Soạn giáo án Lịch sử 8 kết nối tri thức Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                      

BÀI 11: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN

 ĐẦU THẾ KỈ XX VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được sự ra đời của giai cấp công nhân.
  • Trình bày được một số hoạt động chính của C.Mác, Ph.Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
  • Trình bày được những nét chính về Công xã Pa-ri (1871) và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước của giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới.
  • Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX (phong trào công nhân, sự ra đời, hoạt động của các đảng và các tổ chức cộng sản).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Sưu tầm được các tài liệu về C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lê-nin, Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai; về Công xã Pa-ri.
  • Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn của GV.
  • Phân tích được các sự kiện cơ bản của bài bằng phương pháp tư duy lịch sử.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng lòng tự hào về tinh thần và truyền thống đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX.
  • Nhận thức đúng đắn về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản vì quyền tự do, tiến bộ xã hội.
  • Củng cố niềm tin về con đường cách mạng Việt Nam mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn - cách mạng vô sản theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Tranh, ảnh về các phong trào đấu tranh của công nhân thế giới, về các lãnh tụ của giai cấp vô sản.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu, hướng dẫn HS quan sát Hình 11.1, 11.2 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chia sẻ những hiểu biết của em về các nhân vật cũng như những sự kiện liên quan đến nhân vật và tác phẩm đó.
  4. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết về các nhân vật cũng như những sự kiện liên quan đến nhân vật và tác phẩm trong hình.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu, hướng dẫn HS quan sát Hình 11.1, 11.2:

Hình 11.1. Tượng C.Mác

và Ph.Ăng-ghen ở Béc-lin (Đức)

Hình 11.2. Trang bìa Tuyên ngôn

 của Đảng Cộng sản

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Chia sẻ những hiểu biết của em về các nhân vật cũng như những sự kiện liên quan đến nhân vật và tác phẩm trên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày một số hiểu biết về các nhân vật cũng như những sự kiện liên quan đến nhân vật và tác phẩm trong hình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ C.Mác (1818 – 1883) là nhà triết học, kinh tế học, sử học, xã hội học, lý luận chính trị, nhà báo và nhà cách mạng người Đức gốc Do Thái. Những tư tưởng của ông đã có tầm ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử của các lĩnh vực tri thức, kinh tế và chính trị, góp phần làm thay đổi tư duy của một bộ phận những dân tộc chịu áp bức, giúp họ đứng lên giành lại độc lập và thoát ra cảnh lầm than.

+ Ph.Ăng-ghen (1820 – 1895) là nhà tư tưởng, nhà giáo dục, nhà cách mạng, nhà lý luận chính trị, nhà triết học người Đức. Ông đã cùng C.Mác sáng lập, phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế thứ nhất.

+ C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) – Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: C.Mác và Ph.Ăng-ghen mãi đi vào lịch sử nhân loại như những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học có tác động to lớn và sâu rộng đối với nhân loại tiến bộ. Vậy chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn tronbg bài học ngày hôm nay – Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Sự ra đời của giai cấp công nhân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nét chính về sự ra đời của giai cấp công nhân.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 11.3, thông tin trong mục 1 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết giai cấp công nhân ra đời như thế nào?
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự ra đời của giai cấp công nhân và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, trình chiếu cho HS quan sát Hình 11.3 và trả lời câu hỏi:

+ Tại sao phong trào Hiến chương ở Anh năm 1848 lại được coi là phong trào đấu tranh mang tính chính trị của giai cấp công nhân Anh?

+ Phong trào có kết quả và ý nghĩa gì?

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, khai thác mục 1 SGK tr.48, 49 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết giai cấp công nhân ra đời như thế nào?

- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh:

Lực lượng lao động trẻ em trong thời đại công nghiệp.


Lương lao động thấp, thời gian lao động nhiều

Công nhân đập phá máy móc (tranh vẽ)

+ GV hướng dẫn HS dựa vào các từ khóa để tóm tắt về sự ra đời của giai cấp công nhân: nông dân bị mất ruộng đất, làm thuê, trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa,…

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi qua khai thác Hình 11.3 (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV mời đại diện 1 HS trình bày sự ra đời của giai cấp công nhân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa được gọi là giai cấp vô sản.

+ Đây là giai cấp của những người công nhân và người lao động phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương, không phải là chủ sở hữu của phương tiện sản xuất.

+ Ngày nay, đây là giai cấp lao động sản xuất ra của cải vật chất trong lĩnh vực công nghiệp với trình độ kĩ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển xã hội.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Sự ra đời của giai cấp công nhân

- Cách mạng công nghiệp làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản.

→ Nhiều khu công nghiệp, thành thị lớn xuất hiện; nông dân mất ruộng đất ra thành thị làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ.

 → Giai cấp công nhân dần hình thành. Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân ngày càng sâu sắc.

- Những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo về đội ngũ, trưởng thành về nhận thúc.


=> Xem toàn bộ Giáo án Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Lịch sử 8 kết nối tri thức Bài 11 Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học, Giáo án word Lịch sử 8 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ Lịch sử 8 kết nối tri thức Bài 11 Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Xem thêm giáo án khác