Soạn giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 24: Quê ngoại
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 4 Bài 24: Quê ngoại - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 24: QUÊ NGOẠI
(4 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Quê ngoại. Biết đọc diễn cảm thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện; biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu.
- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua các từ ngủ, các câu trong bài đọc. Nhận biết được ý chính của mỗi đoạn trong bài.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Chúng ta ai ai cũng có quê hương. Những kỉ niệm về quê hương bao giờ cũng rất đẹp. Đặc biệt khi ta đi xa thì nỗi nhớ quê hương càng da diết.
- Củng cố kiến thức viết bài văn miêu tả cây cối. Học được điều hay từ bài viết của bạn. Nhận ra lỗi trong bài của mình và tự sửa theo góp ý của thầy cô.
- Biết chia sẻ với bạn những điều thú vị trong bài thơ (hoặc bài ca dao) về quê hương, đất nước mà em đã đọc. Biết ghi chép những thông tin cơ bản về bài thơ (ca dao) vào phiếu đọc sách.
- Biết trận trọng những vẻ đẹp của quê hương.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (nắm được đặc điểm của văn bản thông tin hướng dẫn thực hiện một công việc).
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu và sự trân trọng đối với vẻ đẹp của quê hương.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc.
- Bản đồ Việt Nam và bản đồ thế giới.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Sưu tầm những bức tranh hoặc mô hình tên máy bay, tên lửa và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1 – 2 : ĐỌC | |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 1 - 2 HS đọc 1 đoạn trong bài Đường đi Sa Pa. - GV nêu câu hỏi: Các em thích nhất điều gì ở bài đọc? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS trao đổi Khi nghĩ về quê nội hoặc quê ngoại của mình, em thường nhớ tới điều gì? Chia sẻ với các bạn một vài kỉ niệm của em về nơi đó. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thảo luận. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV nhấn mạnh thêm: Chúng ta ai cũng có quê hương. Nhiều bạn vẫn đang sống ở quê hương của mình, nhưng có những bạn thì đang sống xa quê. Khi ở xa, chúng ta rất nhớ quê hương và luôn giữ những kỉ niệm đẹp về quê hương. - GV trình chiếu video và hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.102.
- GV mời 1 – 2 HS nêu nội dung tranh minh hoạ bài đọc. - GV khen ngợi và chốt đáp án: Bức tranh vẽ cảnh một bạn gái đang ngồi bên cửa sổ. Bên ngoài cửa sổ là hình ảnh đường phố và những dãy nhà cao tầng hiện đại. Bạn đang nghĩ về cảnh làng quê (trong bóng nghĩ có ao sen, con đường làng, ruộng lúa, dòng kềnh, cây đa, những mái nhà và dãy núi phía xa. - GV dẫn dắt vào bài đọc: Đây chính là Ki-a, một em bé Việt Nam sống trên đất Mỹ. Em đang nghĩ về quê ngoại của mình là làng Chùa ở Việt Nam. Chúng ta sẽ đọc câu chuyện Quê ngoại để biết trong suy nghĩ của Ki-a làng Chùa đẹp như thế nào, và Ki-a yêu và nhớ quê ngoại của mình như thế nào nhé. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được biểu cảm cả bài Quê ngoại. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện tâm trạng của nhân vật. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc mục Từ ngữ SHS tr.106: + Vô tận: tưởng như không bao giờ hết được. - GV đọc diễn cảm cả bài, giọng đọc tha thiết, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. - GV mời 4 HS đọc nối tiếp các đoạn. + Đoạn 1: từ đầu đến yêu quý em. + Đoạn 2: tiếp theo đến chiều mùa hạ. + Đoạn 3: tiếp theo đến quê ngoại của em đây. + Đoạn 4: còn lại. - GV hướng dẫn HS đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: làng Chùa, cánh đồng lúa rộng lớn, nở, lấy lá dứa dại làm những chiếc chong chóng, ngôi làng.... + Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của nhân vật Ki-a, giọng đọc thiết tha. - GV mời 4 HS đọc nối các đoạn trước lớp.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 HS, mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp đến hết bài. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hiểu các từ ngữ chưa hiểu. - Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Hiểu được nội dung, bài đọc Người tìm đường lên các vì sao. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Ki-a sống ở đâu và quê ngoại của Ki-a ở đâu? + GV hướng dẫn HS đọc và tìm câu trả lời theo nhóm. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Ki-a sống ở Mỹ. Quê ngoại của Ki-a là làng Chùa ở Việt Nam. + GV trình chiếu cho bản đồ nước Mỹ và làng Chùa Bản đồ thế giới Làng Hoàng Dương gay còn gọi là làng Chùa (xã Sơn Công, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây cũ - nay là Hà Nội). Sơn) - GV mời 2 HS đọc câu hỏi 2: Những hình ảnh nào trong bài cho thấy quê ngoại của Ki-a rất đẹp? + GV hướng dẫn HS làm việc: · Làm việc cá nhân: HS đọc thầm bài đọc và tìm các hình ảnh trong bài cho thấy quê ngoại của Ki-a rất đẹp (có thể ghi ra giấy nháp). · Làm việc nhóm thảo luận và thống nhất kết quả. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. + GV chốt đáp án: Những hình ảnh nói lên vẻ đẹp quê ngoại của Ki-a: những ngôi nhà nhỏ bình yên, cánh đồng lúa rộng lớn, dòng sông Đáy dài vô tận, ao hồ nở đầy hoa sen, dãy núi tím xã... - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Ki-a được mẹ kể cho nghe những kỉ niệm nào về tuổi thơ ở làng Chùa? + GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 HS). + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, thống nhất đáp án: Ki-a thường mơ thấy được gặp những người làng Chùa, được ngắm cánh đồng, dòng sông và dãy núi tím xa. Những giấc mơ đó nói lên tình yêu và nỗi nhớ quê da diết của Ki-a. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Ki a thường mơ thấy những gì về quê ngoại. Những giấc mơ đó nói lên điều gì về tình cảm của Ki-a với quê hương? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi trao đổi nhóm. + GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Ki-a thường mơ thấy được gặp những người làng Chùa, được ngắm cánh đồng, dòng sông và dãy núi tím xa. Những giấc mơ đó nói lên tình yêu và nỗi nhớ quê da diết của Ki-a. - GV nêu câu hỏi 5: Nếu trở thành một nhà khoa học, em muốn sáng chế những gì? - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi thảo luận theo nhóm. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, bổ sung ý kiến, khen ngợi HS và thống nhất đáp án cần các câu trả lời cần toát lên ý nói về nỗi nhớ những hình ảnh đẹp của quê hương, nhớ những người thân thiết, ruột thịt, cùng với nỗi nhớ là tình yêu quê hương. Hoạt động 3: Luyện đọc lại. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nắm được nội dung bài đọc Quê ngoại. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc: + Làm việc cả lớp: · GV mời đại diện 4 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp. · GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm. + Làm việc theo cặp: tự đọc bài. - GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Tìm từ có nghĩa trái ngược với từ: xa xôi, rộng lớn, bình yên. - Viết 2 – 3 cầu về quê hương, trong đó có sử dụng một cặp từ có nghĩa trái ngược nhau. b. Cách thực hiện - GV nêu yêu cầu câu hỏi 1: Tìm từ có nghĩa trái ngược với từ: xa xôi, rộng lớn, bình yên. + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm. + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét và khen ngợi HS. + GV chốt đáp án: Từ có nghĩa trái ngược với mỗi từ: · Xa xôi: gần · Rộng lớn: nhỏ bé, bé tí, chật hẹp · Bình yên: nhộn nhịp, sôi động - GV yêu cầu câu hỏi 2: Viết 2 – 3 cầu về quê hương, trong đó có sử dụng một cặp từ có nghĩa trái ngược nhau. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. - GV mời 2 – 3 HS trình bày trước cả lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, khen ngợi HS. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Quê ngoại, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước Tiết học sau: Viết đơn SGK tr.107. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS làm việc nhóm. - HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc SGK.
- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo. - HS đọc bài.
- HS đọc bài.
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. - HS đọc bài.
- HS luyện đọc. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc SGK
- HS làm việc việc nhóm. - HS trình bày ý kiến
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS quan sát.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc bài.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện. |
TIẾT 3: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức cuộc thi kể chuyện về cây cối. - GV chia lớp thành 4 đội. Mỗi nhóm thảo luận, thống nhất nội dung câu chuyện và phân vai. - GV mời lần lượt các đội lên nhập vai kể chuyện. HS khác lắng nghe, cổ vũ. - GV nhận xét, tuyên dương HS đã tích cực tham gia. - GV dẫn dắt vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nghe thầy cô nhận xét chung. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nắm được ưu , nhược điểm của bài làm. b. Cách thức tiến hành - GV nhắc lại để bài miêu tả cây cối ở giờ học trước. - GV nêu một số ưu điểm và hạn chế chính kèm các ví dụ cụ thể theo các nội dung: + Bố cục của bài văn. + Trình tự miêu tả cây cối. + Cách quan sát cây và lựa chọn đặc điểm miêu tả. + Từ ngữ miêu tả, các biện pháp so sánh, nhân hoá. + Diễn đạt, chính tả... - GV khen ngợi một số HS có tiến bộ rõ rệt, một số bài văn viết hay. Hoạt động 2: Đọc hoặc nghe đọc những bài được thầy cô khen, ghi lại những điều em muốn học tập a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Đọc hoặc nghe đọc những bài được thầy cô khen, ghi lại những điều em muốn học tập b. Cách thức tiến hành - GV hướng dẫn HS trao đổi trong nhóm 4: cùng đọc bài văn hay của bạn, chú ý những điểm được thầy cô khen. Ghi lại những điều muốn học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét, khen ngợi tinh thần học tập của HS. Hoạt động 3: Chỉnh sửa a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Chỉnh sửa bài viết cho hay hơn. b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức cho HS đọc lại bài viết của mình, đọc lại lời nhận xét của thầy cô (theo hình thức cá nhân); xác định những lỗi cần sửa chữa hoặc những câu văn, đoạn văn cần viết hay hơn. - GV hướng dẫn HS tự sửa bài theo nhận xét của thầy cô hoặc viết lại một đoạn trong bài viết của mình cho hay hơn. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Hoàn thành chỉnh sửa bài. + Đọc trước Tiết học sau: Đọc mở rộng SGK tr.107. |
- HS tham gia cuộc thi. - HS làm việc nhóm.
- HS kể chuyện.
- HS chuẩn bị vào bài mới.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS soát bài theo tiêu chí.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
TIẾT 4: ĐỌC MỞ RỘNG |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều