Soạn giáo án tăng cường Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tăng cường Tiếng Việt 4 Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Luyện tập đọc hiểu văn bản
Luyện tập về danh từ
Luyện tập về biện pháp nhân hóa
Luyện tập về dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép
Luyện viết văn
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc diễn cảm trôi chảy, đạt tốc độ 75 – 80 tiếng/ phút, thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ đã học thuộc lòng trong nửa đầu học kì I.
- Ôn luyện về danh từ, biết tìm các danh từ trong đoạn văn, đoạn thơ.
- Ôn luyện về biện pháp nhân hóa, nhận biết biện pháp nhân hóa trong các bài thơ, đoạn văn.
- Ôn luyện về dấu gạch ngang, nhận biết tác dụng của dấu gạch ngang trong câu.
- Ôn luyện về dấu ngoặc kép, nhận biết các dấu ngoặc kép trong đoạn văn, hiểu được tác dụng của dấu ngoặc kép, biết sử dụng dấu ngoặc kép khi viết đoạn văn.
- Viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ về một nhân vật, bài văn tả cây cối.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
- Phẩm chất:
- Rèn luyện phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên:
- Giáo án, SHS Tiếng Việt 4, VBT Tiếng Việt 4.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập số 1.
- Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: + Luyện tập đọc hiểu văn bản. + Luyện tập về danh từ. + Luyện tập về biện pháp nhân hóa. + Luyện tập về dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép. + Luyện viết văn. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì I. - Đọc trôi chảy các bài văn trong nửa đầu học kì I. - Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 75 – 80 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS ôn tập cá nhân/ theo nhóm các bài đã giao. - GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 75 – 80 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - GV kiểm tra một số HS theo hình thức: + Mời ngẫu nhiên từng cá nhân đọc bài trước lớp. + HS đọc đoạn, bài (không nhất thiết phải đọc hết), HS trả lời câu hỏi đọc hiểu. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức cơ bản về: - Danh từ, danh từ chung và danh từ riêng. - Biện pháp nhân hóa. - Công dụng của dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép. b. Cách tiến hành - GV cho HS hoạt động nhóm 4, ôn lại kiến thức đã học về danh từ, danh từ chung, danh từ riêng, nhân hóa, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép. - GV hệ thống lại kiến thức cho HS. + Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, con vật, thời gian, hiện tượng tự nhiên,…). Danh từ chung là tên của một loại sự vật. Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng được viết hoa. + Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. + Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật một cách sinh động, gần gũi. + Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tác phẩm (bài văn, bài thơ, quyển sách, vở kịch, bộ phim, bức tranh, bức tượng,…). Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Hiểu về cấu tạo của đoạn văn về một nhân vật. - Nắm được cấu tạo của bài văn tả cây cối. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Viết đoạn văn về một nhân vật là như nào? Câu mở đầu của đoạn văn về một nhân vật có nhiệm vụ gì? Các câu tiếp theo có nhiệm vụ gì? + Bài văn tả cây cối thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc đã cho; nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến các kiến thức đã học về danh từ, biện pháp nhân hóa, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc phần bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Câu 1: Gợi ý: + Đọc kĩ yêu cầu đề bài. + Viết được đoạn văn về một nhân vật: đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo nội dung. + Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả. + Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập. Câu 2: Gợi ý: + Đọc kĩ yêu cầu đề bài. + Viết được bài văn tả cây cối: đúng hình thức bài văn, đảm bảo nội dung. + Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả. + Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học. + Hoàn thiện bài tập trong phiếu bài tập 1. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng hát một bài.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS ôn tập theo cá nhân/ theo nhóm.
- HS đọc bài trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS hoạt động nhóm.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời. + Viết đoạn văn về một nhân vật là nêu cảm nghĩ về đặc điểm (ngoại hình, tính cách,…) của nhân vật đó. Câu mở đoạn thường giới thiệu nhân vật và nêu khái quát cảm nghĩ về đặc điểm của nhân vật. Các câu tiếp theo làm rõ những đặc điểm đã nêu ở câu mở đoạn. + Bài văn tả cây cối thường gồm 3 phần. Đó là: - Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả (cây, hoa, quả,…) - Thân bài: · Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả. · Nêu lợi ích của đối tượng miêu tả. - Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (20 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
Câu 6: Thầy giáo cho rằng tha thứ chính là món quà tốt đẹp dành tặng cho chính bản thân chúng ta vì khi tha thứ cho người khác, ta sẽ cảm thấy thanh thản và nhẹ nhõm hơn, trút bỏ được gánh nặng. Lời của thầy giáo có ý nghĩa mong muốn học sinh hãy học cách tha thứ cho những lỗi lầm của nhau, buông bỏ những thứ làm ta phiền lòng để tâm hồn được nhẹ nhàng, thoải mái, không còn vướng bận. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: Chim Đỗ Quyên là loài chim đặc trưng thường hót vào mùa hè, hình ảnh nhân hóa ở đây “quyên gọi hè”, khiến cho ý tứ thơ trở nên sinh động và bay bổng hơn. Với cách dùng biện pháp nghệ thuật này, người đọc có thể cảm nhận được bước đi của thời gian chuyển từ mùa xuân sang mùa hè. Bài 2: Công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn là: đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. Bài 3: Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu tác phẩm được dẫn trong câu văn. Bài 4: - Danh từ chung: máy bay, phố xá, mô hình, triển lãm, ruộng, gò đống, bãi bờ, bức tranh, núi, sông, mây. - Danh từ riêng: Hà Nội, Thầy, Ba Vì, Đà, Hòa Bình. Bài 5: Danh từ: bến sông, thuyền, khách mời, người. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Soạn giáo án tăng cường Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1, GA word tăng cường Tiếng Việt 4 cd Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1, giáo án tăng cường Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo