Soạn giáo án tăng cường Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 11 Bài đọc 1: Món quà

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tăng cường Tiếng Việt 4 Bài 11 Bài đọc 1: Món quà sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, phân tích chi tiết

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Lúc đặt: nhận giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 11: TRÁI TIM YÊU THƯƠNG

Bài đọc 1: Món quà

Luyện từ và câu: Luyện tập tra từ điển

Viết: Luyện tập viết thư thăm hỏi

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Món quà.
  • Nhận biết và biết cách sử dụng từ điển.
  • Luyện tập viết thư thăm hỏi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

  1. Phẩm chất:
  • Bồi dưỡng tình yêu thương, sự cảm thông, thấu hiểu giữa con người với con người.
  • Có ý thức trong học tập, rèn luyện đạo đức, thân thể để phát triển theo hướng tích cực.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, SHS Tiếng Việt 4, Vở bài tập Tiếng Việt 4.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV đặt CH cho HS:

+ Em thường được tặng quà vào những dịp nào?

+ Hãy kể tên một món quà mà em yêu thích nhất?

- GV mời HS chia sẻ, các HS khác lắng nghe và nhận xét.

- GV nhận xét và gợi ý, VD:

+ Em thường được tặng quà vào dịp sinh nhật, trung thu và đầu năm học mới.

+ Trong các món quà được tặng em thích nhất quả cầu thủy tinh mẹ tặng em dịp sinh nhật 7 tuổi.

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

+ Bài đọc 1: Đọc quà.

+ Luyện từ và câu: Luyện tập tra từ điển.

+ Viết: Luyện tập viết thư thăm hỏi.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc – Món quà

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Món quà với giọng đọc linh hoạt, phù hợp với cảm xúc của từng đoạn, giải nghĩa từng đoạn và đọc đúng những từ ngữ địa phương.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc linh hoạt, phù hợp với từng đoạn, giọng đọc thể hiện sự suy tư, trăn trở của nhân vật Chi, nhấn giọng phù hợp ở những câu thoại của nhân vật.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn văn và đọc tiếp nối nhau.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về việc tra từ điển.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS xem quy ước của cuốn từ điển và nhắc lại: Các từ trong cuốn từ điển được sắp xếp theo thứ tự nào?

 

 

 

 

 

 

- GV nhẫn xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách viết thư thăm hỏi.

b. Cách tiến hành

- GV đặt CH cho HS:

+ Khi viết thư, đoạn mở đầu em cần viết gì?

+ Ở đoạn cuối, viết lời chúc như thế nào cho phù hợp?

- GV mời HS chia sẻ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét và đánh giá.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Món quà.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về tả từ điển.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và luyện viết đoạn văn vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc phần bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

+ Viết được đoạn văn đúng yêu cầu, đảm bảo nội dung.

+ Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả.

+ Không gạch xóa, bôi bẩn vào phiếu học tập.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Món quà để khắc sâu ý nghĩa bài đọc, hình thành và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp.

+ Hoàn thiện đoạn văn mở đầu và kết thúc của bức thư.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- HS lắng nghe, chuẩn bị.

 

 

- HS chia sẻ.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

- HS đọc bài.

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Các từ trong quyển từ điển này được sắp xếp theo thứ tự abc (thứ tự trước sau trong bảng chữ cái) của những chữ cái mở đầu từ.

+ Các từ cùng vần trong một mục từ được xếp theo thứ tự dấu thanh (không dấu, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu sắc, dấu nặng).

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị.

 

 

 

- HS chia sẻ:

+ Ở đoạn mở đầu, em viết lời chào, tự giới thiệu bản thân, nêu lí do viết thư.

+ Ở đoạn cuối, với thầy cô thì ngời lời chúc sức khỏe, có thể có thêm lời chúc đạt nhiều kết quả tốt trong công việc..., với bạn bè có thể có thêm lời chúc về sự quyết tâm phấn đấu trong học tập,...

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

D

C

D

A

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1:

+ Lững thững: Thong thả và ung dung

+ Loáng thoáng: khi ẩn, khi hiện một cách nhanh chóng.

+ Quanh co: vòng vèo, không nói thẳng hoặc cố ý giấu giếm sự thật.

+ Hắt: tạt ngang nhanh, mạnh để chất lỏng hoặc thứ gì rời xa vật đựng.

Bài 2:

+ Của: vật cụ thể và có giá trị  do con người làm ra, về mặt thuộc quyền sở hữu của người nào đó.

+ Bối rối: lúng túng, mất bình tĩnh, không biết nên xử trí thế nào.

+ Ngàn: nghìn (đồng).

+ Thiêm thiếp: trạng thái thiếp đi, hầu như không biết gì do quá mệt mỏi.

+ Bất ngờ: sự việc không ngờ tới, xảy ra ngoài dự tính.

+ Đắn đo: so sánh, suy xét giữa nên hay không nên, chưa đi đến quyết định.

+ Dự kiến: thấy trước điều có nhiều khả năng sẽ xảy ra.

Bài 3: VD đặt câu:

+ Tôi đã trả lời không chút đắn đo.

+ Anh Nam dự kiến tiến độ thi công là 3 tháng.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần viết đoạn văn (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả, VD:

a. Bà kính mến,

Cháu là Thu Phương đây. Đã lâu lắm rồi cháu không được về quê chơi, cháu thấy rất buổn và nhớ mọi người. Hôm nay, cháu ngồi viết thư cho bà để hỏi thăm sức khỏe và khoe với bà thành tích học tập của cháu.

b.

... Mình hứa với cậu từ nay về sau mình sẽ quyết tâm không để bất kỳ môn nào bị điểm yếu nữa. Mình với cậu cùng bắt tay thi đua nhé! Thôi, mình đi học bài đây, cậu cũng cố lên nhé. Chúc cậu luôn mạnh khỏe và nhớ gửi thư cho tớ nhé!

Bạn của cậu

Minh Anh

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.


=> Xem toàn bộ Giáo án tăng cường Tiếng Việt 4 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án tăng cường Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 11 Bài đọc 1: Món quà, GA word tăng cường Tiếng Việt 4 cd Bài 11 Bài đọc 1: Món quà, giáo án tăng cường Tiếng Việt 4 cánh diều Bài 11 Bài đọc 1: Món quà

 

Xem thêm giáo án khác