Soạn giáo án Lịch sử 8 kết nối tri thức Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mỹ (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 8 Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mỹ (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                      

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ

TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

BÀI 10: SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC Ở CÁC NƯỚC ÂU – MỸ (CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX)

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc.
  • Nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Biết khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn của GV.
  • Quan sát lược đồ các đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX để nhận diện được sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc và phạm vi ảnh hưởng của mỗi đế quốc.
  • Có ý kiến suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử.
  • Lập được bảng hệ thống và tìm kiếm tư liệu để thực hiện các hoạt động luyện tập, vận dụng.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, nhận thức được sức ép của chủ nghĩa thực dân phương Tây đối với Việt Nam nói riêng, các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ nói chung thời cận đại. Từ đó, nhận thức được trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc trong công cuộc phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Tranh, ảnh, tư liệu lịch sử do GV sưu tầm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS dựa vào một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi:

- Em hiểu thế nào về chủ nghĩa đế quốc?

- Hãy kể tên một số nước đế quốc và chia sẻ những điều em biết về các nước đế quốc đó.

  1. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết về chủ nghĩa đế quốc, tên nước đế quốc vàthông tin về các nước đế quốc.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:

- Em hiểu thế nào về chủ nghĩa đế quốc?

- Hãy kể tên một số nước đế quốc và chia sẻ những điều em biết về các nước đế quốc đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu một số hiểu biết về chủ nghĩa đế quốc, tên nước đế quốc vàthông tin về các nước đế quốc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức:

+ Về chủ đế quốc:

  • Là việc giai cấp thống trị thực hiện chính sách mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng của một quốc gia thông qua hoạt động thuộc địa hóa bằng phương thức vũ lực hoặc các phương thức khác tương tự khác.
  • Là một hình thái tiên tiến hơn của chủ nghĩa tư bản, là bước phát triển tiếp theo của chủ nghĩa tư bản.
  • Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là sự độc quyền. Sự độc quyền thể hiện ở tất cả mọi mặt trong đời sống kinh tế và do giai cấp thống trị của chủ nghĩa đế quốc nắm giữ, chi phối toàn bộ.

+ Tên một số nước đế quốc: đế quốc Anh, đế quốc Hà Lan, đế quốc Pháp, đế quốc Đức, đế quốc Mỹ, đế quốc Áo – Hung, đế quốc Nhật Bản,…

+ Ví dụ thông tin về đế quốc Anh:

  • Là đế quốc có diện tích lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử nhân loại và là thế lực đứng đầu toàn cầu trong hơn một thế kỉ.
  • Đế chế đã cai trị khoảng 458 triệu người, chiếm 23% dân số thế giới lúc đó, bao phủ diện tích xấp xỉ 33,67 triệu km², chiếm 24% tổng diện tích toàn cầu.
  • Được ví là “Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sau gần một thế kỉ phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn tự do cạnh tranh, vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Vậy quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc có những nét chính gì? Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ có những điểm gì nổi bật? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mỹ (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

=> Xem toàn bộ Giáo án Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Lịch sử 8 kết nối tri thức Bài 10 Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mỹ (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX), Giáo án word Lịch sử 8 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ Lịch sử 8 kết nối tri thức Bài 10 Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mỹ (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác