Soạn giáo án KHTN 8 kết nối tri thức bài 47: Bảo vệ môi trường
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 KHTN bài 47: Bảo vệ môi trường sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Nội dung giáo án
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 47. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội; tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên và vai trò của con người trong bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên.
- Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường. Trình bày được một số nguyên nhân hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Nêu được khái niệm khái quát về biến đổi khí hậu và biện pháp thích ứng.
- Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.
- Điều tra được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn vè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội; tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên và vai trò của con người trong bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên; nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường.
- Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Điều tra được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải các bài tập vận dụng liên quan đến bảo vệ môi trường.
- Phẩm chất
- Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
- Có niềm say mê, hứng thứ với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
- Tranh ảnh hoặc video có liên quan đến bảo vệ môi trường.
- Đối với học sinh
- SHS khoa học tự nhiên 8.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đén nội dung bài học và dụng cụ học tập.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
- Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu.
- Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra câu hỏi: “Năng 1972, lần đầu tiên liên hợp quốc tổ chức hội nghị về Môi trường con người phản ánh tính cấp bách đối với một số vấn đề môi trường trên toàn cầu. Môi trường sống của con người đang bị đe dọa như thế nào ? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đấu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Môi trường sống của con người đang bị đe dọa như thế nào ? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường?”. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 47. Bảo vệ môi trường.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội
- Mục tiêu: Trình bày được tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội; tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên và vai trò của con người trong bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên.
- Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong sgk kết hợp trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động trong sách để hình thành kiến thức.
- Sản phẩm: Tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội: nguyên thủy, nông nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu tác động của con người đối với môi trường thời kì nguyên thủy. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi mục I.2 sgk trang 191. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi nêu tác động của con người đối với môi trường thời kì xã hội công nghiệp, hậu công nghiệp và trả lời câu hỏi hoạt động mục I sgk trang 192. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
- Con người chủ yếu khai thác thiên nhiên thông qua hái lượm và săn bắt thú.
- Con người biết trồng cây và chăn nuôi. - Đáp án câu hỏi mục I.2 sgk trang 191:
- Con người đã bắt đầu cơ giới hóa sản xuất vào các loại máy móc, nguồn nguyên, nhiên, vật liệu như sắt, than đá,… và năng lượng mới. - Từ nửa sau thế kỉ XX, điện tử, công nghê thông tin, Cách mạng 4.0 được ứng dụng để tự động hóa sản xuẩ hàng hóa với số lượng lớn. - Đáp án câu hỏi hoạt động mục I sgk trang 192: Câu 1: Tác động của hoạt động trồng trọt lên môi trường qua các thời kì phát triển xã hội: - Thời kì nguyên thủy: Con người sống hòa đồng với thiên nhiên - Thời kì xã hội công nghiệp: Con người biết trồng cây lương thực và chăn nuôi; hoạt động trồng trọt và chăn nuôi có thể dẫn tới việc chặt phá , đốt rừng. - Thời kì cách mạng công nghiệp: Con người cơ giới hóa sản xuất, các loại máy móc đã tác động mạnh mẽ tới môi trường, làm biến đổi môi trường sống một cách nhanh chóng. Câu 2: * Một số hoạt động của con người trong các thời kì phát triển xã hội gây ô nhiễm môi trường: + Phá rừng làm nương, rẫy, du canh, du cư + Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật + Chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp + Sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. + Quy hoạch + Bảo vệ thiên nhiên + Bảo vệ môi trường sống + Thay đổi công nghệ để sử dụng hợp lí + Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên + Tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường sống,…
- Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, tác động của con người đến môi trường ngày càng lớn. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu ô nhiễm môi trường
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường. Trình bày được một số nguyên nhân hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong sgk kết hợp trả lời câu hỏi và thực hiện hoạt động trong sách để hình thành kiến thức.
- Sản phẩm: Khái niệm ô nhiễm môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, đọc nội dung sgk, nếu khái niệm ô nhiễm môi trường. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 theo kĩ thuật khăn trải bàn, nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và trả lời câu hỏi mục II sgk trang 193. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi hoạt động mục II.3 sgk trang 193. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
- Các khí thải từ hoạt động công nghiệp có ảnh hưởng không tốt đến cơ thể sinh vật và gây hiệu ứng nhà kính
- Các hóa chất bảo vệ thực vật góp phần tăng năng suất cây trồng nhưng có hại cho sức khỏe con người, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái nếu sử dụng không đúng cách.
- Các chất phóng xạ gây biến đổi vật chất di truyền ở người và các loài sinh vật, làm phát sinh một số bệnh, tật di truyền.
- VSV gây bệnh cho con người và động vật từ các chất thải như phân động vật, rác, nước thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,… không được thu gom và xử lí đúng cách. - Đáp án câu hỏi mục II sgk trang 193: Câu 1: Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Câu 2: Hoạt động tại trường học, gia đình và địa phương em có thể gây ô nhiễm môi trường là: + Đốt cháy nhiên liệu (củi, than, dầu mỏ, dầu khí, khí đốt) trong các hoạt động giao thông vận tải, sản xuất. + Sử dụng không đúng cách thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. + Không xử lí các chất thải nông nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản, y tế, các chất thải trong các hộ gia đình. + Vứt rác không đúng nơi quy định Sử dụng quá nhiều túi nilon.
- Đáp án câu hỏi hoạt động mục II.3 sgk trang 193: Câu 1: Bảng đính dưới hoạt động Câu 2: Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương:
Việc phân loại rác thải vừa mang lại lợi ích bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, hơn hết chính là giảm được nguồn rác thải ra môi trường. Nếu các gia đình luôn có ý thức phân loại rác thải sẽ mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch hơn. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 8 kết nối tri thức
Giáo án KHTN 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử công nghệ 8 kết nối tri thức
Giáo án Tin học 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học 8 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức
Giáo án Công dân 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử công dân 8 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án điện tử âm nhạc 8 kết nối tri thức
Giáo án Mĩ thuật 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử mĩ thuật 8 kết nối tri thức
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức
Giáo án Thể dục 8 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 8 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 8 cánh diều
Giáo án tất cả các môn lớp 8 chân trời sáng tạo