Soạn giáo án Lịch sử 8 kết nối tri thức Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 8 Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                      

BÀI 17: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC

TỪ NĂM NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1884

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884).
  • Nhận biết được nguyên nhân, một số nội dung chính trong các đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu yêu nước.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Rèn luyện phương pháp quan sát tranh, ảnh, sử dụng bản đồ, các tư liệu lịch sử, văn học để rút ra thông tin, khắc sâu những nội dung cơ bản của bài học trên lớp.
  1. Phẩm chất
  • Hiểu được bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân.
  • Khâm phục tinh thần bất khuất, kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta trong những ngày đầu chống Pháp xâm lược, cũng như thái độ yếu đuối, bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Tranh, ảnh, tư liệu lịch sử về các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 do GV sưu tầm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học để lật mở mảnh ghép.
  4. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lần được một mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884.

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc tấn công xâm lược nước ta ở:

  1. Gia Định.
  2. Vĩnh Long.
  3. Đà Nẵng.
  4. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

Mảnh ghép số 2: Thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn là nội dung bản hiệp ước nào mà Triều đình Nguyễn đã kí với Pháp?

  1. Hiệp ước Nhâm Tuất.
  2. Hiệp ước Giáp Tuất.
  3. Hiệp ước Hác-măng.
  4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Mảnh ghép số 3: Nhà nho đã dùng thơ văn để lên án tội ác của giặc Pháp và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân là:

  1. Nguyễn Trãi.
  2. Nguyễn Đình Chiểu.
  3. Nguyễn Du.
  4. Nguyễn Công Trứ.

Mảnh ghép số 4: Vị Tổng chi huy quân đội Triều Nguyễn chống giặc Pháp xâm lược trên khắp ba miền đất nước là:

  1. Nguyễn Tri Phương.
  2. Hoàng Diệu.
  3. Nguyễn Lộ Trạch.
  4. Nguyễn Trường Tộ.

Mảnh ghép số 5: Trương Định được nhân dân suy tôn là:

  1. Bố cái Đại Vương.
  2. Phật Hoàng.
  3. Anh hùng dân tộc.
  4. Bình Tây Đại Nguyên soái.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: C

Mảnh ghép số 2: A

Mảnh ghép số 3: B

Mảnh ghép số 4: A

Mảnh ghép số 5: D

- GV trình chiếu và giới thiệu Mảnh ghép lịch sử: Năm 1836, trên một gốc nền thành Phiên An cũ, vua Minh Mạng cho xây dựng thành Gia Định (còn gọi là thành Phụng) với chu vi gần 2 000 mét. Ngày 17/2/1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công và chiếm thành Gia Định. Đây là tòa thành đầu tiên bị thất thủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam ở đầu thế kỉ XIX.

Quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam diễn ra như thế nào? Nhân dân Việt Nam đã kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ra sao? Các tầng lớp quan lại, sĩ phu đã đưa ra kế sách gì để giúp đất nước thoát khỏi họa xâm lăng? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1874

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được những nét chính về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1862.

- Nêu được khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1962 đến năm 1874.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 17.1, 17.2, Tư liệu 1, thông tin mục 1a SGK tr.75, 76 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1858 – 1862).

- GV yêu cầu HS làm cá nhân, khai thác Hình 17.3 – 17.6, thông tin mục 1b SGK tr.77 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1962 đến năm 1874.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời, Phiếu học tập số 1 của HS về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1874 và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1858 – 1862)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS cả lớp xem video: Thực dân Pháp xâm lược nước ta:

https://www.youtube.com/watch?v=KtOYUJF2lBE

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu nguyên nhân dẫn tới việc Pháp xâm lược Việt Nam.

- GV dẫn dắt và nhắc lại kiến thức của bài học trước:

Nguyên nhân dẫn tới việc Pháp xâm lược Việt Nam:

+ Từ giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các nước phương phát triển mạnh. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực khiến các nước này đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông.

 + Cuộc khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến Nguyễn đầu thế kỉ XIX – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.  Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực.

+ Từ khi bị Anh gạt khỏi Ấn Độ (1822) và thời kì Đế chế II (1852) khi Na-pô-lê-ông III lên ngôi, thực dân Pháp đã sử dụng các phần tử Công giáo phản động đi trước một bước, lấy cớ bảo vệ đạo, Pháp đã liên minh với Tây Ban Nha tiến đánh nước ta.

- GV hướng dẫn cho HS xác định vị trí Đà Nẵng trên bản đồ, giới thiệu về tầm quan trọng chiến lược của cảng Đà Nẵng đối với Huế và khu vực Biển Đông:

Bản đồ Việt Nam năm 1857

Bản đồ Việt Nam ngày nay

Vị trí địa chính trị của cảng Đà Nẵng

+ Tháng 9/1858, liên quân Pháp Tây – Ban Nha đánh chiếm bản đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), rồi đán vào đất liền tìm cách vượt qua đèo Hải Vân lên Huế.

+ Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm địa điểm tấn công đầu tiên vì:

·        Đà Nẵng có vị trí quân sự quan trọng, hải cảng rộng và sâu, thuận tiện cho tàu chiến triển khai.

·        Theo cách nhìn của giới quân sự Pháp, Đà Nẵng là cổ họng của Huế, chỉ cách Huế 100 km về phía Nam. Nếu chiếm được Đà Nẵng, thực dân Pháp có khả năng chiếm ngay kinh thành Huế, sớm kết thúc chiến tranh.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), khai thác Hình 17.1, 17.2 SGK tr.75, 76; hình ảnh, video do GV cung cấp và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính về cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1858 – 1862).

Liên quân Pháp - Tây Ban Nha

tấn công Đà Nẵng năm 1858

Thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên vào Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng:

https://www.youtube.com/watch?v=RE48yQHcgiM

- GV khuyến khích các nhóm thảo luận và trình bày dưới hình thức:

+ Một HS diễn tả hành động xâm lược của thực dân Pháp.

+ Một HS diễn tả hoạt động chống Pháp tương ứng của quân và dân ta.

- GV mở rộng kiến thức, đặt câu hỏi: Những nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí kết Hiệp ước 5/6/1862?
(Gợi ý: nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ; rảnh tay ở phía Nam để đối phó với phong trào nông dân ở phía Bắc).

- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Tư liệu 1 SGK tr.76, hình ảnh do GV cung cấp và cho biết: Nêu suy luận của em về hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất đối với nền độc lập dân tộc.

Đoàn sứ thần Phan Thanh Giản (Nhà Nguyễn) cùng Đoàn sứ thần Bonard ( Đệ Nhị Đế chế Pháp)

ký vào Hiệp ước Nhâm Tuất

Bản đồ các tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa trong bản đồ hành chính Cochin Chine

 khu vực thuộc Pháp kiểm soát năm 1863

- GV nêu câu hỏi gợi mở:

+ Chỉ ra những điều khoản mà Triều đình nhà Nguyễn phải nhượng bộ cho thực dân Pháp.

(Gợi ý: thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn; bồi thường cho Pháp 20 triệu quan).

+ Hiệp ước 1862 vi phạm chủ quyền nước ta như thế nào?

(Gợi ý: cắt đất cho giặc). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, tư liệu, thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 HS nêu những nét chính về cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1858 – 1862) theo hình thức GV đã gợi ý.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu suy luận về hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất đối với nền độc lập dân tộc:

+ Triều đình chính thức đầu hàng Pháp.

+ Triều đình Nguyễn từ bỏ trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp.

+ Thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

+ Làm mất ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

-  GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1874

a. Cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Nam Kì (1858 – 1862)

- Ngày 1/9/1858:

+ Liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở cuộc tấn công Đà Nẵng.

+ Quân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương kháng cự quyết liệt.

 → Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.

- Tháng 2/1859:

+ Quân Pháp kéo vào chiếm thành Gia Định, đánh rộng ra.

+ Quân triều đình chống cự yếu ớt, tan rã.

+ Nhân dân địa phương tự động nổi lên lánh giặc.

- Năm 1860: Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân xây dựng Đại đồn Chí Hoà, tổ chức phòng thủ.

- Ngày 24/2/1861:

+ Quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hoà, mở rộng đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

+ Quân triều đình kháng không cản được giặc. Đại đồn Chí Hoà thất thủ.

+ Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiếc tàu Ết-pê-răng (Hi Vọng) của quân Pháp trên sông Nhật Tảo (12 - 1861).

- Cuối tháng 3/1862:

+ Quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

+ Nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.


=> Xem toàn bộ Giáo án Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Lịch sử 8 kết nối tri thức Bài 17 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884, Giáo án word Lịch sử 8 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ Lịch sử 8 kết nối tri thức Bài 17 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884

Xem thêm giáo án khác