Soạn giáo án vật lí 8 kết nối tri thức bài 28: Sự truyền nhiệt

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 vật lí bài 28: Sự truyền nhiệt sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 28: SỰ TRUYỀN NHIỆT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Tìm được ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt và mô tả sơ lược được sự truyền năng lượng trong mỗi hiện tượng đó.
  • Nếu được cách truyền nhiệt chính trong các môi trường chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không.
  • Phân tích được một số ví dụ về công dụng của vật dẫn nhiệt tốt, vật cách nhiệt tốt.
  • Mô tả được sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính.
  • Biết và giải thích được một cách sơ lược về lợi ích và tác hại của hiệu ứng nhà kính.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung
  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về sự truyền nhiệt
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm về các hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề suất được cách lựa chọn vật liệu dẫn nhiệt, vật liệu cách nhiệt thích hợp cho các đồ dùng trong nhà, loại và màu vải thích hợp cho trang phục theo các điều kiện thời tiết khác nhau. Đề xuất được cách sử dụng năng lượng nhiệt một cách khoa học, tiết kiêm; đưa ra biện pháp cụ thể để làm giảm tác hại của hiệu ứng nhà kính

 

  • Năng lực riêng
  • Thực hiện được thí nghiệm về các hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt
  • Kết hợp được các kiến thức trong đã học về sự truyền nhiệt trong việc giải thích các hiện tượng, lí giải hoặc vận dụng ở các tình huống thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
  • Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8.
  • Bộ thí nghiệm thực hành cho nhóm HS trong các hình 28.1; 28.2; 28.5; 28.8 SGK
  • Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến sự truyền nhiệt

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động để đặt vấn đề cho HS nghiên cứu về sự truyền nhiệt trong các môi trường vật chất khác nhau: rắn, lỏng, khí
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho vấn đề nghiên cứu GV đưa ra
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Theo em năng lượng nhiệt có thể truyền được trong các môi trường nào sau đây: chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không?

- GV yêu cầu HS dựa vào kinh nghiệm thực tế về để trả lời câu hỏi: “Hãy tìm hiện tượng trong thực tế để minh họa cho ý kiến của mình”

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV để HS thảo luận phát biểu ý kiến nhận xét và thông báo để HS biết bài này sẽ giúp các em hiểu đầy đủ về sự truyền năng lượng trong các môi trường vật chất khác nhau: rắn, lỏng, khí. Bài 28: Sự truyền nhiệt

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết sự dẫn nhiệt

  1. Mục tiêu: HS nhận biết và tìm được ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm thực hiện thí nghiệm mô tả ở Hình 28.1 và kết luận về sự dẫn nhiệt
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thí nghiệm về sự dẫn nhiệt
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu nội dung phần thí nghiệm mục I trong SGK – 112, cho biết dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm tìm hiểu sự dẫn nhiệt

- GV chia HS thành 6 đến 8 nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm

+ GV nhắc HS cẩn thận trong quá trình làm thí nghiệm

+ HS tiến hành thí nghiệm trong mục I, thảo luận nhóm và ghi lại nhận xét hiện tượng xảy ra đối với các đinh a, b, c, d, e (video thí nghiệm)

à GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn và động viên các nhóm

- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

- GV giới thiệu cơ chế của sự dẫn nhiệt như SGK, kèm theo ví dụ bằng mô hình

+ Ví dụ bắn bi

+ Ví dụ về sự va chạm của hai con lắc

à GV nhấn mạnh với HS về sự truyền động năng của các vật khi va chạm

- GV yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về dẫn nhiệt

 

- GV kết luận các nội dung trọng tâm về sự dẫn nhiệt cho HS            

- GV giới thiệu về vật dẫn nhiệt tốt, vật cách nhiệt tốt và ý nghĩa của bảng 28.1 SGK

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong phần hoạt động SGK – tr113

Hãy thảo luận về các câu hỏi dưới đây dựa trên việc phân tích công dụng của vật dẫn nhiệt tốt và vật cách nhiệt tốt:

HĐ1. Tại sao chảo được làm bằng kim loại còn cán chảo được làm bằng gỗ hoặc nhựa?

HĐ2. Tại sao nhà mái ngói thì mùa hè mát hơn, mùa đông ấm hơn nhà mái tôn?

HĐ3. Phân tích công dụng dẫn nhiệt tốt, cách nhiệt tốt của từng bộ phận trong một số dụng cụ thường dùng trong gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm thực hành thí nghiệm tìm hiểu về sự dẫn nhiệt

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm về sự dẫn nhiệt

- GV gọi 2 – 3 HS trả lời phần câu hỏi và bài tập trong SGK 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. Dẫn nhiệt

1. Hiện tượng dẫn nhiệt

* Thí nghiệm (SGK – tr112)

- Chuẩn bị

- Tiến hành:

- Kết quả thí nghiệm:

+ Khi đốt nóng thanh AB thì sáp chảy ra, các đinh rơi xuống

+ Đinh rơi xuống do sắp bị thanh đồng nung nóng chảy ra: năng lượng nhiệt đã được đèn truyền vào thanh đồng và truyền từ đầu A tới đầu B của thanh đồng

+ Các đinh rơi xuống lần lượt theo thứ tự từ a đến e

* Kết luận

- Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn khi hai vật tiếp xúc với nhau

-  Cơ chế của sự dẫn nhiệt là sự truyền động năng của chuyển động nhiệt từ các phần tử có động năng lớn sang các phần tử có động năng nhỏ khi va chạm.

2. Vật dẫn nhiệt tố, vật cách nhiệt tốt

- Bảng 28.1 (SGK – tr113)

- Chất rắn dẫn nhiệt tốt, chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém  

Trả lời hoạt động (SGK – 113)

HĐ1. Chảo được làm bằng kim loại là chất dẫn nhiệt tốt, có thể truyền nhiệt nhanh chóng từ ngọn lửa tới thức ăn. Cán chảo được làm bằng gỗ hoặc nhựa là chất cách nhiệt tốt, có tác dụng ngăn nhiệt truyền từ chảo tới tay khi người cầm cán chảo.

HĐ2. Tôn dẫn nhiệt tốt còn ngói và rạ cách nhiệt tốt. Do đó mùa hè, mái ngói và mái rạ ngăn nhiệt năng từ bên ngoài do trời nóng vào trong nhà tốt hơn, giữ cho nhà mát hơn; ngược lại mùa đông, mái ngói và mái rạ ngăn nhiệt năng từ trong nhà truyền ra bên ngoài tốt hơn nền nhà ấm hơn. (VD2)

HĐ3.Ví dụ phân tích bộ phận trong nồi cơm điện gồm:

- Thân nồi thường được thiết kế có 3 lớp:

+ Lớp trong cùng có tác dụng tỏa nhiệt, làm nồi được ấm đều.

+ Lớp tiếp theo là lớp sứ cách nhiệt, chúng có nhiệm vụ giữ nhiệt cho toàn bộ nồi cơm.

+ Ngoài cùng là lớp vỏ, lớp này làm bằng chất liệu nhựa hoặc các chất liệu khác cách nhiệt giúp cách nhiệt với các bộ phận bên trong nồi cơm để bê dễ dàng không bị bỏng và thường được trang trí họa tiết để làm tăng tính thẩm mỹ cho nồi cơm.

- Mâm nhiệt là bộ phận dẫn nhiệt tốt giúp truyền nhiệt đều dưới đáy xoong thì cơm mới chín đều.

- Lõi nồi là bộ phận dẫn nhiệt và có tính chịu nhiệt tốt hơn và thường được phủ lớp chống dính để cơm không bị bám vào, đồng thời giúp quá trình vệ sinh được thuận tiện nhất.

- Bộ phận điều khiển: Bộ phận này gắn liền với nồi cơm, chúng sử dụng rơ le, có tác dụng chuyển đổi từ chế độ nấu sang chế độ giữ ấm hay lựa chọn các chức năng nấu nướng khác.

Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nhận biết sự đối lưu

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu nhận biết về hiện tượng đối lưu trong chất lỏng và chất khí
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm hình 28.2 SGK, rút ra kết luận về sự đối lưu trong chất lỏng và chất khí
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thí nghiệm tìm hiểu về sự đối lưu
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV  - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm hình 28.2 (Video TN a ; Video TN b)

- GV yêu cầu HS giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm

- GV đặt vấn đề về sự đối lưu: Chất lỏng và chất khí (gọi chung là chất lưu) dẫn nhiệt kém. Tuy nhiên, khi đun nóng đáy ống nghiệm thì chỉ sau một thời gian ngắn, tất cả nước trong ống nghiệm đều nóng lên. Hiện tượng này chứng tỏ chất lưu tuy dẫn nhiệt kém nhưng vẫn có thể truyền nhiệt tốt. Vậy, chất lưu truyền nhiệt bằng cách nào?

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm thực hiện thí nghiệm tìm hiểu về sự đối lưu trong chất lỏng (video thí nghiệm 0:07 – 2:54)

à GV hướng dẫn HS cách quan sát, mô tả trước hiện tượng HS có thể quan sát được để giúp các em dễ dàng quan sát hơn

- GV giải thích với HS về cơ chế của sự đối lưu: chất lỏng và chất khí nở ra khi nóng lên, do đó trọng lượng riêng của chất lỏng và chất khí giảm khi nhiệt độ tăng nên phần chất lỏng/ chất khí được làm nóng ở bên dưới sẽ chuyển động dần dần lên phía trên, còn phần nước/ khí ở phía trên có trọng lượng riêng lớn hơn nên sẽ chuyển động xuống dưới. Cứ như vậy tạo thành dòng đối lưu. 

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm tự làm thí nghiệm  và xác định cơ chế của sự đối lưu trong chất khí (Hình 28.4)

- GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi và bài tập mục II.2 SGK – tr114

+ Tại sao khi đốt nến thì cánh quạt trong Hình 28.4 lại quay.

+ Tìm thêm ví dụ về sự đối lưu trong thực tế.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra

- GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện HS của các nhóm lên trình bày kết quả thu được sau thí nghiệm

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo

II. Đối lưu

1. Thí nghiệm (SGK – tr113)

+ Ở hình 28.2a, khi đun nóng nước ở gần miệng ống nghiệm thì hiện tượng truyền nhiệt từ nước sang miếng sáp theo hình thức dẫn nhiệt, mà nước là chất dẫn nhiệt kém nên miếng sáp ở đáy ống nghiệm khó thu được nhiệt độ nhiều để đạt đến nhiệt độ nóng chảy.

+ Ở hình 28.2b, khi đun nóng nước ở đáy ống nghiệm thì hiện tượng truyền nhiệt từ nước sang miếng sáp theo một hình thức khác nên làm miếng sáp ở miệng ống nghiệm thu được nhiệt độ nhiều hơn và nhanh chóng đạt được nhiệt độ nóng chảy.

2. Sự truyền nhiệt bằng đối lưu

*Thí nghiệm (Hình 28.3 – SGK)

* Kết luận

Đối lưu là sự truyền năng lượng bằng các dòng chất lưu di chuyển từ vùng nóng hơn lên vùng lạnh hơn trong chất lưu

* Trả lời câu hỏi (SGK – tr114)

C1. Khi đốt nến thì cánh quạt quay vì không khí gần đèn nhận được nhiệt năng từ đèn, nóng lên, nở ra và nhẹ đi (trọng lượng riêng giảm) nên chuyển động lên trên tác dụng lực vào cánh quạt làm nó quay

C2. Ví dụ về sự đối lưu trong thực tế.

- Đun nước sôi trong ấm: Khi đun nước, dòng nước bên dưới nhận được năng lượng sẽ nóng lên, nở ra, nhẹ đi và đi lên phía trên, phần nước ở phía trên lạnh và nặng hơn nên đi xuống dưới. Cứ như thế tạo thành dòng đối lưu, làm toàn bộ nước trong ấm nóng lên.

- Điều hòa làm mát không khí thường lắp ở phía trên cao để khi điều hòa tạo ra khí mát  có khối lượng riêng lớn hơn không khí thường di chuyển xuống dưới chiếm chỗ lớp không khí thường và đẩy lớp không khí thường nhẹ hơn bay lên trên, cứ như thế tạo thành dòng đối lưu, làm mát cả căn phòng.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nhận biết hiện tượng bức xạ nhiệt

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được các hiện tượng bức xạ nhiệt trong đời sống
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm hình 28.5 SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi tìm hiểu về hiện tượng bức xạ nhiệt
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thí nghiệm tìm hiểu về hiện tượng bức xạ nhiệt
  4. Tổ chức hoạt động:

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 8 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận kì I + 1/2 kì II
  • Phần còn lại được cập nhật liên tục đến 30/01 sẽ có đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác