Soạn giáo án Địa lí 8 kết nối tri thức Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông sông Hồng và sông Cửu Long

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 địa lí Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông sông Hồng và sông Cửu Long sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ CHUNG 1: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG

VÀ SÔNG CỬU LONG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ; mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính.
  • Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long.
  • Sử dụng các công cụ học tập địa lí, lịch sử như bản đồ, biểu đồ, hình ảnh để trình bày được chế độ nước sông và quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức địa lí: nêu được quá trình hình thành và phát triển châu thổ; mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính.
  • Tìm hiểu địa lí: trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: sử dụng được các công cụ học tập địa lí, lịch sử như bản đồ, biểu đồ, hình ảnh để trình bày được chế độ nước sông và quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức chung sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường nước ở hai châu thổ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT, tập bản đồ Lịch sử và Địa lí 8 – Phần Địa lí.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Số liệu, biểu đồ về lưu lượng nước trung bình của các tháng trong năm ở hai châu thổ.
  • Lược đồ phạm vi, địa hình hiện tại hai châu thổ.
  • Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung chủ đề.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT, tập bản đồ Lịch sử và Địa lí 8 – Phần Địa lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long với nội dung chủ đề.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”.
  2. Sản phẩm: HS trả lời được các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ Có 8 ô chữ hàng ngang tương ứng với 8 câu hỏi.

+ HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi để mở ô chữ hàng ngang.

+ Sau khi mở được từ 5 ô chữ hàng ngang trở lên, HS có quyền đoán ô chữ hàng dọc.

STT

Câu hỏi

Hình ảnh

1

Sông gì có cảng Nhà Rồng?

 

2

Tiễn người đi giữa biên cương

Dòng sông những nhớ cùng thương trùng trùng.

Là sông gì?

 

3

Sông gì nức tiếng giàu sang?

 

4

Sông gì mang tên một loại sắc màu?

 

5

Sông gì đẹp tựa bức tranh

Cố đô soi bóng tên thành nhạc, thơ?

 

6

Sông gì nước chảy đua chen hai dòng?

 

7

Sông gì ngàn thuở lẫy lừng

Bình Nguyên diệt Hán chảy cùng sử xanh?

 

8

Sông gì thường gọi chín rồng?

 

- GV trình chiếu hình ảnh sông Hồng sau khi mở được ô chữ hàng dọc:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xung phong lựa chọn ô chữ, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi để mở ô chữ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

-  GV gọi ngẫu nhiên HS lựa chọn ô chữ và trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đưa ra đáp án khác (nếu câu trả lời của HS trước chưa đúng).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Ô chữ chủ đề: SÔNG HỒNG

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cửu Long đã bồi đắp nên hai đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta. Vậy hai châu thổ ấy được hình thành và phát triển như thế nào? Con người đã khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của các dòng sông chính trên châu thổ ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng. Chế độ nước sông Hồng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng.

- Mô tả được chế độ nước của các dòng sông chính của hệ thống sông Hồng.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, khai thác thông tin trong mục 1, hình 1.1, 1.2 SGK tr.157 – 159 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:

+ Trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng.

+ Mô tả chế độ nước của sông Hồng.

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 và câu trả lời của HS về quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng, chế độ nước sông Hồng và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, khai thác thông tin trong mục 1.a, hình 1.1 SGK tr.157, 158 và hoàn thành nội dung Phiếu học tập số 1: Trình bày quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHIỆM VỤ 1 – HOẠT ĐỘNG 1

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU THỔ SÔNG HỒNG

Khái quát

.....................................................................

.....................................................................

Quá trình hình thành và phát triển

 

.....................................................................

.....................................................................

.....................................................................

.....................................................................

- GV trình chiếu hình ảnh cho HS quan sát và yêu cầu HS xác định vị trí, phạm vi, miêu tả hình dạng, địa hình của châu thổ sông Hồng (HS có thể quan sát trong SGK tr.103).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi, khai thác thông tin, hình ảnh trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm trình bày (GV gọi ngẫu nhiên đại diện 1 – 2 nhóm nhận xét).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Châu thổ sông Hồng là một trong những vùng kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt trong phân công lao động của cả nước, đây là vùng có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào và mặt bằng dân trí cao.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

 1. Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng. Chế độ nước sông Hồng

1.a. Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 - Hoạt động 1.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHIỆM VỤ 1 – HOẠT ĐỘNG 1

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÂU THỔ SÔNG HỒNG

Khái quát

Rộng khoảng 15000 km2, có dạng tam giác, đỉnh ở Việt Trì (Phú Thọ), đáy là đường bờ biển từ Quảng Yên (Quảng Ninh) đến cửa sông Đáy (Ninh Bình).

Quá trình hình thành và phát triển

 

Châu thổ sông Hồng được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, kết hợp với tác động của thuỷ triều và sóng biển.

Khi đổ ra biển, phù sa được lắng đọng ở cửa sông và hình thành châu thổ. Cùng với thời gian, châu thổ sông Hồng ngày càng tiến ra biển (ở Kim Sơn - Ninh Bình, Tiền Hải - Thái Bình tốc độ tiến ra biển lên tới hàng chục mét/năm).

Phù sa sông còn có tác dụng bổi cao để hoàn chỉnh bể mặt châu thổ. Để mở rộng diện tích sản xuất đồng thời để phòng chống lũ lụt, ông cha ta đã xây dựng một hệ thống đê dài hàng nghìn ki-lô-mét dọc hai bên bờ sông. Điều này đã làm cho địa hình bể mặt châu thổ có sự thay đổi.


=> Xem toàn bộ Giáo án Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Địa lí 8 kết nối tri thức Chủ đề chung 1 Văn minh châu thổ sông sông Hồng và sông Cửu Long, Giáo án word Địa lí 8 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ Địa lí 8 kết nối tri thức Chủ đề chung 1 Văn minh châu thổ sông sông Hồng và sông Cửu Long

Xem thêm giáo án khác