Soạn giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 27: Băng tan
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tiếng Việt 4 Bài 27: Băng tan - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 27: BĂNG TAN
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Băng tan. Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, lời miêu tả.
- Nhận biết được thông tin chính trong bài. Hiểu nghĩa của các chi tiết, hình ảnh miêu tả. Nhận biết được ý chính của mỗi đoạn trong bài
- Hiểu được điều tác giả muốn nói thông qua văn bản: Con người cần chung tay bảo vệ môi trường để thoát khỏi những thảm hoạ do băng tan
- Hiểu nghĩa và biết sử dụng một số từ Hán Việt phù hợp với ngữ cảnh.
- Viết được đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng ước mơ, niềm đam mê, trí tưởng tượng phong phú đồng thời trân trọng, tôn trọng ước mơ của mọi người.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa bài đọc, một số thiên tai, hiện tượng băng tan ở Bắc Cực và Nam Cực, một số loài động vật mất môi trường sống do băng tan.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||||
TIẾT 1-2: ĐỌC | ||||||||||
ÔN BÀI CŨ - GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài Ngôi nhà của yêu thương. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nghĩ của em về những mong ước của người viết thư. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS và ghi nhận đáp án hợp lí: + Những mong ước của người viết thư đã thể hiện được tình cảm yêu thương của bạn ấy đối với những bạn nhỏ không nhà. Đó là những mong ước tích cực, cho dù khó thực hiện,... Qua đó, có thể thấy bạn Lương Thanh Bình là người có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương và chia sẻ với những bạn nhỏ gặp khó khăn trong cuộc sống. + Bạn Bình cũng là người có suy nghĩ tích cực, tìm ra được nhiều giải pháp để giúp đỡ mọi người. + Bạn ấy là người nhạy cảm và có những suy nghĩ rất chín chắn,... A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Kể tên một số hiện tượng thiên tai và cho biết hậu quả của chúng. - GV trình chiếu hiện tượng thiên tai: - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, ghi nhận đáp án hợp lí: Hạn hán là nguyên nhân làm cho sông ngòi cạn kiệt nước, thiếu nước tưới cho cây trồng. Đất đai bị sa mạc hoá không thể trồng trọt, chăn thả gia súc. Lũ lụt là hiện tượng ngược lại của hạn hán. Lũ lụt dẫn đến sạt lở đất, con người mất nơi sinh sống, ruộng hoa màu tàn phá. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr.118, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: - GV đặt câu hỏi cho HS: Quan sát tranh và nêu cảm nhận của em về những điều em thấy trong tranh? - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nêu đáp án: Hai mẹ con gấu trắng đang ngồi chen chúc trên một tảng băng nhỏ. Gương mặt của chú gấu con thể hiện sự tuyệt vọng. Xa xa là hình ảnh những tảng băng đang vỡ ra từ núi băng, đại dương mênh mông, một vài tảng băng trôi nổi. - GV dẫn dắt vào bài đọc: Bức tranh minh hoạ cho hiện tượng băng tan đang diễn ra tại Bắc Cực và Nam Cực. Các em hãy đọc kĩ bài đọc Băng tan để biết ngoài các hiện tượng thiên tại như các em đã nói, băng tan có làm ảnh hưởng đến sự sống của con người trên Trái Đất không? Con người có chịu trách nhiệm trước hiện tượng băng tan không? B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được cả bài Băng tan với giọng đọc diễn cảm. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; nhấn giọng ở những từ ngữ, chi tiết thể hiện hậu quả do băng tan. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách tiến hành - GV đọc cả bài: đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ, chi tiết thể hiện hậu quả do băng tan. Lên cao giọng khi đọc lời kêu gọi nhân loại cần chung tay bảo vệ môi trường. - GV mời 3 HS đọc nối tiếp các đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến Nam Cực và Bắc Cực. + Đoạn 2: tiếp theo đến mất nhà. + Đoạn 3: còn lại. - GV hướng dẫn HS đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: làm cho Trái Đất nóng lên, tuyệt chủng, xâm nhập sâu vào đất liền. + Cách ngắt giọng ở những câu dài: · Với tình trạng băng tan như hiện nay,/ gấu Bắc Cực buộc phải bơi xa hơn/ để kiếm ăn,/ mất dần môi trường sống.// · Cùng cảnh ngộ đó,/ chim cánh cụt ở Nam Cực/ cũng không có nguồn thức ăn/ và mất nơi cư trú.// - GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, mỗi HS đọc tiếp nối một đoạn. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hiểu các từ ngữ ngữ chưa hiểu. - Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Băng tan. b. Cách tiến hành - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng băng tan? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Trái Đất nóng lên là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng băng tan. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Nêu những hậu quả do băng tan gây ra đối với: Cuộc sống của con người và Môi trường sống của động vật. + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4HS). + GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. + GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. + GV chốt đáp án: - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Chỉ ra nội dung mỗi phần trong bài Băng tan.
+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4 HS). + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, chốt đáp án: · Phần đầu (đoạn 1): Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng băng tan. · Phần chính (đoạn 2 và 3): Những hậu quả do băng tan gây ra đối với con người và môi trường sống của động vật. · Phần cuối (đoạn 4): Kêu gọi con người chung tay bảo vệ môi trường. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Bài đọc giúp em có thêm những hiểu biết gì? + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm. + GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). + GV mời HS có ý kiến khác đáp án trình bày + GV khen ngợi HS, ghi nhận đáp án hợp lí: · Sau khi học xong bài đọc này, em đã hiểu lí do vì sao băng tan. Thủ phạm làm cho băng tan chính là Trái Đất nóng lên. · Băng tan không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống của con người mà còn gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của các loài động vật..... Hoạt động 3: Luyện đọc lại. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự đọc được diễn cảm cả bài Băng tan. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc: + Làm việc cả lớp: - GV mời đại diện 2 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp. - GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm. + Làm việc cá nhân: tự đọc bài. - GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Băng tan, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước tiết học sau: Luyện từ và câu SGK tr.121. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.
- HS trình bày ý kiến trước lớp. - HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS lắng nghe.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo.
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc.
- HS đọc bài trước lớp, các HS khác đọc nhẩm theo. - HS luyện đọc theo cặp, cá nhân. - HS đọc bài trước lớp, các HS khác đọc thầm theo. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS thực hiện. - HS trả lời.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo hướng dẫn. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc bài. - HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
| |||||||||
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU – LUYỆN TẬP LỰA CHỌN TỪ NGỮ | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi theo nhóm qua link sau https://quizizz.com/join?gc=654234&source=liveDashboard - GV tổng kết trò chơi, khen ngợi HS tham gia tích cực. - GV dẫn dắt vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Xếp các từ có tiếng kì dưới đây vào nhóm thích hợp. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xếp các từ có tiếng kì dưới đây vào nhóm thích hợp. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1: Xếp các từ có tiếng kì dưới đây vào nhóm thích hợp. a. Kì có nghĩa là “lạ”. b. Kì có nghĩa là “thời hạn” - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV nhận xét và chốt đáp án: + Những từ có tiếng kì với nghĩa là “lạ” : kì tài, kì diệu, kì ảo, kì quan, kì tích, kì vĩ. + Những từ có tiếng kì với nghĩa là “thời hạn”: chu kì, học kì, thời kì, định kì. Hoạt động 2: Tìm từ thích hợp ở bài tập 1 để hoàn thành câu. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm từ thích hợp ở bài tập 1 để hoàn thành câu. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Tìm từ thích hợp ở bài tập 1 để hoàn thành câu. a. Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) được UNESCO công nhận là một trong những...thiên nhiên mới của thế giới. b. Chinh phục được ngọn núi E-vơ-rét là một...của đoàn thám hiểm. c. Người Ai Cập cổ đại là những công nhân xây dựng... Chỉ với công cụ lao động đơn giản, họ đã xây dựng được các công trình đồ sộ bằng đá với độ chính xác cao. d. Ở...tiền sử, con người dùng đá làm công cụ cắt gọt, phương tiện săn bắt động vật. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: - GV mời 2 – 3 HS trình bày câu trả lời trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). - GV chốt lại: + a. Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) được UNESCO công nhận là một trong những kì quan thiên nhiên mới của thế giới. + b. Chinh phục được ngọn núi E-vơ-rét là một kì tích của đoàn thám hiểm. + c. Người Ai Cập cổ đại là những công nhân xây dựng kì tài. Chỉ với công cụ lao động đơn giản, họ đã xây dựng được các công trình đồ sộ bằng đá với độ chính xác cao. + d. Ở thời kì tiền sử, con người dùng đá làm công cụ cắt gọt, phương tiện săn bắt động vật. Hoạt động 3: Tìm từ ngữ phù hợp thay cho bông hoa để câu văn đúng và hay. a.Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tìm từ ngữ phù hợp thay cho bông hoa để câu văn đúng và hay. b. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 3: Tìm từ ngữ phù hợp thay cho bông hoa để câu văn đúng và hay. + a. Ruộng bậc thang là...lao động của những người nông dân vùng Tây Bắc.
+ b. Vào năm 1990, một người dân Quảng Bình đã...hang Sơn Đoòng.
+ c. Các vận động viên khuyết tật đã nêu cao...vượt lên số phận.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm. - GV mời 1 – 2 nhóm HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến sung. - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. - GV chốt đáp án: + a, Ruộng bậc thang là thành quả lao động của những người nông dân vùng Tây Bắc. + b. Vào năm 1990, một người dân Quảng Bình đã phát hiện ra hang Sơn Đoòng. + c. Các vận động viên khuyết tật đã nêu cao quyết tâm vượt lên số phận - GV có thể hỏi sâu hơn về bài tập để tạo cơ hội cho HS hiểu rõ hơn về nghĩa của từ Hán Việt: Vì sao em chọn từ thành quả mà không chọn từ thành công, thành tích.... Tương tự như vậy với câu b, câu c. - GV có thể gợi ý: + Thành công, thành tích, thành quả đều có nghĩa: đạt được. Nhưng không thể nói thành công lao động. Thành tích chỉ có nghĩa: kết quả đạt được; thành quả nhấn mạnh ý: kết quả quý giá có được sau rất nhiều thời gian lao động, mất rất nhiều công sức. Như vậy, dùng từ thành quả phù hợp hơn, hay hơn khi nói về những thửa ruộng bậc thang được tạo ra từ những quả đồi, ngọn núi nhờ bàn tay lao động cần cù của nhiều thế hệ đồng bảo dân tộc miền núi. + Cả 3 từ ngữ: trông thấy, tìm kiếm, phát hiện ra đều có nghĩa: nhìn. Nhưng trông thấy chỉ có nghĩa (nhìn) rõ tìm kiếm chưa thể hiện được kết quả; phát hiện ra: điều vật có giá trị, có ý nghĩa lớn. Dùng từ ngữ phát hiện ra để nói về hang Sơn Đoòng mới thể hiện được vẻ đẹp, giá trị của Sơn Đoòng, đúng với tầm vóc là một kì quan thiên nhiên được UNESCO vinh danh. + Cả 3 từ quyết tâm, dũng cảm, kiên trì đều chỉ đức tính tốt đẹp. Nhưng chúng ta chỉ nói được: nêu cao quyết tâm. Không nói: nêu cao dũng cảm/ nêu cao kiên trì. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc trước nội dung Tiết học sau: Viết đoạn văn tưởng tượng SGK tr.122. |
- HS tham gia trò chơi.
- HS chuẩn bị vào bài mới.
- HS đọc yêu cầu.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và tiếp thu. - HS trình bày.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều