Soạn giáo án hóa học 8 kết nối tri thức bài 12: Phân bón hoá học

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 hóa học bài 12: Phân bón hoá học sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 12. PHÂN BÓN HÓA HỌC

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được vai trò của phân bón hóa học đối với cây trồng.
  • Nêu được thành phần và tác dụng cơ bản của một số loại phân bón đối với cây trồng.
  • Trình bày được ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hóa học đến môi trường đất, nước và sức khoẻ của con người, đề xuất được biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của phân bón.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phân bón hóa học, vai trò đối với cây trồng và hạn chế của phân bón hóa học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác:Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được vai trò của phân bón hóa học đối với cây trồng; Nêu được thành phần và tác dụng cơ bản của một số loại phân bón đối với cây trồng.
  • Tìm hiểu tự nhiên: Trình bày được ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hóa học đến môi trường đất, nước và sức khoẻ của con người, đề xuất được biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của phân bón.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học về phân bón hóa học, HS có thể tính được tỉ lệ khối lượng muối cần trộn trong phân NPK và bón phân bón phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Phiếu học tập, phiếu bài tập.
  • Máy chiếu, bảng nhóm.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS hình thành tư duy tổng quan cho bài học. Từ đó khám phá, tìm tòi và chủ động việc tìm kiếm kiến thức mới về phân bón hóa học.
  3. Nội dung: GV kể một câu chuyện hài rồi từ đó dẫn dắt đến vai trò của việc bón phân cho cây trồng là việc rất cần thiết.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đưa ra câu chuyện hài:

Mọi người thường gọi anh ta là một chàng ngốc. Một hôm anh ta ra đồng thấy ruộng lúa nhà mình xấu hơn ruộng lúa nhà người. Anh bèn kéo tất cả cây lúa của ruộng mình lên cao hơn lúa của nhà bên cạnh. Làm xong, anh quay về nhà khoe với vợ:

-  Thấy lúa nhà mình xấu quá, tôi đã kéo chúng lên. Bây giờ thì nó đã cao hơn lúa của mọi người rồi !

      Nghe chồng nói vậy, chị vợ vội ra đồng xem thử, thì thấy lúa trong thửa ruộng nhà mình đã héo rũ xuống cả rồi.

“ Vậy nếu em là anh chàng trong câu chuyện trên, khi thấy lúa nhà mình kém phát triển hơn lúa nhà người khác, em sẽ làm gì?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS chưa yêu cầu tính chính xác, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Khi cây trồng có biểu hiện sinh trưởng kém, thân và cành còi cọc, ít đẻ nhánh, thân cành, lá thường non mỏng, màu nhạt, dễ chuyển sang màu vàng và rụng sớm thì người trồng cây cần phải làm gì? Khi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng bị chậm lại, thời gian chín quả bị kéo dài, đồng thời lá cây nhanh già, dễ rụng thì người trồng cây cần phải làm gì? Để có được câu trả lời chính xác nhất chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 12. Phân bón hóa học.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY TRỒNG. PHÂN BÓN HÓA HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của các nguyên tố hóa học với sự phát triển của cây trồng và phân bón hóa học.

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm phân bón hóa học và vai trò của phân bón hóa học đối với cây trồng,
  2. Nội dung: GV cho HS hoạt động nhóm thảo luận hoàn thành hoạt động trong sgk trang 53, đưa ra kết luận khái niệm phân bón hóa học và trả lời câu hỏi mục I sgk trang 54.
  3. Sản phẩm học tập: Đáp án hoạt động trong sgk trang 53, kết luận khái niệm phân bón hóa học và trả lời câu hỏi mục I sgk trang 54.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, thảo luận hoàn thành hoạt động trong sgk trang 53.

Một số tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và vai trò của chúng đến sự phát triển của cây trồng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đưa ra kết luận khái niệm phân bón hóa học và trả lời câu hỏi mục I sgk trang 54

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Nhóm HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi, yêu cầu GV đưa ra.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

I. Vai trò của các nguyên tố hóa học với sự phát triển của cây trồng. Phân bón hóa học

- Đáp án hoạt động sgk trang 53:

1. Lí do cần phải bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng:

+ Cây trồng cần các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng để cấu tạo nên tế bào của chúng; điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây và giúp cây trồng tăng khả năng chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.

+ Nhu cầu nước và muối khoáng ở từng loài và từng giai đoạn phát triển của cây là khác nhau. Để sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo năng suất, cây trồng cần được bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng bằng cách bón phân và tưới nước.

2.

- Nhóm nguyên tố đa lượng: N, P, K.

+ Vai trò của N: Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất của cây.

+ Vai trò của P: Cần cho cây trồng nở hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ.

+ Vai trò của K: Chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất trong cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành nhiều.

- Nhóm nguyên tố trung lượng: Ca, Mg, S.

+ Các nguyên tố Ca và Mg cần cho thực vật để sinh sản chất diệp lục cần thiết cho quá trình quang hợp.

+ Thực vật cần S để tổng hợp nên protein. Lưu huỳnh (sulfur) được hấp thụ bởi thực vật dưới dạng muối sulfate tan.

- Nhóm nguyên tố vi lượng: Zn, Mn, Fe, Cu, B … tuy cần với hàm lượng ít nhưng không thể thiếu đối với cây trồng. Chúng giúp kích thích quá trình sinh trưởng, trao đổi chất của cây trồng.

 

Kết luận: Phân bón hóa học là nhuwngc hất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.

 

- Đáp án câu hỏi mục I sgk trang 54:

IMawcj dù các nguyên tố đa lượng N,P,K đều có nguồn gốc tự nhiên nhưng vẫn phải bổ sung chúng dưới dạng phân bón vì: nitrogen có nguồn gốc không khí nhưng thực vật không thể lấy trực tiếp mà cần hấp thụ qua rễ từ đất. Potassium có trong nước biển, hồ và trong tro đốt củi hoặc rơm rạ nhưng hàm lượng quá nhỏ không đủ cung cấp cho cây trồng. P có nguồn gốc từ đá không hòa tan trong nước, không sử dụng ngày cho thực vật, thường phải chế biến thành các dạng khác để cây có thể hấp thu được bằng một quá trình hóa học.

  1. MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số loại phân bón thông dụng.

  1. Mục tiêu: HS nêu được vai trò và thành phần của các phân bón hóa học: phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK.
  2. Nội dung: GV cho HS hoạt động nhóm tìm hiểu về các loại phân, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 mục II trang 54.
  3. Sản phẩm học tập: vai trò và thành phần của các phân bón hóa học: phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK và đáp án câu hỏi 1, 2, 3 mục II trang 54.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu về 1 loại phân bón và đồng thời trả lời câu hỏi 1, 2, 3 mục II trang 54.

+ Nhóm 1: Phân đạm

+ Nhóm 2: Phân lân

+ Nhóm 3: Phân kali

+ Nhóm 4: Phân NPK

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hành theo nhóm và trả lời các câu hỏi, yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

II. Một số loại phân bón thông dụng

1. Phân đạm

- Cung cấp nguyên tố nitrogen

- Thành phần chính là muối tritrat của kim loại như: NaNO3, Ca(NO3)2, NH4NO3, (NH2)2CO.

- Vai trò: thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng giúp phát triển thân, rễ, lá.

2. Phân lân

- Cung cấp nguyên tố phosphorus.

- Các loại phân thường dùng:

+ Phân lân nung chảy: Ca3(PO4)2

+ Superphosphate đơn: Ca(H2PO4)2 và CaSO4

+ Superphosphate kép: Ca(H2PO4)2

- Vai trò: bón lót (phát triển rễ), bón thúc (cây ra hoa, đậu quả nhiều, quả to, kích thích quá trình chín quả).

1. Phân Kali

- Cung cấp nguyên tố potassium

- Thành phần chính: là các nuối chloride hoặc sulfate của potassium.

- Vai trò: Giúp tăng khả năng hấp tụ nước và chất dinh dưỡng của rễ cây, làm chaamh sự đông kết tủa của dịch tế bào khi gặp lạnh giúp cây chịu lạnh tốt, hình thành các mô tế bào giúp cây cứng cáp.

2. Phân NPK

- Là phân bón hỗn hợp cung cấp đồng thời cả 3 nguyên tố N,P,K, ngoài ra còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng.

 

- Đáp án câu hỏi 1,2,3 mục II trang 54:

1.  

- Phân đạm cung cấp nguyên tố nitrogen (N) cho cây trồng.

- Phân lân cung cấp nguyên tố phosphorus (P) cho cây trồng.

- Phân kali cung cấp nguyên tố kali (potassium, K) cho cây trồng.

- Phân NPK là loại phân bón hỗn hợp, chứa các nguyên tố N, P, K. Ngoài ra, phân NPK còn có thể chứa các nguyên tố trung lượng như Ca, Mg … và nguyên tố vi lượng như Zn, Cu …

2. Với loại đất chua có thể bón Ca2(PO4)2, môi trường acid trong đất giúp phân hủy phân lân, tạo điều kiện cho cây trồng hấp thu và không nên bón phân Ca(H2PO4)2 vì làm tăng độ chua của đất.

3. Vai trò của các nguyên tố vi lượng:

+ Kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất của thực vật

+ Tăng hiệu lực quang hợp, hoạt hóa enzyme.

+ Tăng khả năng quang phân li nước và cân bằng ion…

→ Các nguyên tố vi lượng cây trồng chỉ cần 1 lượng nhỏ nhưng giảm xuống giới hạn cho phép, sự tăng trưởng hoặc phát triển của cây sẽ bị ảnh hưởng.

III. CÁCH SỬ DỤNG PHÂN BÓN

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng phân bón.

  1. Mục tiêu: HS trình bày được ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hóa học đến môi trường, sức khỏe con người và đề xuất được biện pháp làm giảm thiểu ô nhiểm của phân bón.
  2. Nội dung: GV cho HS hoạt động nhóm đôi nêu tác hại của lạm dụng phân bón hóa học; thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi mục III sgk trang 55; thực hành làm phân bón hữu cơ.
  3. Sản phẩm học tập: Tác hại của lạm dụng phân bón hóa học và đáp án câu hỏi mục III sgk trang 55; thành phẩm phân bón hữu cơ.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, đọc nội dung thông tin trong sgk mục III, nêu tác hại của lạm dụng phân bón hóa học.

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi mục III sgk trang 55:

1. Giải thích tại sao cần phải bón phân theo bốn quy tắc: đúng liều, đúng loại, đúng lúc, đúng nơi.

2. Hãy sưu tầm hình ảnh và trình bày về tác hại của việc bón phân không đúng cách.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Cách sử dụng phân bón

- Đáp án câu hỏi nhóm đôi:

Tác hại của lạm dụng phân bón hóa học: Phân bón dư thừa sẽ bị rửa trôi khỏi đất, ngấm vào các mạch ngước ngầm và đi vào sông, hồ, gây ô nhiễm môi trường đất và nước hoặc phân hủy ra khí ammonia, nitrogen oxide gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra phân bón hóa học có thể tồn dư trong thực phẩm gây hại cho sức khỏe con người.

 

- Đáp án câu hỏi mục III sgk trang 55:

1. Để giảm thiểu ô nhiễm cần bón phân đúng cách, không vượt quá khả năng hấp thụ của đất và cây trồng theo bốn quy tắc: đúng liều, đúng loại, đúng lúc, đúng nơi.

+ Bón đúng liều lượng: không bón thiếu, không bón thừa, thường xuyên theo dõi quá trình phát triển của cây trồng, đất đai, biến đổi thời tiết để điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.

+ Bón đúng loại phân: cần căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng, từng loại đất để lựa chọn loại phân phù hợp.

+ Bón đúng lúc: cần chia ra nhiều lần bón và đúng thời điểm cây đang có nhu cầu được cung cấp dinh dưỡng.

+ Bón đúng nơi: để hạn chế phân bị rửa trôi, phân huỷ hoặc làm cây bị tổn thương.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 8 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại được cập nhật liên tục đến 30/01 sẽ có đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác