Soạn giáo án Địa lí 8 kết nối tri thức Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 địa lí Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ CHUNG 2: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ

LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
  • Trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên; phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
  • Trình bày được quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử.
  • Sử dụng các công cụ học tập địa lí, lịch sử như bản đồ, biểu đồ, hình ảnh để hình thành kiến thức về vị trí, phạm vi vùng biển và hải đảo Việt Nam.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức địa lí: xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
  • Tìm hiểu địa lí: trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên; phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; trình bày được quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: sử dụng các công cụ học tập địa lí, lịch sử như bản đồ, biểu đồ, hình ảnh để hình thành kiến thức về vị trí, phạm vi vùng biển và hải đảo Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức bảo vệ môi trường biển đảo và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển đảo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT, tập bản đồ Lịch sử và Địa lí 8 – Phần Địa lí.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Lược đồ phạm vi Biển Đông.
  • Sơ đồ đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
  • Tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT, tập bản đồ Lịch sử và Địa lí 8 – Phần Địa lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về vùng biển đảo Việt Nam với nội dung chủ đề.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: GV trình chiếu video về cuộc sống của người dân ở Trường Sa và yêu cầu HS đưa ra nhận xét.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho phần khởi động và chuẩn kiến thức của GV.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video video về cuộc sống của người dân ở Trường Sa:

https://youtu.be/Iq-fqY4XDSY?si=bJy6nm5Wfq5IGgag

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ cảm nghĩ của em về cuộc sống của người dân ở Trường Sa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý xem video và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

-  GV gọi ngẫu nhiên 1 – 2 HS xung phong chia sẻ cảm nghĩ sau khi xem video.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tóm tắt ý kiến của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Cùng với phần đất liền, biển đảo là không gian sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Hiểu biết về biển đảo sẽ góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vị trí, phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác hình 11.1, 11.2 bài 11 phần Địa lí (SGK tr.146, 147), thông tin mục 1 (SGK tr.164, 165), kết hợp kiến thức đã học để trả lời câu hỏi: Xác định vị trí, phạm vi của các vùng biển và hải đảo Việt Nam.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vị trí, phạm vi của các vùng biển và hải đảo Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác hình 11.1, 11.2 bài 11 phần Địa lí (SGK tr.146, 147), thông tin mục 1 (SGK tr.164, 165), kết hợp kiến thức đã học để trả lời câu hỏi: Xác định vị trí, phạm vi của các vùng biển và hải đảo Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong mục và nhớ lại kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hiện nay, một số đảo và quần đảo của nước ta được tổ chức thành các đơn vị hành chính cấp huyện.

- GV mở rộng cho HS thông tin 12 huyện đảo của Việt Nam:

STT

Đơn vị

Diện tích đất nổi (km2)

Trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1

Huyện Vân Đồn

551,30

Tỉnh Quảng Ninh

2

Huyện Cô Tô

46,20

Tỉnh Quảng Ninh

3

Huyện Cát Hải

345,00

Thành phố Hải Phòng

4

Huyện Bạch Long Vĩ

2,50

Thành phố Hải Phòng

5

Huyện Cồn Cỏ

2,50

Tỉnh Quảng Trị

6

Huyện Hoàng Sa

305,00

Thành phố Đà Nẵng

7

Huyện Lý Sơn

9,97

Tỉnh Quảng Ngãi

8

Huyện Trường Sa

496,00

Tỉnh Khánh Hòa

9

Huyện Phú Quý

16,00

Tỉnh Bình Thuận

10

Huyện Côn Đảo

75,15

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

11

Huyện Kiên Hải

30,00

Tỉnh Kiên Giang

12

Thành phố Phú Quốc

589,23

Tỉnh Kiên Giang

Các huyện, thành phố đảo ở Việt Nam, năm 2022

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

 1. Vị trí, phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam

- Bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

- Vùng biển của Việt Nam mở rộng ra tới ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên Biển Đông với diện tích khoảng 1 triệu km2 (gấp hơn ba lần diện tích phần đất liền).

- Có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ở giữa Biển Đông.

Hoạt động 2: Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác thông tin trong mục 2, hình 2.1 SGK tr.165, 166 kết hợp với kiến thức đã học ở bài 12 phần Địa lí để trả lời câu hỏi:

+ Nêu các đặc điểm chính về môi trường biển và hải đảo nước ta.

+ Trình bày các tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 và câu trả lời của HS về đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

=> Xem toàn bộ Giáo án Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Địa lí 8 kết nối tri thức Chủ đề chung 2 Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông, Giáo án word Địa lí 8 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ Địa lí 8 kết nối tri thức Chủ đề chung 2 Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác