Soạn giáo án sinh học 8 kết nối tri thức bài 37: Hệ thần kinh và các giá quan ở người

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 sinh học bài 37: Hệ thần kinh và các giá quan ở người sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 37. HỆ THẦN KINH VÀ CÁC GIÁ QUAN Ở NGƯỜI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

  • Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh. Nêu được chức năng của các giác quan, giác quan thị giác và thính giác.
  • Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng các bệnh đó.
  • Nêu được tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh. Không sử dụng các chất gây nghiện và tuyên truyền hiểu biết cho người khác.
  • Kế tên được các bộ phận của mắt và sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng. Liên hệ được kiến thức truyền ánh sáng trong thu nhận ánh sáng trong mắt.
  • Kế tên được các bộ phận của tai và sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận âm thanh. Liên hệ được cơ chế truyền âm thanh trong thu nhận âm thanh ở tai.
  • Trình bày được một số bệnh về thị giác, thính giác, cách phòng chống các bệnh đó và vận dụng để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình.
  • Tìm hiểu được các bệnh và tật về mắt trong trường học, tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ đôi mắt.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:
    • Trình bày được cấu tạo và chức năng của của hệ thần kinh.
    • Nêu được chức năng của các giác quan, giác quan thị giác và thính giác.
    • Kế tên được các bộ phận của mắt và sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng.
    • Kế tên được các bộ phận của tai và sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận âm thanh.
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
    • Tìm hiểu tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh. Không sử dụng các chất gây nghiện và tuyên truyền hiểu biết cho người khác
    • Liên hệ được kiến thức truyền ánh sáng trong thu nhận ánh sáng trong mắt.
    • Liên hệ được cơ chế truyền âm thanh trong thu nhận âm thanh ở tai.
    • Tìm hiểu một số bệnh về thị giác, thính giác, mắt
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
    • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học đề xuất các biện pháp phòng chống các bệnh về thị giác, thính giác và vận dụng để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình, tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ đôi mắt.
    • Dựa trên kiến thức và hiểu biết về tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh. Không sử dụng các chất gây nghiện và tuyên truyền hiểu biết cho người khác.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng, tuyên truyền/ chia sẻ một số biện pháp phòng chống các bệnh về hệ thần kinh và các giác quan.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh cấu tạo của hệ thần kinh ở người.
  • Tranh ảnh cấu tạo thị giác. thính giác.
  • Máy tính, máy chiếu(nếu có).
  • Phiếu học tập, phiếu bài tập.
  1. Đối với học sinh
  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi phần khởi động để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS thảo luận đưa ra các phương án trả lời
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi khởi động trong SGK và yêu cầu HS dự đoán câu trả lời

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS thảo luận nhóm đưa ra dự đoán cho câu hỏi khởi động trong SGK

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • 3-5 HS phát biểu đưa ra quan điểm của mình. Các HS khác bổ sung nhận xét

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để giải đáp chính xác câu hỏi này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 37. Hệ thần kinh và các giác quan ở người ”
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh

  1. Mục tiêu: Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh.
  2. Nội dung: Học sinh quan sát hình 37.1 và nghiên cứu thông tin mục I SGK tr 152 tìm hiểu cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh.
  3. Sản phẩm: cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát hình 37.1

đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi SGK tr 152

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin mục I, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi SGK

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét phần trả lời.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I.  Hệ thần kinh

1. Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh

Trả lời câu hỏi

Hệ thần kinh ở người có dạng ống gồm não, tủy sống, dây thần kinh và hạch thần kinh

Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một hệ thống nhất

Vị trí của mỗi bộ phận trên cơ thể

-         Não nằm trong hộp sọ

-         Tủy sống nằm trong cột sống

-         Dây thần kinh phân bố khắp cơ thể

-         Hạch thần kinh nằm rải rác và nối với các dây thần kinh.

Kết luận

- Hệ thần kinh của người gồm hai bộ phận

+       Bộ phận trung ương gồm não và tủy sống

+       Bộ phận ngoại biên gồm có các hạch thần kinh và dây thần kinh

- Hệ thần kinh có chức năng điều khiển điều hòa và phối hợp hoạt động của cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể

 

 

          Hoạt động 2: Tìm hiểu một số bệnh về hệ thần kinh và chất gây nghiện thần kinh

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng các bệnh đó.
  • Nêu được tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh.
  • Dựa trên kiến thức và hiểu biết về tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh. Không sử dụng các chất gây nghiện và tuyên truyền hiểu biết cho người khác.
  1. Nội dung: HS làm việc theo nhóm hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi trong SGK
  2. Sản phẩm: Một số bệnh về về hệ thần kinh và chất gây nghiện thần kinh
  3. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV - GV chia lớp thành các nhóm (5-8 Hs) đọc thông tin SGK kết hợp với hiểu biết của bản thân hoàn thành phiếu học tập sau

Nhóm:.....................Lớp:...........

PHIẾU HỌC TẬP

Đọc thông tin mục I.2.a - SGK tr 153, hoàn thành bảng sau:

Tên bệnh

Nguyên nhân

 Triệu chứng

Biện pháp phòng chống

Bệnh Parkinson

 

 

 

Bệnh động kinh

 

 

 

Bệnh Alzheimer

 

 

 

 

- HS nghiện cứu thông tin mục I.2.b SGK thảo luận nhóm để trả lời hoạt động 1 SGK tr 153

 

 

- HĐ2: Yêu cầu mỗi HS viết bài tuyên truyền “Nói không với chất gây nghiện” cho mọi người, nộp vào tiết học sau.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm, tìm hiểu thông tin SGK (hoặc internet, sách, báo,...) để hoàn thành PHT.

- Thảo luận nhóm đưa ra quan điểm về vấn đề trong HĐ1: “Nghiện ma túy gây ra những tệ nạn cho gì cho xã hội” theo kĩ thuật khăn trải bàn

- HS làm việc cá nhân, thu thập, tìm hiểu thông tin hoàn thành bài tuyên truyền (GV giao nhiệm vụ HS thực hiện ngoài giờ học, nộp cho GV đánh giá vào tiết học sau.)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

- HS nộp lại bài tuyên truyền cho GV vào tiết học tiếp theo

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Một số bệnh về hệ thần kinh và chất gây nghiện đối với hệ thần kinh a) Một số bệnh về hệ thần kinh

(Phiếu học tập - bảng dưới)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh

Trả lời câu hỏi

HĐ1: Nghiện ma túy sẽ gây hại sức khỏe tinh thần người nghiện, hệ lụy kéo theo là sự xuống cấp đạo đức xã hội, tạo ra các tội phạm ma túy, hủy hoại giống nòi và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội

 

HĐ2: Bài tuyên truyền nói không với chất gây nghiện cho mọi người

 

 

Kết luận

Một số bệnh về hệ thần kinh như Parkinson, alzheimer, động kinh

-         Nguyên nhân có thể do tuổi tác, di truyền, tai nạn,...

-         Các biện pháp để phòng chống các bệnh về hệ thần kinh: tập thể dục thể thao hợp lý, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, rèn luyện trí não bằng cách đọc sách báo,...

Các chất kích thích thần kinh làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể như ma túy, nicotin, etanol,... là những chất gây nghiện hệ thần kinh.

 

 

Nội dung sản phẩm dự kiến Phiếu học tập

 

Tên bệnh

Nguyên nhân

 Triệu chứng

Biện pháp phòng chống

Bệnh Parkinson

Do thoái hóa tế bào thần kinh, do tuổi cao, nhiễm khuẩn (viêm não) hoặc nhiễm độc thần kinh

Suy giảm chức năng vận động run tay mất thăng bằng khó khăn khi di chuyển

Bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Nên bổ sung vitamin D từ thực phẩm hoặc tắm nắng, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, tránh xa môi trường độc hại

Bệnh động kinh

Do rối loạn hệ thống thần kinh trung ương có thể do di truyền, chấn thương hoặc các bệnh về não,...

Co giật hoặc có các hành vi bất thường đôi lúc mất ý thức

Giữ tinh thần vui vẻ, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, ăn uống đủ chất

Bệnh Alzheimer

Do rối loạn thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Mất trí nhớ, giảm khả năng ngôn ngữ, lẩm cẩm, khả năng hoạt động kém.

Rèn luyện não bằng cách đọc sách, báo

Có chế độ ăn uống hợp lý

Giữ tinh thần thoải mái và tăng cường vận động, …

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về thị giác

  1. Mục tiêu:
  • Nêu được chức năng của giác quan thị giác.
  • Kế tên được các bộ phận của mắt và sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng. Liên hệ được kiến thức truyền ánh sáng trong thu nhận ánh sáng trong mắt.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học đề xuất các biện pháp phòng chống các bệnh về thị giác và vận dụng để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình, tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ đôi mắt.
  1. Nội dung: Học sinh quan sát hình 37.3, 37.4, 37.5, nghiên cứu thông tin SGK,thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  2. Sản phẩm: Cấu tạo và chức năng của thị giác. Các bệnh, tật về mắt và cách bảo vệ mắt
  3. Tổ chức thực hiện

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 8 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại được cập nhật liên tục đến 30/01 sẽ có đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác