Soạn giáo án địa lí 8 kết nối tri thức bài 6: Thuỷ văn Việt Nam

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 địa lí bài 6: Thuỷ văn Việt Nam sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: THUỶ VĂN VIỆT NAM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được trên bản đổ lưu vực của các hệ thống sông lớn.
  • Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.
  • - Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • - Năng lực nhận thúc Địa là năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, phân tích được sự phân hoá đa dạng của mạng lưới thuỷ văn Việt Nam.
  • - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống, phân tích mối quan hệ . giữa đặc điểm thuỷ văn Việt Nam với các thành phần tự nhiên khác.
  1. Phẩm chất
  • - Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên nước.
  • - Chăm chỉ tìm hiểu kiến thức trên intemet phục vụ học tập, yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số tranh ảnh/video về sông, hồ, đầm của Việt Nam
  • Bản đồ khu bực các hệ thống sông lớn ở Việt Nam.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết thực tế về sông, hồ, nước ngầm ở nước ta, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”

- Cách chơi:

+ Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội thực hiện một nhiệm vụ: Kể tên các con sông, hồ, đầm ở nước ta mà em biết.

+ Trong vòng 1 phút, đội nào kể được nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các đội tham gia trò chơi

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, công bố kết quả trò chơi.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học:

Nước ta có hệ thống sông, hồ, đầm và nước ngầm phong phú với nguồn nước dồi dào. Đây là tài nguyên có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống và sản xuất. chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Thuỷ văn Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đặc điểm chung

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi nươc ta

- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ để xác định lưu vực của các hệ thống sông lớn kết hợp các kiến thức đã học giải thích được các đặc điểm sống ngôi Việt Nam.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin và nêu đặc điểm chung của sông ngòi nước ta
  2. Sản phẩm học tập: đặc điểm chung của sông ngòi nươc ta
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 6.1 và xác định phạm vi lưu vực của ba hệ thống sông: sông Hồng, sông Thu Bồn, sông Cửu Long.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và nêu đặc điểm chung của sông ngòi nước ta.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV có thể mở rộng cho HS nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm của sông ngòi Việt Nam bằng các câu hỏi gợi mở, kết nối các kiến thức đã học về địa hình, khí hậu để giải thích, nhằm khác sâu thêm nội dung của mục. Các câu hỏi gợi ý: Vì sao phần lớn sống ngồi nước ta thưởng nhỏ ngăn, dốc? Đặc điểm khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến chế độ dòng chảy của sông nuôi nước tốt?

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Sông ngòi

a. Đặc điểm chung

-  Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước; có tới 2 360 con sông có chiều dài trên 10 km. Sống ở nước ta chủ yếu là sông nhỏ.

- Sông ngòi nước ta phần lớn chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung, một số sông chảy theo hướng tây – đông...

- Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn

- Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m’/năm) và lượng phù sa khá lớn (tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm)

 

 

Hoạt động 2: Một số hệ thống sông lớn

  1. Mục tiêu:

- Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.

- Đọc lược đồ lưu vực để nhận xét được đặc điểm mạng lưới sông.

  1. Nội dung: GV tổ chức hoạt động học tập theo nhóm, chia nhóm (4hs/nhóm) theo kĩ thuật khăn trải bàn: tìm hiểu về đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước của một hệ thống sông
  2. Sản phẩm học tập: đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức hoạt động học tập theo nhóm, chia nhóm (4hs/nhóm) theo kĩ thuật khăn trải bàn: tìm hiểu về đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước của một hệ thống sông.

– GV hướng dẫn HS khai thác thông tin trong SGK và quan sát lược đồ. GV có thể thiết kế phiếu học tập để các nhóm trình bày kết quả làm việc

PHIẾU HỌC TẬP

Hệ thống sông

 

Đặc điểm mạng lưới sông

 

Chế độ nước sông

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc:

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

b. Một số hệ thống sông lớn

Hệ thống sông Hồng

- Đặc điểm mạng lưới sông:

+ Đây là hệ thống sông lớn thứ hai ở nước ta sau hệ thống sông Mê Công.

+ Hệ thống sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.

- Chế độ nước sông:

+ Chế độ nước của hệ thống sông Hồng có hai mùa:

·        mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa, lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tồn lượng nước cả năm;

·        mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

+ Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.

 Hệ thống sông Thu Bồn

– Đặc điểm mạng lưới sông:

+ Hệ thống sông Thu Bồn có 78 phụ lưu chiều dài trên 10 km. Các sông, suối trong hệ thống sông thường ngắn và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập. Mạng lưới sông có dạng nan quạt.

– Chế độ nước sông:

+ Chế độ nước của hệ thống sông Thu Bồn chia làm hai mùa rõ rệt.

·        Mùa lũ diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12 phù hợp với mùa mưa thu đông và mùa bão, lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.

·        Mùa cạn kéo dài từ tháng 1 đến tháng 9, chiếm khoảng 35% tổng lượng nước cả năm.

+ Do đặc điểm của địa hình, khí hậu và mạng lưới sông, lũ tại hệ thống sông Thu Bốn lên rất nhanh và đột ngột.

Hệ thống sông Mê Công

- Đặc điểm mạng lưới sông Mê Công: có nhiều phụ lưu, riêng ở Việt Nam có 286 phụ lưu, lớn nhất là sông Srê Pốk. Mạng lưới sống có hình lòng chim. Hai chi lưu lớn ở Việt Nam là sông Tiền và sông Hậu.

- Chế độ nước sông:

+ Chế độ nước của hệ thống sông Mê Công có hai mùa:

·        mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 80% tổng lượng nước cả năm;

·        mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng nước cả năm.

+ Nhờ mạng lưới sông dạng lông chim và được điều tiết bởi hồ Tôn lê Sáp (Cam-pu-chia) nên vào mùa lũ nước lên và xuống chậm.

 

 

Hệ thống sông

Hồng

Thu Bồn

Mê Công

Đặc điểm mạng lưới sông

Đây là hệ thống sông lớn thứ hai ở nước ta sau hệ thống sông Mê Công.

+ Hệ thống sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.

+ Hệ thống sông Thu Bồn có 78 phụ lưu chiều dài trên 10 km. Các sông, suối trong hệ thống sông thường ngắn và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập. Mạng lưới sông có dạng nan quạt.

 

có nhiều phụ lưu, riêng ở Việt Nam có 286 phụ lưu, lớn nhất là sông Srê Pốk. Mạng lưới sống có hình lòng chim. Hai chi lưu lớn ở Việt Nam là sông Tiền và sông Hậu.

 

Chế độ nước sông

+ Chế độ nước của hệ thống sông Hồng có hai mùa:

·        mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa, lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tồn lượng nước cả năm;

·        mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

+ Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.

+ Chế độ nước của hệ thống sông Thu Bồn chia làm hai mùa rõ rệt.

·        Mùa lũ diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12 phù hợp với mùa mưa thu đông và mùa bão, lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.

·        Mùa cạn kéo dài từ tháng 1 đến tháng 9, chiếm khoảng 35% tổng lượng nước cả năm.

+ Do đặc điểm của địa hình, khí hậu và mạng lưới sông, lũ tại hệ thống sông Thu Bồn lên rất nhanh và đột ngột.

+ Chế độ nước của hệ thống sông Mê Công có hai mùa:

·        mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 80% tổng lượng nước cả năm;

·        mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng nước cả năm.

+ Nhờ mạng lưới sông dạng lông chim và được điều tiết bởi hồ Tôn lê Sáp (Cam-pu-chia) nên vào mùa lũ nước lên và xuống chậm.

Hoạt động 3: Hồ, đầm

  1. Mục tiêu:

- Phân tích được vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất và sinh hoạt ở nước ta

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, theo dõi tranh ảnh, video để khai thác tri thức liên quan đến nội dung học tập.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi, tìm hiểu vai trò của hộ, đầm với đời sống sinh hoạt, sản xuất.
  2. Sản phẩm học tập: vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất và sinh hoạt ở nước
  3. Tổ chức hoạt động:

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác