Soạn giáo án Địa lí 8 kết nối tri thức Bài 11: Phạm vi biển Đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 địa lí Bài 11: Phạm vi biển Đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 4: BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

BÀI 11: PHẠM VI BIỂN ĐÔNG. VÙNG BIỂN ĐẢO VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.
  • Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; trình bày được khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
  • Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức địa lí: xác định được phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam; các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
  • Tìm hiểu địa lí: trình bày được khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam), đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí: sử dụng được các công cụ của Địa lí học để khai thác thông tin về Biển Đông và vùng biển đảo của Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • Thêm yêu quê hương, đất nước và có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Bản đồ các nước có chung Biển Đông.
  • Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam.
  • Bản đồ thể hiện đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam.
  • Bản đồ thể hiện đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ.
  • Lược đồ dòng biển theo mùa trên Biển Đông.
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về vùng biển Việt Nam với nội dung bài học là vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo ở Việt Nam.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

  1. Nội dung: GV cho HS lắng nghe video bài hát “Bay qua Biển Đông” và yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết của mình về Biển Đông.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho phần khởi động và chuẩn kiến thức của GV.
  3. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Nghe bài hát “Bay qua Biển Đông”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe bài hát: “Bay qua Biển Đông” – M4U.

https://www.youtube.com/watch?v=NoN3SKZE38c&ab_channel=akademypro

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ cảm nhận của em sau khi nghe bài hát “Bay qua Biển Đông”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý lắng nghe bài hát và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong chia sẻ cảm nghĩ sau khi nghe bài hát “Bay qua Biển Đông”.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và gợi dẫn sang nhiệm vụ tiếp theo: Đây là một ca khúc rock của thế hệ trẻ sinh sau ngày đất nước hòa bình viết về biên cương, đảo xa với một tình yêu tha thiết, nồng nàn, giản dị. Ca khúc gửi gắm rất nhiều tình yêu thương từ hàng triệu đồng bào đất liền tới các chiến sĩ nơi hải đảo. Trong ca khúc có nhắc tới tên một vùng biển mà cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay đó là Biển Đông.

Nhiệm vụ 2: Trình bày một số hiểu biết về Biển Đông

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh về Biển Đông và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dựa vào kiến thức của bản thân nêu những hiểu biết của mình về Biển Đông.

  
  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh sau đó suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong trình bày hiểu biết của mình về Biển Đông.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ:

+ Vị trí: Biển Đông nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương, là một biển rộng (lớn thứ 2 trong các biển của Thái Bình Dương và lớn thứ 3 trong các biển trên thế giới).

+ Vai trò: giàu tài nguyên dầu, khí đốt, khoáng sản có giá trị như sắt, ti-tan, cát thủy tinh,… đem lại cho các quốc gia ven biển Đông những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế.

- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Nằm bên bờ Biển Đông, Việt Nam là một quốc gia biển. Từ bao đời, cuộc sống của dân tộc Việt Nam đã gắn bó với biển. Để hiểu rõ hơn về biển Đông, vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo ở Việt Nam, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Phạm vi Biển Đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái quát về phạm vi Biển Đông

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước có chung Biển Đông với Việt Nam.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.145, 146 và trả lời câu hỏi: Xác định trên hình 11.1: phạm vi của Biển Đông, các nước có chung Biển Đông với Việt Nam.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phạm vi của Biển Đông, các nước có chung Biển Đông với Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 SGK tr.145 và trả lời câu hỏi:

+ Biển Đông trong đại dương nào?

+ Cho biết diện tích của Biển Đông.

+ Cho biết phạm vi của Biển Đông.

- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ hình 11.1 trong SGK tr.146 để thực hiện nhiệm vụ: Xác định trên bản đồ phạm vi của Biển Đông, các nước có chung Biển Đông với Việt Nam.

- GV lưu ý HS lấy đường Xích đạo làm căn cứ để xác định vĩ độ 3°N.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin và hình ảnh trong mục 1 SGK tr.145, 146 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lên bảng trình bày.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Biển Đông đóng vai trò là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới đặc biệt là với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khái quát về phạm vi Biển Đông

- Phạm vi Biển Đông:

+ Biển Đông là một biển thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ khoảng 3°N đến 26°B và từ khoảng 100°Đ đến 121°Đ.

+ Biển Đông có diện tích khoảng 3,44 triệu km2, lớn thứ hai ở Thái Bình Dương và thứ ba trên thế giới.

- Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia.

 

Hoạt động 2: Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

- Trình bày được khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, phân tích hình 11.2, 11.3, 11.4, bảng 11.1, 11.2, đọc mục Em có biết, thông tin trong mục 2 SGK tr.146 – 151 và trả lời các câu hỏi:

+ Nêu các mốc để xác định đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải của lục địa nước ta.

+ Xác định các mốc đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ trên bản đồ.

+ Trình bày các khái niệm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Luật Biển Việt Nam năm 2012.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Xác định các đường cơ sở

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 2 SGK tr.146, 147, khai thác bảng 11.1, hình 11.3 và trả lời câu hỏi: Các mốc để xác định đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải của lục địa nước ta.

Điểm

Vị trí

(Một số địa danh lấy theo tên đơn vị hành chính ngày nay)

Vĩ độ (Bắc)

Kinh độ (Đông)

0

Nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia.

 

 

A1

Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.

9°15’0

103°27’0

A2

Tại Hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau.

8°22’8

104°52’4

A3

Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo.

8°37’8

106°37’5

A4

Tại Hòn Bông Lang, Côn Đảo.

8°38’9

106°40’3

A5

Tại Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo.

8°39’7

106°42’1

A6

Tại Hòn Hải (Nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Bình Thuận.

9°58’0

109°05’0

A7

Tại Hòn Đôi, tỉnh Khánh Hòa.

12°39’0

109°28’0

A8

Tại mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên.

12°53’8

109°27’2

A9

Tại Hòn Ông Căn, tỉnh Bình Định.

13°54’0

109°21’0

A10

Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

15°23’1

109°09’0

A11

Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.

17°10’0

107°20’6

Bảng 11.1. Tọa độ các điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Đường cơ sở là gì?

+ Có bao nhiêu điểm chuẩn đường cơ sở? Đó là những điểm nào?.

- GV lưu ý HS: Khi thực hành với bản đồ, cần xác định lần lượt từ điểm 0 đến điểm A11.

* Khái niệm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ: 4 – 6 HS/nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác Hình 11.2, mục Em có biết, thông tin mục 2 SGK tr.149 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày các khái niệm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Luật Biển Việt Nam năm 2012.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HOẠT ĐỘNG 2

CÁC VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012, Việt Nam có các vùng biển là: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

- Nội thủy là:

……………………………………………………………

- Lãnh hải là:

……………………………………………………………

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là:

……………………………………………………………

- Vùng đặc quyền kinh tế là:

……………………………………………………………

- Thềm lục địa Việt Nam là:

……………………………………………………………

- GV trình chiếu thêm hình ảnh liên quan cho HS quan sát:

Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cá nhân, khai thác bảng 11.2 và hình 11.4 SGK tr.150, 151 và trả lời câu hỏi: Xác định các mốc đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ trên bản đồ.

Điểm

Tọa độ

Điểm

Tọa độ

Điểm số 1

21°28’12”.5 Bắc

108°06’04”.3 Đông

Điểm số 12

19°39’33” Bắc

107°31’40” Đông

Điểm số 2

21°28’01”.7 Bắc

108°06’01”.6 Đông

Điểm số 13

19°25’26” Bắc

107°21’00” Đông

Điểm số 3

21°27’50”.5 Bắc

108°05’57”.7 Đông

Điểm số 14

19°25’26” Bắc

107°12’43” Đông

Điểm số 4

21°27’39”.5 Bắc

108°05’51”.5 Đông

Điểm số 15

19°16’04” Bắc

107°11’23” Đông

Điểm số 5

21°27’28”.2 Bắc

108°05’39”.9 Đông

Điểm số 16

19°12’55” Bắc

107°09’34” Đông

Điểm số 6

21°27’23”.1 Bắc

108°05’38”.8 Đông

Điểm số 17

18°42’52” Bắc

107°09’34” Đông

Điểm số 7

21°27’08”.2 Bắc

108°05’43”.7 Đông

Điểm số 18

18°13’49” Bắc

107°34’00” Đông

Điểm số 8

21°16’32” Bắc

108°08’05” Đông

Điểm số 19

18°07’08” Bắc

107°37’34” Đông

Điểm số 9

21°12’35” Bắc

108°12’31” Đông

Điểm số 20

18°04’13” Bắc

107°39’09” Đông

Điểm số 10

20°24’05” Bắc

108°22’45” Đông

Điểm số 21

17°47’00” Bắc

107°58’00” Đông

Điểm số 11

19°57’33” Bắc

107°55’47” Đông

 

 

Bảng 11.2. Tọa độ 21 điểm đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, phân tích hình ảnh, bảng và thông tin trong mục, đọc mục Em có biết, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Vùng biển và hải đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, có liên quan trực tiếp đến sự phồn vinh của đất nước, đến văn minh và hạnh phúc của nhân dân.

- GV sử dụng phương pháp đàm thoại cho HS biết thông tin: Trong vùng biển Việt Nam có hai vịnh biển quan trọng là vịnh Thái Lan (được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Thái Lan, Cam-pu-chia và Ma-lai-xi-a) và vịnh Bắc Bộ (được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam và Trung Quốc). Vào ngày 25 – 12 – 2000, Việt Nam và Trung Quốc kí Hiệp định Phân định vịnh Bắc Bộ nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước trên vịnh Bắc Bộ. Đường phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác định qua 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Đảo: là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

+ Quần đảo: là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

- GV cung cấp thêm hình ảnh về các đảo và quần đảo ở nước ta:

Đảo Cái Bầu, Quảng Ninh

Đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng

Đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Thổ Chu

2. Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HOẠT ĐỘNG 2

CÁC VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012, Việt Nam có các vùng biển là: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

- Nội thuỷ là: vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận

lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh hải là: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh

giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là: vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có

chiếu rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế là: vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp

với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa Việt Nam là: đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài

lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo

và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí

thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Trong trường

hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở thì thềm lục

địa ở nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không quá

100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2500 m.


=> Xem toàn bộ Giáo án Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Địa lí 8 kết nối tri thức Bài 11 Phạm vi biển Đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam, Giáo án word Địa lí 8 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ Địa lí 8 kết nối tri thức Bài 11 Phạm vi biển Đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

Xem thêm giáo án khác