Soạn giáo án Lịch sử 8 kết nối tri thức Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 8 Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                      

CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

BÀI 14: TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN

TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.
  • Trình bày được sơ lược về Cách mạng Tân Hợi; nhận biết được nguyên nhân thắng lợi và nêu được ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi.
  • Nêu được những nội dung chính, ý nghĩa lịch sử của cuộc duy tân Minh Trị.
  • Trình bày được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo sự hướng dẫn của GV.
  • Quan sát lược đồ, sơ đồ để xác định được địa điểm diễn ra một số cuộc cách mạng tư sản, nêu được một số sự kiện chính của cuộc cách mạng tư sản đó.
  • Tìm kiếm, sưu tầm được các tư liệu liên quan đến bài học thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng và liên hệ thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Có thái độ phê phán triều đình Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc trở thành miếng mồi cho các nước đế quốc xâu xé.
  • Đồng tình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống thực dân phong kiến, nhất là Cách mạng Tân Hợi, vai trò của Tôn Trung Sơn.
  • Ủng hộ và đánh giá cao những cải cách của Minh Trị đã đưa Nhật Bản phát triển kinh tế - xã hội nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Tranh, ảnh, tư liệu lịch sử do GV sưu tầm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV dẫn dắt và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về hai nhân vật – Thiên hoàng Minh Trị, Tôn Trung Sơn và sự kiện gắn với hai nhân vật này - cuộc Duy tân (1868), Cách mạng Tân Hợi (1911).
  4. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết về Thiên hoàng Minh Trị, Tôn Trung Sơn và hai sự kiện cuộc Duy tân (1868), Cách mạng Tân Hợi (1911).

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và dẫn dắt: Nếu lịch sử Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX gắn với Thiên hoàng Minh Trị và cuộc Duy tân (1868) thì lịch sử Trung Quốc thời kì này không thể không nhắc đến nhân vật Tôn Trung Sơn với cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911).

Thiên hoàng Minh Trị (1852 – 1912)

Tôn Trung Sơn (1866 – 1925)

Cuộc Duy Tân (1868)

Cách mạng Tân Hợi (1911)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về hai nhân vật lịch sử và hai sự kiện nêu trên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ hiểu biết của mình về hai nhân vật lịch sử và hai sự kiện.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Thiên hoàng Minh Trị (1852 – 1912): là vị Thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống, trị vì từ ngày 13 tháng 2 năm 1867 tới khi qua đời. Ông được coi là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.

+ Cuộc Duy tân (1868): Vào ngày 12/10/1868, Thiên hoàng Minh Trị làm lễ đăng quang tại Tử Thần điện ở cố đô Kyoto, lấy thụy hiệu là Minh Trị Thiên Hoàng. Việc làm đầu tiên đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Thiên hoàng Minh Trị là rời thủ đô từ cố đô Kyoto về Tokyo, cải cách đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa, lịch sử gọi là cuộc Duy tân Minh Trị.

+ Tôn Trung Sơn (1866 - 1925): là một chính khách, triết gia chính trị và bác sĩ Trung Quốc, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại nhà Thanh của người Mãn Châu và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. Ông được tôn xưng là Quốc phụ tại Trung Hoa Dân Quốc và được coi là người tiên phong của cách mạng tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông cũng nổi tiếng nhờ việc đề xuất và phát triển chủ nghĩa Tam Dân.

+ Cách mạng Tân Hợi (1911): là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc do những người trí thức cấp tiến ở trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản Trung Quốc lãnh đạo với tuyệt đại đa số là người Hán nhằm lật đổ triều đại Mãn Thanh. Sau cuộc cách mạng, chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc đã kết thúc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tự do phát triển mạnh mẽ ở đây, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á khác.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu rõ hơn về quá trình xâm lược của các nước đế quốc với Trung Quốc từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, Cách mạng Tân Hợi (1911) cũng như Cuộc Duy tân Minh Trị (1868), Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Trung Quốc từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Mô tả quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.

- Nêu được diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 14.1, đọc thông tin mục 1a SGK tr.60, 61 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 14.2, 14.3, Tư liệu, mục Em có biết, thông tin mục 1b SGK tr.61, 62 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời, Phiếu học tập số 1 của HS về Trung Quốc từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Quá trình xâm lược của các nước đế quốc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, yêu cầu HS khai thác hình ảnh, video, kết hợp đọc thông tin mục 1a SGK tr.60 và trả lời câu hỏi: Thực chất của Chiến tranh thuốc phiện (1840 – 1842) là gì?

https://www.youtube.com/watch?v=_LKbIE3qXmY

Gợi ý:

+ Vào thời cận đại, các nước tư bản, trước hết là Anh, bắt đầu nhòm ngó Trung Quốc (nước đông dân, giàu tài nguyên, khoáng sản, chính quyền phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng, thối nát).

+ Thực dân Anh lấy cớ triều đình Mãn Thanh thực hiện tịch thu và thiêu huỷ toàn bộ thuốc phiện của thương nhân Anh, gây ra cuộc Chiến tranh thuốc phiện vào tháng 6 - 1840, mở đầu cho quá trình xâm lược của các nước đế quốc đối với Trung Quốc.

- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát lược đồ Hình 14.1 và yêu cầu 1 HS: Chỉ trên lược đồ khu vực chịu ảnh hưởng của từng đế quốc.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 14.1 kết hợp đọc thông tin mục 1a SGK tr.60, 61 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.

- GV gợi ý, trình chiếu thêm cho HS quan sát bức tranh Các nước đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc và yêu câu HS trả lời câu hỏi:

+ Bức tranh này nói lên điều gì?

+ Tại sao người ta lại ví Trung Quốc như cái bánh khổng lồ bị chia cắt như vậy?

Gợi ý:

+ Vào cuối thế kỉ XIX - đấu thế kỉ XX, Trung Quốc như một miếng mồi béo bở khiến các nước đế quốc phải tranh chấp, giành giật lẫn nhau, nhưng đó lại là “chiếc bánh khống lổ” mà không một đế quốc nào có thể “nuốt” trọn một mình, buộc phải chia xẻ với nhau.

+  Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc được miêu tả qua hình ảnh cái bánh ngọt lớn bị cắt rời từng phần. Ngồi xung quanh là 6 người với chiếc dĩa trong tay, từ trái qua phải là chân dung của Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Tống thống Mỹ và Thủ tướng Anh đương thời.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Trung Quốc từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

a. Quá trình xâm lược của các nước đế quốc

-  Giữa thế kỉ XIX:

+ Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.

+ Lấy cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và thiêu huỷ toàn bộ thuốc phiện của thương nhân Anh, thực dân Anh gây chiến với Trung Quốc (Chiến tranh thuốc phiện).

→ Chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh.

- Nửa sau thế kỉ XIX:

+ Các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc.

+ Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Lịch sử 8 kết nối tri thức Bài 14 Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, Giáo án word Lịch sử 8 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ Lịch sử 8 kết nối tri thức Bài 14 Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Xem thêm giáo án khác