụt: người

đã cứu con: hoạt động

2

Nắng mùa thu vàng óng.

Nắng mùa thu: hiện tượng tự nhiên

vàng óng: đặc điểm

3

Nhành lan ấy rất đẹp.

Nhành lan ấy: vật

rất đẹp: đặc điểm

4

Nhạc sĩ Văn Cao là tác giả bài hát Tiến quân ca.

Nhạc sĩ Văn Cao: người

là tác giả bài hát Tiến quân ca: giới thiệu, nhận xét.

Hoạt động 3: Đặt câu hỏi cho các thành phần câu trong bài tập 1.

a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đặt câu hỏi cho các thành phần đã biết.

b. Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của bài tập 3: Đặt câu hỏi cho các thành phần câu trong bài tập 1.

- GV mời 1 HS trả lời câu hỏi mẫu: Ai đã cứu con? Ông Bụt đã làm gì?

- GV đưa ra nhận xét: Có thể đặt câu hỏi để đặt câu hỏi xác định thành phần thứ nhất và thứ hai của câu.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm (4 HS), hỏi đáp luân phiên..

- GV mời 2 – 3 nhóm trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khuyến khích HS.

- GV tổng hợp ý kiến của HS và gợi ý đáp án:

+ Câu 2: Cái gì vàng óng (Nắng mùa thu).

               Nắng mùa thu thế nửa? (Vàng óng).

+ Câu 3: Cái gì rất đẹp? (Nhành lan ấy).

               Nhành lan ấy thế nào? (Rất đẹp).

+ Câu 4. Ai là tác giả bài hát Tiến quân ca (Nhạc sĩ Văn Cao)?

              Nhạc sĩ Văn Cao là ai? (Là tác giả bài hát Tiến quân ca).

- GV đặt câu hỏi: Muốn xác định thành phần thứ nhất của câu, ta đặt được những câu hỏi nào? Muốn xác định thành phần thứ hai của câu, ta đặt được những câu hỏi nào?

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

- GV mời 1 – 2 HS trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án: Muốn xác định thành phần thứ nhất của câu, ta đặt câu hỏi ai, cái gì... Muốn xác định thành phần thứ hai của câu, ta đặt câu hỏi làm gì, thế nửa, là ai...

- GV mời 2 – 3 HS đọc phần ghi nhớ SGK tr.18.

- GV đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức:

+ Câu có mấy thành phần chính?

+ Đó là những thành phần nào?

+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào?

+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào?

- GV mời 2 -3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Câu có mấy thành phần chính? (Hai thành phần chính.)

+ Đó là những thành phần nào? (Chủ ngữ và vị ngữ).

+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào? (Ai, cái gì, con gì...).

+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào? (Làm gì, thế nào, là ai...).

Hoạt động 4: Tìm chủ ngữ hoặc vị ngữ thích hợp để hoàn thành câu.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tìm chủ ngữ hoặc vị ngữ thích hợp để hoàn thành câu.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1 HS nêu bài tập 4: Tìm chủ ngữ hoặc vị ngữ thích hợp để hoàn thành câu

+ a. Chú chim sơn ca ?.

+ b. ?chìm vào giấc ngủ say.

+ c. Vườn hồng ?.

+ d. ? nằm phơi nắng bên thềm.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ theo nhóm.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV đưa đáp án tham khảo:

+ Chú chim sơn ca đang hót líu lo.

+ Em bé chìm vào giấc ngủ say.

+ Vườn hồng đang hé nở những bông hoa đầu tiên.

+ Chú mèo mướp nằm phơi nắng bên thềm.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại ghi nhớ.

+ Đọc trước nội dung Tiết học sau: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết SGK tr.19.

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và đọc thầm theo.

- HS đọc bài.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

.

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS nghe và tiếp thu.

- HS nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc ghi nhớ, cả lớp đọc thầm theo.

- HS đọc không nhìn SGK.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc ghi nhớ.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

TIẾT 3: VIẾT – VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT NGƯỜI GẦN GŨI, THÂN THIẾT.


=> Xem toàn bộ Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 3 Ông Bụt đã đến, Giáo án word tiếng việt 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 3 Ông Bụt đã đến

Xem thêm giáo án khác