Soạn giáo án Lịch sử 8 kết nối tri thức Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 8 Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9: TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HÓA, TÔN GIÁO
TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII
(3 tiết)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI, XVIII.
- Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo hướng dẫn của GV.
- Quan sát tranh ảnh, hoàn thiện sơ đồ, bảng để trình bày theo yêu cầu.
- Sưu tầm thông tin từ sách, báo, internet và tư liệu để thực hiện các hoạt động luyện tập, vận dụng.
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, trân trọng các thành tựu về kinh tế, văn hóa của dân tộc.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Phiếu học tập dành cho HS.
- Tranh ảnh và tư liệu tham khảo do GV sưu tầm.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh, đọc một số câu thơ SGK tr.40 và trả lời câu hỏi:
- Nội dung của những câu thơ phản ánh điều gì?
- Nêu một số hiểu biết của em về địa danh Kinh Kì, Phố Hiến? Đó là những địa danh nào hiện nay?
- Sản phẩm: HS trình bày hiểu biết của bản thân về ý nghĩa các câu thơ SGK tr.40 và địa danh Kinh Kì, Phố Hiến.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và hướng dẫn HS đọc 4 câu thơ SGK tr.40:
Kinh Kì | |
Phố Hiến |
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây;
Thứ nhất Kinh Kì,
Thứ nhì Phố Hiến.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
+ Nội dung của những câu thơ phản ánh điều gì?
+ Nêu một số hiểu biết của em về địa danh Kinh Kì, Phố Hiến? Đó là những địa danh nào hiện nay?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ 4 câu thơ nhắc đến các địa danh: làng gốm Bát Tràng (Hà Nội); Kinh Kì (Thăng Long - Hà Nội); Phố Hiến (Hưng Yên).
→ Phản ánh về sự phát triển của lĩnh vực thủ công nghiệp và thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.
+ Một số thông tin về địa danh Kinh Kì, Phố Hiến:
- Kinh Kì: kinh đô của Đại Việt, mảnh đất Thăng Long từ thời Lê - Trịnh sang thời Tây Sơn và nhà Nguyễn.
- Phố Hiến: Là một địa danh lịch sử ở thành phố Hưng Yên. Vào các thế kỷ XVII – XVIII, đây là một thương cảng cổ nổi tiếng của Việt Nam. Phố Hiến là một đô thị trải dài theo bờ tả ngạn sông Hồng. Ngoài kinh đô Thăng Long - Kẻ Chợ là thủ đô phồn vinh nhất nước, Phố Hiến đã là một đô thị nổi bật đứng ở vị trí thứ hai.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 9 – Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVIII
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Giới thiệu được các nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong.
- Nhận xét được tình hình sản xuất thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
- Giới thiệu được nét chính về tình hình thương nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1a SGK tr.40 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Hãy giới thiệu những nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 9.1, thông tin mục 1b SGK tr.41 và trả lời câu hỏi: Nêu dẫn chứng thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 9.2, 9.3, Tư liệu 1, 2, thông tin trong mục 3 SGK tr.41, 42 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu những nét chính về tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong thế kỉ XVII.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVIII và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Nông nghiệp Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1a SGK tr.40 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Hãy giới thiệu những nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong có sự khác nhau? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi mở rộng. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS nêu những nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII theo Phiếu học tập. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi mở rộng: Tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong có sự khác nhau vì: + Trong suốt hơn 50 năm của thế kỉ XVI, Đàng Ngoài chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc hơn so với Đàng Trong qua 2 lần xung đột: · Bắc triều chịu sự hạch sách của nhà Minh, sự chống phá của dòng họ Vũ (Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật,…). · Nhà Mạc quản lí đất canh tác ít hơn rất nhiều so với thời Lê sơ, quân đội duy trì ở mức độ cao. · Sau thời Mạc Đăng Doanh, thiên tai thường xuyên xảy ra. + Ở Đàng Trong, đất đai rộng lớn, màu mỡ, dân cư còn thưa thớt, nằm xa các trung tâm xung đột. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Ở Đàng Ngoài: Nền nông nghiệp sa sút nghiêm trọng. Tình trạng lấn chiếm ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến. Đời sống nhân dân đói khổ vì tô, thuế, thiên tai, mất mùa. + Ở Đàng Trong: Nông nghiệp có bước phát triển. Tình trạng nông dân bị bần cùng hóa cũng diễn ra xong chưa nghiêm trọng như Đàng Ngoài. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVIII a. Nông nghiệp Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 kết quả Phiếu học tập số 1.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 8 kết nối tri thức
Giáo án KHTN 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử công nghệ 8 kết nối tri thức
Giáo án Tin học 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học 8 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức
Giáo án Công dân 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử công dân 8 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án điện tử âm nhạc 8 kết nối tri thức
Giáo án Mĩ thuật 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử mĩ thuật 8 kết nối tri thức
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức
Giáo án Thể dục 8 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 8 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 8 cánh diều
Giáo án tất cả các môn lớp 8 chân trời sáng tạo