Soạn giáo án sinh học 8 kết nối tri thức bài 34: Hệ hô hấp ở người
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 sinh học bài 34: Hệ hô hấp ở người sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 34. HỆ HÔ HẤP Ở NGƯỜI
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học, HS sẽ:
- Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp; nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ hô hấp.
- Nêu được một số bệnh về phổi, đường hô hấp và cách phòng chống; vận dụng được hiểu biết về hô hấp để bảo vệ bản thân và gia đình.
- Trình bày được vai trò của việc chống ô nhiễm không khí liên quan đến các bệnh về hô hấp.
- Điều tra được một số bệnh về đường hô hấp trong trường học hoặc tại địa phương.
- Thực hiện được tình huống giả định hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước; thiết kế được áp phích tuyên truyền không hút thuốc lá; đưa ra được quan điểm nền hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp; nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ hô hấp.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
- Tìm hiểu một số bệnh về về phổi, đường hô hấp và cách phòng chống.
- Lập kế hoạch và thực hiện được tình huống giả định hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về hô hấp để bảo vệ bản thân và gia đình.
- Dựa trên kiến thức và hiểu biết về tác hại của thuốc lá đến sức khoẻ, thiết kế được áp phích tuyên truyền không hút thuốc lá; đưa ra được quan điểm nền hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá.
- Phẩm chất
- Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
- Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng, tuyên truyền/ chia sẻ một số biện pháp phòng chống các bệnh về hô hấp, tuyên truyền không hút thuốc lá.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
- Tranh ảnh, video về cấu tạo hệ hô hấp ở người.
- Tranh ảnh, video về tác hại của khói thuốc lá đối với con người.
- Tranh/ video mô tả các thao tác hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước.
- Máy tính, máy chiếu(nếu có).
- Phiếu học tập, mẫu nhật ký hoạt động nhóm, phiếu đánh giá sản phẩm dự án, phiếu đánh giá thực hành, phiếu bài tập.
- Đối với học sinh
- SHS khoa học tự nhiên 8.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi phần khởi động để khơi gợi hứng thú học tập.
- Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS thảo luận đưa ra các phương án trả lời
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại vai trò của hệ hô hấp đối với cơ thể người
- GV đưa ra câu hỏi khởi động trong SGK và yêu cầu HS dự đoán câu trả lời
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS nhớ lại vai trò của hệ hô hấp đối với cơ thể người để trả lời câu hỏi
- HS thảo luận nhóm đưa ra dự đoán cho câu hỏi khởi động trong SGK
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- 1 HS trả lời vai trò của hệ hô hấp đối với cơ thể người, các bạn khác nhận xét và bổ sung.
- 3-5 HS phát biểu đưa ra quan điểm của mình. Các HS khác bổ sung nhận xét
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án: Hệ hô hấp giúp cơ thể lấy khí oxygen từ môi trường và thải khí carbon dioxide ra khỏi cơ thể
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để giải đáp chính xác câu hỏi này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 34. Hệ hô hấp ở người”
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp
- Mục tiêu: Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp; nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ hô hấp.
- Nội dung: Học sinh quan sát video, hình 34.1, 34.2, 34.3 và nghiên cứu thông tin mục I SGK tr 142 tìm hiểu cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp
- Sản phẩm: cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát hình 34.1 đọc thông tin SGK hoàn thành Phiếu học tập sau:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 34.2 nghiên cứu thông tin mục I.2.a mô tả hoạt động của cơ, xương và sự thay đổi thể tích lồng ngực khi cử động hô hấp.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 34.3 nghiên cứu thông tin mục I.2.b trả lời câu hỏi SGK Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin mục I.1, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. - HS thảo luận nhóm quan sát hình ảnh 34.2, 34.3 nghiên cứu thông tin mục I.2 trả lời lần lượt các câu hỏi SGK Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét phần trả lời. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp 1. Cấu tạo của hệ hô hấp (Đáp án phiếu học tập - ghi bên dưới)
2. Chức năng của hệ hô hấp a) Thông khí ở phổi Trả lời câu hỏi Hoạt động của cơ, xương và sự thay đổi thể tích lồng ngực khi cử động hô hấp. * Làm tăng thể tích lồng ngực: + Cơ liên sườn ngoài co → tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu. + Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng. * Làm giảm thể tích lồng ngực: + Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành không co nữa và dãn ra → làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ. + Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác khi thở gắng sức. b) Trao đổi khí ở phổi và tế bào Trả lời câu hỏi 1. Ở phối và các tế bào, chất khí được trao đổi theo cơ chế khuếch tán. + Sự trao đổi khí ở phổi xảy ra giữa máu và phế nang do sự chênh lệch nồng độ của khí O2 và CO2 màng phế nang và màng mao mạch rất mỏng. + Sự trao đổi khí ở tế bào xảy ra giữa máu và tế bào do sự chênh lệch nồng độ của khí O2 và CO2 màng tế bào và màng mao mạch rất mỏng. 2. Mỗi cơ quan trong hệ hô hấp thực hiện một chức năng nhất định nhưng kết hợp lại sẽ đảm bảo chức năng của hệ hô hấp: Mũi ngăn bụi, làm ẩm và làm ấm không khí vào phổi; thanh quản có nắp thanh quản có thể cử động để đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn, ngăn không cho thức ăn đi vào đường dẫn khí; khí quản có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có nhiều lông rung chuyển động liên tục dẫn khí từ ngoài vào và giúp đẩy dị vật ra khỏi đường hô hấp; phế quản và tiểu phế quản dẫn khí vào phổi rồi đến phế nang; phế nang là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí tại phổi, phế nang được bao bọc bởi hệ thống mạch máu dày đặc giúp quá trình trao đổi khí diễn ra được dễ dàng. Kết luận Hệ hô hấp ở người gồm đường dẫn khí và phổi. Trong đường dẫn khí có các tuyến nhầy tiết ra dịch nhầy, có tác dụng cản bụi và tiêu diệt vi khuẩn. Phổi có nhiều phế nang, là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 8 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác